Thứ Sáu, Tháng Năm 10, 2024
No menu items!
spot_imgspot_imgspot_imgspot_img

Bài 213 – Tội

Đọc Kinh Thánh: 1 Giăng 2:1-2

1Hỡi các con bé nhỏ của ta, ta viết cho các con những điều nầy để các con không phạm tội. Nhưng nếu có ai phạm tội thì chúng ta có Đấng biện hộ với Đức Chúa Cha là Đức Chúa Jêsus Christ, Đấng công chính.

2Chính Ngài là tế lễ chuộc tội chúng ta, không những vì tội của chúng ta mà thôi, nhưng còn vì tội của cả thế gian nữa.

Suy niệm: Tất cả chúng ta đều có khuynh hướng trở thành nạn nhân của hoàn cảnh, ngẫu nhiên và bất ngờ, và như thế cứ sống ngày này qua ngày khác trong cảm nghĩ khó chịu, lo âu,  và rồi cố gắng bỏ đi hay quên đi, sau đó lại trở về đúng tình trạng như trước. Nói như thế, nghĩa là thỉnh thoảng ta thấy có một cái gì đó sai,  nhưng lại chỉ chú trọng vào chi tiết mà không để tâm đến điều chính yếu.  Kết quả là sự việc cứ như cũ, không hề đổi thay mảy may nào cả.

Kinh Thánh rất quan tâm về chuyện ấy và cũng có cách giải quyết vấn đề.

Theo Kinh Thánh, một điều quan trọng mà ta cần quan tâm khi nghĩ về cuộc đời mình, là ta phải sòng phẳng với Chúa. Kinh Thánh nhìn vào nhân sinh và dường như nói rằng: “Lối sống như thế cũng được, nhưng sẽ không đem lại lợi ích nào cả vì đã quên điều căn bản.  Nhân sinh lo chữa chạy các triệu chứng ở đằng ngọn, nhưng lại bỏ quên nan đề nằm ở dưới gốc.”

Chính vì vậy mà Kinh Thánh luôn luôn đưa chúng ta trở về cái gốc của vấn đề đó là:  Mối tương giao của nhân sinh đối với Đấng Tạo Hoá.

Kinh Thánh khẳng định rằng:   nếu chúng ta sống với Chúa, chúng ta sẽ nhìn thẳng vào tương lai mà nói rằng: “Dù có gì chăng nữa, linh hồn ta vẫn an vui.”  Chúng ta không thay đổi được hoàn cảnh, nhưng con người của chúng ta thay đổi để ứng xử đúng cách và làm chủ hoàn cảnh.

Thư của sứ đồ Giăng có lẽ được viết ra khoảng năm 85, lúc ấy ông Giăng đã già lắm.  Lối xưng hô của ông chứng tỏ điểm này. Ông viết:  1Hỡi các con bé nhỏ của ta. Nhưng không phải cho trẻ em mà cho các tín hữu người lớn trong các Hội Thánh.  Đối với ông, những tín hữu ấy như trẻ thơ. Ông từng dạy đạo cho họ, bây giờ ông đã già, muốn nhắn nhủ đàn hậu sinh về những khó khăn, nguy cơ, thử thách mà họ sẽ phải chịu đựng khi ông vắng mặt.

Ông viết: 1Hỡi các con bé nhỏ của ta, ta viết cho các con những điều nầy để các con không phạm tội. Nhưng nếu có ai phạm tội thì chúng ta có Đấng biện hộ với Đức Chúa Cha là Đức Chúa Jêsus Christ, Đấng công chính.

2Chính Ngài là tế lễ chuộc tội chúng ta, không những vì tội của chúng ta mà thôi, nhưng còn vì tội của cả thế gian nữa.

 Khi sứ đồ Giăng nghĩ đến những học trò của mình, ông thấy có hai nguy cơ mà người tin Cvhúa luôn luôn phải đối diện: Thứ nhất là sự tự mãn,  và thứ hai, đối nghịch lại:  sự tuyệt vọng.  Hay nói khác đi, một bên là thỏa hợp, một bên là chán nản.  Nan đề của đời người lúc nào cũng lởn vởn ở khoảng giữa hai thái cực này. Làm thế nào giữ được quân bình, nghĩa là tích cực, mánh mẽ, xác định, tránh được hai thái cựa kể trên? Sứ đồ Giăng đưa ra một giải pháp. Sứ điệp của ông Giăng có hai phần:

Mệnh lệnh và lời an ủi

Thúc giục và khuyến khích

Mục tiêu và lời hứa.

Những gì tôi và bạn phải làm và những gì Chúa luôn luôn sẵn sàng làm cho chúng ta căn cứ vào ân sủng vô hạn của Ngài.

Sứ đồ Giăng dường như nhắn nhủ những người ở lại rằng: “Ta sẽ qua đời, không ở với các con nữa, nhưng điều ta muốn các con không quên là phải luôn bước đi với Chúa, và giữ mãi quan hệ với Ngài. Nếu các con làm được như vậy thì có gì xảy ra cho các con cũng không quan trọng nữa.”

Làm thế nào thực hiện?

Sứ đồ Giăng dạy và ra lệnh: 1Hỡi các con bé nhỏ của ta, ta viết cho các con những điều nầy để các con không phạm tội.

Nếu muốn biết Chúa và duy trì quan hệ với Ngài thì đừng phạm tội.

Nhưng ‘Không phạm tội’ nghĩa là gì?

Muốn trả lời câu hỏi này, ta cần trở lại câu hỏi căn bản, nghe như ấu trĩ, đó là: Tội là gì? Tại sao ta cần tránh phạm tội?

Tội là bất tuân luật thánh mà Chúa đã mạc khải cho. Tội là những gì Kinh Thánh lên án. Tội cũng có nghĩa là không theo lương tâm cáo trách nữa.

Kinh Thánh còn dạy trong thư Cô-lô-se 3:5-9 rằng:

5Vậy hãy giết chết những dục vọng trần tục như gian dâm, bất khiết, tình dục dâm đãng, ước muốn xấu xa và tham lam; vì tham lam là một hình thức thờ hình tượng;

6bởi những điều nầy, cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời giáng trên những con không vâng phục.

7Lúc trước, anh em đã từng sống trong những điều nầy và cư xử như vậy.

8Nhưng bây giờ, hãy từ bỏ tất cả những điều ấy, tức là thịnh nộ, buồn giận, độc ác, phạm thượng, và lời nói tục tĩu từ miệng anh em.

9Chớ nói dối nhau vì đã lột bỏ người cũ cùng các công việc của nó

Nói tổng quát hơn, tội là đời sống ta bị chế ngự bằng những ước vọng chứ không bằng sự chân thật.

Ngày nay người ta không còn ưa sự thật nữa , và tự do làm những gì họ muốn làm.

Nếu bị hỏi, người ta sẽ đáp lại:  “Tại sao lại không? Sợ gì mà không làm?”

Câu nói như thế tiêu biểu cho tinh thần vô kỉ luật chế ngự bởi các ý muốn xấu xa, tham dục , tình dục chứ không do chân lý, sự thật thúc đẩy, nghĩa là không do sự biện biệt điều gì là phải, điều gì là trái nữa rồi.

Lúc ấy con người bị thế gian làm chủ, sống theo thế gian, có thái độ của thế gian. Tội là sống như Thiên Chúa không tồn tại coi con người có  toàn quyền định đoạt và làm chủa toàn thể vũ trụ.

Về phương diện tích cực, chúng ta là những người đi trong ánh sáng sẽ không bằng lòng chỉ nhìn vấn đề tội theo hướng tiêu cực, vì cách tốt nhất để tránh phạm tội là sống đời sống tích cực, nghĩa là bước đi trong ánh sáng. Nói khác đi là sống cho Chúa và vinh quang của Ngài.

Các câu hỏi cần đặt ra là:

Chúa muốn như thế nào?

Ý Chúa về việc này ra sao?

Chúa đã mạc khải thế nào về chính Ngài và mục đích của Ngài?

Nguyễn Sinh

RELATED ARTICLES
Theo dõi trangspot_img

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN