Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
No menu items!
spot_imgspot_imgspot_imgspot_img

Bài 160 – Gương tốt

Đọc Kinh Thánh: 2 Tê-sa-lô-ni-ca  3:6-15

6Thưa anh em, nhân danh Chúa chúng ta là Đức Chúa Jêsus Christ, chúng tôi khuyên anh em phải xa lánh bất cứ người anh em nào sống bê tha, không theo các điều dạy dỗ mà anh em đã nhận từ chúng tôi.

7Bởi chính anh em biết phải làm sao để noi gương chúng tôi; vì khi ở với anh em, chúng tôi không sống bê tha,

8chẳng ăn bám của ai. Trái lại, chúng tôi đêm ngày làm lụng vất vả, khó nhọc, để không làm gánh nặng cho một người nào trong anh em.

9Không phải chúng tôi không có quyền hưởng trợ cấp, nhưng muốn làm gương để anh em noi theo.

10Ngay khi còn ở với anh em, chúng tôi cũng đã khuyên bảo anh em rằng: Nếu ai không muốn làm việc, thì cũng đừng ăn.

11Vì chúng tôi nghe rằng trong anh em có người sống lười biếng, không chịu làm việc mà lại hay xen vào chuyện người khác.

12Trong Chúa là Đức Chúa Jêsus Christ, chúng tôi truyền bảo và khuyên nài những người đó phải yên lặng làm việc để nuôi sống chính mình.

13Thưa anh em, chớ nản lòng khi làm việc thiện.

14Nếu có ai không vâng theo điều chúng tôi nói trong thư nầy, hãy lưu ý và đừng giao du với họ, để họ biết hổ thẹn.

15Tuy nhiên, đừng xem họ như kẻ thù; trái lại, hãy khuyên nhủ như anh em vậy.

Suy niệm:

Đây là những lời dạy rất thực tế về việc kết bạn và sinh hoạt trong xã hội.

Sứ đồ Phao-lô dạy: phải xa lánh. Chứ không phải chống đối.

Người tin Chúa cần xét kỹ những người xung quanh mình,  mặc dù là anh chị em cả, nhưng thỉnh thoảng cũng có người cần phải tránh, để không bị ảnh hưởng xấu, hoặc là bị xui giục làm những việc sai phạm.

Những người cần tránh xa đây là những người không biết tu đức hạnh, không tuân giữ lời dạy của các sứ đồ. Một trong những nguyên tắc giáo dục căn bản là bắt chước. Thực ra học tức là bắt chước.  Từ bắt chước nghe dường như không hay, nhưng bắt chước có nghĩa là theo một mẫu nào đó và làm giống y hệt.  Người học bất cứ môn học nào đều cần có mẫu mực để bắt chước.  Có thể là một định luật, một nguyên tắc hay một phương pháp cần phải biết, nhớ và thực hành.  Trong Chúa cũng vậy.

Nhiều lần sứ đồ Phao-lô đã dạy là ông đã theo gương Chúa Giê-xu và các tín hữu cũng nên theo gương của ông.  Trong phần Kinh Thánh này sứ đồ Phao-lô đặc biệt nói về gương xấu lười biếng bvà không sống theo lời đã được dạy bảo của một số người, ông bảo các tín hữu đừng theo gương xấu, nhưng hãy nhìn vào đời sống của những người dạy họ về đạo.

Trước tiên, những người lãnh đạo không ăn ở sái bậy, nghĩa là không làm biếng và ăn bám vào người khác.  Ta nên nhớ rằng sứ đồ Phao-lô mặc dù đi truyền giáo nhưng vẫn làm nghề may trại để tự túc.

8chẳng ăn bám của ai. Trái lại, chúng tôi đêm ngày làm lụng vất vả, khó nhọc, để không làm gánh nặng cho một người nào trong anh em.

Câu 9 dạy rằng: 9Không phải chúng tôi không có quyền hưởng trợ cấp, nhưng muốn làm gương để anh em noi theo.

Khi ấy Hội thánh chưa có tổ chức quy mô, cũng chưa có nhà thờ hay hệ thống tài chính, vì vậy việc quên góp là để lo cho những việc cứu tế khẩn cấp.  Các nhà truyền giáo có thể được các tín hữu cho ăn ở tại nhà nhưng không có lương tiền như hiện đại.  Trong thời đại chúng ta, các người lãnh đạo cần nhiều thời gian để chăm sóc dân Chúa hơn, nên Hội Thánh phải cung cứng nhu cầu để các việc ấy được chu toàn. Con dân Chúa không nên đặt điều kiện là mục sư hay truyền đạo phải làm việc như mọi người, nhưng nếu những vị này không muốn trở thành gáng nặng, hoặc có khả năng tự túc thì cũng là điều đáng khuyến khích và là gương tốt.

Câu 11 và 12 ghi thêm:

11Vì chúng tôi nghe rằng trong anh em có người sống lười biếng, không chịu làm việc mà lại hay xen vào chuyện người khác.

12Trong Chúa là Đức Chúa Jêsus Christ, chúng tôi truyền bảo và khuyên nài những người đó phải yên lặng làm việc để nuôi sống chính mình.

Đây chính là lý do mà sứ đồ Phao-lô viết những câu này. Ông nhận thấy trong Hội thánh có một số người không lo làm việc mà chỉ lo các việc vô ích khác và làm phiền cho người khác.

Câu 13 dạy thêm: 13Thưa anh em, chớ nản lòng khi làm việc thiện.

Lời khuyên này nhắm vào những người rỗi việc hay xen vào chuyện của người khác vào gây tác hại.  Hãy lo làm việc thiện lành, vì lúc nào cũng sẵn có.

Hai câu 14 và 15 dạy về cách đối xử với những thành phần vô kỷ luật: 14Nếu có ai không vâng theo điều chúng tôi nói trong thư nầy, hãy lưu ý và đừng giao du với họ, để họ biết hổ thẹn.

15Tuy nhiên, đừng xem họ như kẻ thù; trái lại, hãy khuyên nhủ như anh em vậy.

Thi hành kỷ luật trong Hội thánh vô cùng khó khăn, nhất là khi Hội Thánh có tiếng là phải thương yêu cứu giúp mọi người. Nhưng vì đã gọi là Hội thánh thì không thể có các thành phần không xứng đáng trong đó.

Câu 14 nêu lên một phương pháp kỉ luật mà Hội thánh chung trên thế giới còn áp dụng: đó là không giao thông hay dứt phép thông công (TL) hay tuyệt thông (CG). Kỷ luật này được áp dụng cho những kẻ phạm một trong mười điều răn cấm của Chúa. Riêng trong trường hợp sống vô kỷ luật và lười biếng thì Hội thánh không khai trừ hay ném bỏ, nhưng hi vọng kẻ lầm lỗi ăn năn.

Đây cũng là điều cần áp dụng cho mọi trường hợp Hội thánh phải thi hành kỷ luật, vì như thế mới tạo dịp cho người mắc tội trở lại và cứu linh hồn họ.

Nguyễn Sinh

RELATED ARTICLES
Theo dõi trangspot_img

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN