Thứ hai, Tháng mười hai 23, 2024
No menu items!
Homec/Tài LiệuBài Học Kinh ThánhBài 274 - Ý nghĩa của báp-tem

Bài 274 – Ý nghĩa của báp-tem

Đọc 1 Phi-e-rơ 3:19-22

19bởi tâm linh đó, Ngài đã đi giảng cho các tâm linh bị tù,

20là những kẻ thuở trước không vâng phục Đức Chúa Trời, khi Ngài nhẫn nhục chờ đợi trong thời Nô-ê, suốt thời gian chiếc tàu được đóng. Trong tàu chỉ một số ít, tổng số là tám người, được cứu khỏi nước.

21Báp-têm ngày nay là biểu tượng của điều đó để cứu anh em; báp-têm không phải là sự cất bỏ ô uế khỏi thân thể, mà là lời nguyện ước với Đức Chúa Trời từ một lương tâm trong sáng, qua sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ,

22là Đấng đã lên trời, đang ngự bên phải Đức Chúa Trời, được các thiên sứ, các chủ quyền và mọi thế lực suy phục.

Câu căn bản: Báp-tem ngày nay là biểu tượng của điều đó để cứu anh em; báp-tem không phải là sự cất bỏ ô uế khỏi thân thể, mà là lời nguyện ước với Đức Chúa Trời từ một lương tâm trong sáng, qua sự sống lại của Chúa Cứu Thế Giê-xu.  Câu 21.

Suy niệm: Câu 19-20 là hai câu khó giải trong Kinh Tân Ước. Câu hỏi đặt ra là:

  1. Ai là các tâm linh bị tù?
  2. Chúa Giê-xu đi giảng khi nào?

Các tâm linh bị tù được sứ đồ Phi-e-rơ giải thích trong 2 Phi-e-rơ 2:4-5, là các thiên sứ phạm tội. Tuy nhiên trong trường hợp Nô-ê thì lại là những người vô đạo bị bỏ lại trong đại hồng thủy.

Người ta giải thích rằng Chúa Giê-xu sau khi phục sinh Chúa đã công bố việc đắc thắng tử thần cho các thiên sứ bị tù.

Sứ đồ Phi-e-rơ nhắc lại việc Nô-ê đóng tàu và việc tám người được cứu để giải thích về biểu tượng báp-tem. Câu căn bản trên đây cho biết rằng:  Báp tem là một cuộc giao ước của người tin Chúa, nhân danh Chúa Giê-xu phục sinh, với Đức Chúa Trời, chứ không phải là phép rửa tội. Cũng như chiếc nhẫn cưới biểu tượng cho giao ước hôn nhân của một người nam và một người nữ.

Nguyễn Sinh

RELATED ARTICLES
Theo dõi trangspot_img

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN