Thứ sáu, Tháng mười một 8, 2024
No menu items!
spot_imgspot_imgspot_imgspot_img
Homec/Tài LiệuBài Học Kinh ThánhBài 206 - Đức thánh khiết của Đức Chúa Trời (tiếp theo)

Bài 206 – Đức thánh khiết của Đức Chúa Trời (tiếp theo)

Đọc Kinh Thánh:  1Giăng 1:5

5Đây là sứ điệp chúng tôi đã nghe nơi Ngài và công bố cho anh em: Đức Chúa Trời là ánh sáng, trong Ngài không có bất cứ bóng tối nào.

Suy niệm:  Nói về Thiên Chúa hay Thượng Đế ta không khởi đầu bằng quyền năng hay sự vĩ đại của Ngài, mặc dù những điều đó hoàn toàn chân xác.  Ta cũng không khởi đầu với tri thức của Chúa, mặc dù đó là chính yếu, chúng ta cũng không khởi đầu  với tình thương nữa.  Trước khi muốn nói về tình thương, đức nhân hậu và thương xót của Chúa chúng ta phải nói đến đức thánh khiết của Thiên Chúa hay Đức Chúa Trời.

Sứ đồ Giăng nói rằng Đức Chúa Trời là ánh sáng.  Ánh sáng chủ yếu biểu hiệu cho Thánh Khiết – thánh khiết tuyệt đối.

Trước tiên, muốn hiểu được kế hoạch cứu rỗi nhân loại, ta cần khởi đầu với đức thánh khiết của Chúa. Sự cứu rỗi ấy chỉ có thể có được nhờ cái chết hi sinh của Con Ngài là Giê-xu trên thập giá.

Nếu Thiên Chúa chỉ thương yêu, nhân từ, thương xót không thôi thì khi loài người phạm tội, Chúa chỉ cần tha thứ là đủ. Nhưng thập tự giá phải là tâm điểm của tất cả, vì không có cái chết hi sinh đó Thiên Chúa không thể nào tha thứ được.

Thiên Chúa là ánh sáng,  trong Ngài không có bóng tối nào cả.  Nghĩa là Thiên Chúa rất mực công chính và thánh thiện.  Vì bản chất thánh khiết tinh ròng như thế Thiên Chúa không thể nhìn vào tội ác được.  Chính vì đức thánh khiết mà Thiên Chúa đòi hỏi phải có thập tự giá, phải có sự đền tội để thỏa mãn đức thánh khiết của Chúa.

Các nhà thần học tự do ngày nay đả phá thập tự giá, vì họ đã khởi đầu giảng truyền về tình thương của Chúa, mà không khởi đầu với đức thánh khiết của Ngài.. Chính vì họ đã quên bản chất của Thiên Chúa là thánh khiết.  Thiên Chúa chỉ có thể tha thứ tội khi Ngài đối đãi với tội trong đức tính thánh khiết của Ngài, đó là tội ác phải được đền bù, đó là cách Chúa đã thực hiện trên thập tự giá.

Như vậy, phải khởi đầu với đức thánh khiết của Thiên Chúa, nếu không chương trình cứu chuộc, kế hoạch cứu rỗi sẽ trở thành vô nghĩa và một số các giáo lý cơ bản cũng sẽ trở thành vô mục đích. Nhưng nếu ta khởi đầu với đức thánh khiết của Chúa, ta thấy rằng vì đức thánh khiết của Thiên Chúa mà Chúa Giê-xu phải nhập thế, thập tự giá phải là tâm điểm, rồi việc Chúa Giê-xu phục sinh và Đức Thánh Linh ngự xuống đều mang những ý nghĩa thật rõ ràng. Vì Thiên Chúa thánh khiết, nên mọi sự việc xảy ra trước mắt Ngài phải công chính, công bằng và chính đáng.

Khi ta khởi đầu với đức thánh khiết của Chúa, ta sẽ thấy tất cả những lời tuyên bố giả tạo về tương giao với Chúa bị lộ tẩy ngay.  Không có gì phơi bày giả trá mạnh cho bằng đối diện với một Thiên Chúa thánh khiết.  Thiên Chúa Thượng đế là ánh sáng và bất cứ cuộc tương giao nào không đúng sẽ được phơi bày trong ánh sáng đó.

Khi khởi đầu với đức thánh khiết của Chúa,ta còn tránh được thái độ trách Chúa và chỉ trích Ngài trong những hoàn cảnh khó khăn và nhiều yêu cầu cấp thiết nữa

Ta sẽ không còn đặt những câu hỏi ấu trĩ như:

Tại sao Chúa làm như vậy ? Tại sao Chúa không can thiệp và để cho việc này việc nọ xảy ra?

Thiên Chúa là ánh sáng, trong Ngài không có bóng tối nào cả, nên bất cứ điều gì xảy ra cho tôi cũng không phải có điều gì thiếu sót trong Chúa, vì Chúa là thánh khiết toàn vẹn, tôi chỉ nên yên lặng để cho Chúa hành động. Mỗi khi ta đến với Chúa,nên tự nhắc mình rằng Chúa là ánh sáng thánh khiết, ta không thể ra mắt Chúa khi tội ác vấn vương hay có gì gian trá.

Nguyễn Sinh

RELATED ARTICLES
Theo dõi trangspot_img

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN