Thứ Ba, Tháng Ba 19, 2024
No menu items!
spot_imgspot_imgspot_imgspot_img
Homec/Tài LiệuBài Học Kinh ThánhBài 3: Đức Chúa Trời Rất Vĩ Đại

Bài 3: Đức Chúa Trời Rất Vĩ Đại

PHƯƠNG PHÁP CẦU NGUYỆN

Bài 3: Đức Chúa Trời Rất Vĩ Đại

Đức Chúa Trời là một thần linh như tất cả các thần thánh mà người ta tôn thờ chăng? Nếu Chúa mà chúng ta kêu cầu hay tin cậy không hiệu nghiệm thì có phải vì Chúa quá nhỏ bé chăng? Nói như thế là cho rằng thần linh mà chúng ta thờ phượng rất nhỏ. Khi chúng ta nói: “Chúa của tôi”, hay xưng hô với Chúa: “Lạy Chúa…” thì ta có hàm ý gì?  Sứ đồ Phao-lô nói rằng: Đức Chúa Trời tôi sẽ làm cho đầy đủ mọi sự cần dùng của anh em y theo sự giàu có của Ngài ở nơi vinh hiển trong Đức Chúa Jêsus Christ (Phi-líp 4:19). Nghĩa là Đức Chúa Trời mà Phao-lô tin tưởng rất vĩ đại về ba phương diện:

  1. Chúa không bao giờ để cho ta tuyệt vọng.

Phao-lô bảo: Đức Chúa Trời của tôi sẽ cung cấp đầy đủ mọi nhu cầu cho anh em. Tác giả Thi Thiên, vua Đa-vít viết: Chúa là Đấng chăn giữ tôi, tôi sẽ chẳng thiếu thốn gì. Nghĩa là không có gì xẩy ra cho ta mà Chúa không thể giải quyết. Chúng ta theo dõi những người có nhu cầu đến với Chúa.  Không ai nói rằng: Chúa làm cho tôi thất vọng.  Nhưng gần như ai cũng nói: Chúa đã nâng đỡ tôi, Chúa cứu tôi.

Mở Kinh Thánh ra ta cũng thấy ghi lại những lời nói về sự quan phòng của Chúa. Như Thi Thiên 37:25  nhận xét: Trước tôi trẻ, rày đã già, Nhưng chẳng hề thấy người công bình bị bỏ, Hay là dòng dõi người đi ăn mày.

Khi Đức Chúa Trời của tôi lớn hơn các nhu cầu của tôi, có nghĩa là sợ hãi, kinh hoàng của đời tôi đã bị bỏ đi. Nói như thế không có nghĩa là đường ta đi sẽ không bao giờ có vấn đề, nhưng nghĩa là Chúa sẽ cung ứng sức mạnh và tài nguyên chúng ta cần để đối phó với hoàn cảnh. Chúa không bao giờ để cho ta thất vọng.

Khi nào ta thấy ai cảm thấy Chúa để cho mình thất vọng, hãy quan sát cho kỹ hơn sẽ thấy rằng người ấy hạ thấp Chúa xuống. Ma-la-chi 3:10 có lời hứa rõ ràng của Chúa về việc dâng hiến như sau: Các ngươi hãy đem hết thảy phần mười vào kho, hầu cho có lương thực trong nhà ta; và từ nay các ngươi khá lấy điều nầy mà thử ta, Đức Giê-hô-va vạn quân phán, xem ta có mở các cửa sổ trên trời cho các ngươi, đổ phước xuống cho các ngươi đến nỗi không chỗ chứa chăng!

Nhưng vẫn có nhiều người không tin rằng Chúa giữ lời hứa. Chúa của họ không lớn bằng một phần mười lợi tức của họ. Câu hỏi đặt ra là: Chúa của bạn lớn không? Chúa của bạn có lớn đủ để cung ứng mọi nhu cầu của bạn chăng? Hay là bạn vẫn lo rằng hôm nay vui thế nhưng ngày mai ra sao đây?

Nên nhớ rằng Chúa rất vĩ đại và đủ sức mạnh để cung ứng mọi nhu cầu của bạn, Chúa không để cho bạn thất vọng đâu.

  1. Nhưng Chúa cũng không bao giờ chiều đãi bạn quá đâu.

Khi Chúa tạo dựng nên vũ trụ này, Ngài cũng đặt những luật cho vũ trụ vận hành. Như trái đất vẫn xoay quanh mặt trời và trọng lực vẫn còn duy trì.

Trong nhân loại cũng vậy, Chúa có những nguyên lý cho đời sống – yêu tốt hơn ghét, thánh khiết hơn tội ác, tốt lành hơn xấu xa.  Nhưng con người chúng ta dường như không thích bị những nguyên lý này ràng buộc.  Vì thế, thay vì sống  theo luật lệ của Chúa, chúng ta thu nhỏ Chúa lại cho ngang tầm với chúng ta. Nghĩa là chúng ta đi đến chỗ cho rằng Chúa quá nhỏ không làm chủ cuộc đời chúng ta được.

Nhiều người còn có ý niệm rằng Chúa là một vị tiên ông rất già như các chuyện thần tiên và rất xa vời với con người.

Ngay trong gia đình, con cái nhiều khi cũng xem cha mẹ như quá già và không còn am hỉểu sự đời như họ nữa. Người ta bảo rằng con trẻ vào lúc sáu tuổi nêu lên tất cả những thắc mắc về cuộc đời và đến 18 tuổi làm như biết tất cả các câu giải đáp. Ai cũng có một thời cho là mình khôn hơn cha mẹ, nhưng không hẳn sự thật là như thế.

Có người sống quá quen với tôn giáo đến nỗi không thấy quyền năng nào cả ngoài ra những uy quyền của các chức sắc trong tôn giáo. Hơn nữa với khoa học và kỹ thuật tiến bộ, người ta cho rằng vấn đề tin Chúa và quyền năng của Chúa hay phép lạ đã lùi hẳn vào quá khứ xa xôi, hay ngạo mạn hơn cho rằng “Chúa” đã lỗi thời. Thay vì tuân giữ và tôn trọng ý chỉ của Chúa, con người gạt Chúa sang một bên và tự đặt ra những quy luật và lối xử thế riêng cho mình. Nói khác đi người ta công nhận Chúa hiện hữu nhưng không ý thức về uy quyền của Ngài.

Chúng ta vừa nói rằng: 1.  Chúa không bao giờ để cho ta tuyệt vọng. 2. Chúa không bao giờ chiều đãi bạn quá đâu. Và

  1. Chúa không bao giờ bỏ chúng ta.

Một thanh niên hư xấu vi phạm luật lệ trong nước và bị tù. Người cha thường phải bỏ ra nhiều tiền để lo trả tiền phạt cho hắn và cho hắn được tại ngoại hầu tra. Người cha bỏ ra bao nhiêu tiền bạc để cứu hắn cho đến nỗi khuynh gia bại sản.  Một người bạn bảo ông ta: “Nó mà là con tôi, tôi bỏ mặc cho nó chết!” Người cha nói: “Đúng, nếu nó là con ông thì tôi cũng bỏ mặc nó, hơi đâu mà lo. Nhưng vì nó là con tôi nên tôi không thể bỏ nó được.” Ta nên nhớ rằng Chúa là Cha của miỗ chúng ta, vì vậy mà Chúa vẫn can thiệp. Dù ta sống như thế nào, Chúa vẫn thương và tìm ta về với Ngài, đó là đức nhân từ của Chúa.

Chúa Giê-xu kể câu chuyện người con phóng đãng để minh chứng cho đức nhân từ của Chúa Cha. Khi đứa con muốn bỏ nhà ra đi để thoát khỏi quyền kiểm soát của cha, nó được tự do làm như thế. Thế rồi nó gặp đau khổ nghèo đói.  Nhưng người cha không đi tìm nó. Người chờ đợi ngày nó quay về. Một ngày nọ nó nhớ đến cha và quyết định quay về. Người cha đứng ở cửa chờ đợi nó và sau đó sẵn sàng cho nó mọi nhu cầu.  Đôi khi con người nói về tự do mà Chúa ban cho, như thể Chúa hoàn toàn cắt đứt mọi quan hệ với mình. Nhưng chúng ta không tự do đâu. Chúng ta không có tự do khi phải lựa chọn ăn hay không ăn. Vì cơn đói đòi hỏi chúng ta phải ăn. Chúa đã đặt cái đói vào thân xác chúng ta. Người ta có thể sống xa Chúa và không bao giờ đói khát vật chất.  Nhưng sẽ đến một lúc mà những vật chất chung quanh ta không đem lại thỏa mãn. Chúng ta có những đói khát sâu kín trong tâm linh, và những cơn đói đó chính là những giây mà Chúa dùng để trói buộc linh hồn chúng ta.

Chúa rất kiên nhẫn và Ngài chờ đợi. Nhưng khi Chúa chờ đợi như thế những cơn khát khao trong tâm hồn làm cho chúng ta rất bất mãn. Chúng ta chạy ngược xuôi, tìm điều này điều nọ, nhưng không gì trong đời có thể đáp ứng cho cơn khát khao này. Thế rồi chúng ta phải chạy về với Cha, là Đấng từng dạy: Ta là bánh sống, ai đến cùng ta chẳng hề đói và ai tin ta chẳng hề khát (Giăng 6:36). Vâng, Chúa không bao giờ bỏ chúng ta đâu.

Nguyễn Sinh Biên Soạn

RELATED ARTICLES
Theo dõi trangspot_img

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN