Thứ ba, Tháng mười một 12, 2024
No menu items!
spot_imgspot_imgspot_imgspot_img
Homec/Tài LiệuBài Học Kinh ThánhBài 164 - Ý nghĩa của các thử thách khó khăn

Bài 164 – Ý nghĩa của các thử thách khó khăn

Đọc Kinh Thánh: Gia-cơ 1:2-4

2Thưa anh em của tôi, hãy xem sự thử thách trăm chiều xảy đến cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn,

3vì biết rằng sự thử thách đức tin anh em sinh ra kiên nhẫn.

4Nhưng sự kiên nhẫn phải phát huy hết hiệu lực của nó, để chính anh em được trưởng thành, hoàn hảo, không thiếu sót điều gì.

Suy niệm:  Thánh nhân Gióp trong Kinh Thánh được kể như là người bị thử thách khó khăn bậc nhất, đã nói sau khi khuynh gia bại sản:

10Nhưng Chúa biết con đường tôi đi,

Khi Ngài đã rèn luyện tôi, tôi sẽ ra như vàng.

Gióp 23:10

Ông Gióp không coi sự chết mất con cái, bị cướp bóc tài sản, và ngay thương tích trên thân xác là niềm vui, nhưng ông nhìn vào tương lai của đời mình và thấy ý nghĩa của các thử thách đó.

Giô-sép ngày xưa khi xác nhận mình trước mặt các anh, là những kẻ mưu toan trừ diệt mình khi trước, đã nói:

20Các anh định hại tôi, nhưng Đức Chúa Trời lại định cho nó thành điều lành để thực hiện việc đang xảy ra hôm nay, tức là bảo tồn sự sống cho bao nhiêu người.

Sáng Thế ký 50:20. Giô-sép đã giải thích việc Chúa làm ngược lại mọi mưu toan trừ diệt ông của những người anh độc ác.

Thánh nhân Gióp và Giô-sép không coi những thử thách trong đời mình là niềm vui, nhưng đã hiểu ý nghĩa của các sự việc này theo cái nhìn hữu ích do Chúa tạo nên. Chính vì vậy mà họ không tuyệt vọng.

Gia cơ thì dạy:  Phải coi tất cả những thử thách khó khăn trong đời như là điều vui mừng trọn vẹn.

Vui mừng trọn vẹn trong ý nghĩa của Gia-cơ cũng là hiểu rõ ý nghĩa tích cực của các thử thách khó khăn xảy đến cho mình.

Chúng ta ngày nay cũng vậy, hãy vững tin nơi đức nhân từ thương xót của Chúa, và chờ đợi cho hiểu rõ mọi ý định của Chúa khi cho chúng ta gặp thử thách.  Đó chính là niềm vui mà Gia-cơ đề cập đến ở đây.

Mục đích của các thử thách khó khăn

Gia-cơ 1:3-8

3vì biết rằng sự thử thách đức tin anh em sinh ra kiên nhẫn.

4Nhưng sự kiên nhẫn phải phát huy hết hiệu lực của nó, để chính anh em được trưởng thành, hoàn hảo, không thiếu sót điều gì.

5Nếu người nào trong anh em thiếu sự khôn ngoan, hãy cầu xin Đức Chúa Trời thì Ngài sẽ ban cho, vì Đức Chúa Trời là Đấng ban cho mọi người cách rộng rãi, không lời phiền trách.

6Nhưng phải cầu xin bằng đức tin, không chút nghi ngờ, vì kẻ hay nghi ngờ giống như sóng biển, bị gió dập dồi và cuốn đi đây đó.

7Người như thế đừng tưởng mình sẽ nhận được điều gì từ nơi Chúa,

8vì đó là một người phân tâm, không ổn định trong mọi đường lối của mình.

Gia-cơ nói đến một đức tính do sự thử thách đức tin sinh ra, đó là sự nhịn nhục hay kiên nhẫn.

Sứ đồ Phi-e-rơ cũng từng nói rằng:

6Hãy vui mừng về điều ấy, dù bây giờ anh em còn chịu đau buồn trong ít lâu bởi muôn vàn thử thách;

7để đức tin của anh em sau khi được thử nghiệm sẽ quý hơn vàng — dù vàng đã được thử lửa, vẫn có thể hư hoại — đem lại sự ca ngợi, vinh quang và tôn trọng khi Đức Chúa Jêsus Christ hiện đến.

1 Phi-e-rơ 1:6-7.

Nhịn nhục hay kiên nhẫn trong thử thách đức tin sẽ làm cho con dân Chúa được bền vững trong đức tin và hi vọng nơi Chúa.

Tuy nhiên, trong thử thách, người tin Chúa cũng cần khôn ngoan để biết quyết định lựa chọn hành động sao cho đúng và theo đường hướng của Chúa. Con dân Chúa sẽ phải dành nhiều thời gian cầu xin Chúa ban khôn ngoan trong lúc gặp khó khăn.  Chúa sẽ ban khôn ngoan cho những ai vững tin nơi Chúa, không dao động và không theo ý riêng.

Như vậy, khi gặp thử thách khó khăn, người tin Chúa có thêm nhịn nhục, kiên nhẫn, hết lòng tin Chúa và xin Chúa ban khôn ngoan để chịu đựng và quyết định.

Qua các thử thách, người tin Chúa trưởng thành hơn và không ngã lòng dù gặp nhiều trở lực khác trên đường theo Chúa.

Nguyễn Sinh

RELATED ARTICLES
Theo dõi trangspot_img

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN