Các Sách Tiểu Tiên Tri
Tác giả: Thomas F.Harrison

Giới Thiệu Giáo Trình
PHẦN MỘT: Đế Quốc Asyri Ban Đầu – Các Sách Tiên Tri Không Rõ Niên Đại
1 Giới Thiệu Các Sách Tiểu Tiên Tri
2 Ápđia – Tôi tớ của Đức Chúa Trời
3 Giôên – Tiên Tri của Lễ Ngũ Tuần
4 Giôna – Nhà Truyền Giáo Không Sẵn Lòng
PHẦN HAI: Đế Quốc Asyri – Những Tiên Tri Đồng Thời Với Ê-sai
5 Amốt – Người Rao Giảng về sự Thánh Khiết
6 Ôsê – Sách tiên tri của tình yêu
7 Michê – Sách tiên tri về Đấng Mêsi
PHẦN BA: Đế Quốc Babylôn Mới – Những Tiên Tri Đồng Thời Với Giê-rê-mi
8 Sôphôni- Tiên Tri của Sự Phán Xét Chung
9 Nahum – Tiên Tri về Sự Sụp Đổ Thành Ninive
10 Habacúc – Tiên tri Hay Chất Vấn
PHẦN BỐN: Thời Kỳ Hậu Lưu Đày – Những Tiên Tri Đồng Thời Với E-xơ-ra và Nê-hê-mi
11 Aghê – Người Thúc Giục Xây Dựng Nhà Đức Chúa Trời
12 Xachari – Tiên Tri Của Những Khải Tượng Về Đấng Mêsia
13 Malachi – Tiên Tri của Sự Phục Hưng
Từ Vựng

Giới Thiệu Giáo Trình
Các Sách Tiên Tri: Một Tiếng Nói Cho Ngày Nay
Xin hoan nghênh bạn đã đến với môn nghiên cứu thú vị và thực tiễn nhất về các sách Tiểu Tiên Tri! Phần nghiên cứu nầy đề cập đến giai đoạn trị vì từ đời Giôram, vua nước Giuđa, vào năm 853 TC cho đến lúc Nêhêmi làm tổng trấn vào thời kỳ hậu lưu đày, Được kết thúc vào khoảng năm 425 TC.
Tiếng nói của các tiểu tiên tri có thể được nghe xuyên suốt thời kỳ hoạn nạn hơn hết nầy đối với tuyển dân của Đức Chúa Trời. Mỗi người đều có một kiểu hầu việc Chúa riêng biệt trong việc ban phát sứ điệp của Đức Chúa Trời. Cả sứ điệp lẫn chức vụ đều nhắm thẳng đến các điều kiện sống vào thời đó. Tuy nhiên, bạn sẽ ngạc nhiên trước những điểm tương đồng cơ bản giữa những điều kiện sống vào thời đó với hiện nay. Mười hai sách nầy dường như là một trong những phần Kinh Thánh thường bị xao lãng nhất trong sự giảng dạy và học tập. Thậm chí bạn cho rằng chúng là những sách khô khan và không thú vị, chỉ là phần ký thuật những sứ điệp đã được ban cho vào các thời kỳ xa xưa. Nhưng khi bạn nghiên cứu những con người cùng những sứ điệp của họ trong ánh sáng của các điều kiện sống vào thời kỳ của họ, bạn sẽ hài lòng và ngạc nhiên vì thấy môn học nầy thú vị như thế nào.
Khi nghiên cứu các sách tiểu tiên tri, bạn sẽ tìm thấy nhiều sự trợ giúp thiết thực cho chức vụ hiện nay của bạn bạn sẽ khâm phục lòng can đảm của các nhà tiên tri và có lẽ bạn cảm nhận một cảm thông với họ khi bạn nhìn thấy họ chiến đấu chống lại những trở lực dường như không thể vượt qua được. Bạn sẽ chia sẻ mối thất vọng của họ khi họ tìm cách xây lòng dân sự khỏi con đường hủy diệt song chỉ để nhạo báng và bắt bớ vì những nỗ lực của họ song bạn cũng sẽ vui mừng với họ khi họ bật lên lời ngợi khen Đức Chúa Trời vì tình yêu và sự thành tín của Ngài.
Cũng thật thú vị khi nhận ra rằng các lời tiên tri trong mười hai sách nầy rất thường có một sự ứng nghiệm hai lần. Nhiều lời tiên tri trong số đó đã được ứng nghiệm rồi nhưng những ngày cuối cùng nầy chúng ta đang đứng ở ngưỡng cửa của sự ứng nghiệm hoàn toàn. Vì vậy các sứ điệp của các tiên tri hiện nay là điều hết sức hệ trọng và phong phú với những ý nghĩa dành cho thời đại chúng ta.
Bạn sẽ khám phá nhiều sự ứng dụng cho đời sống và chức vụ của chính mình khi đọc những lời bình luận và làm các bài tập trong sách hướng dẫn nghiên cứu nầy hãy sẵn sàng! Đến với mỗi bài học hãy xin Chúa phán với bạn qua chính Lời Ngài sứ điệp của Ngài sẽ trở nên sống động cho bạn – một tiếng phán cho thời đại ngày nay từ các lời tiên tri trước kia!
(Xin lưu ý: Xuyên suốt sách hướng dẫn học tập nầy chúng tôi viết hoa từ Các Tiểu Tiên Tri khi đề cập đến các sách nhưng không viết hoa khi nói đến những con người viết sách).
Mô Tả Môn Học
Các sách Tiểu Tiên Tri (CA 1162- Tín chỉ: 2 giờ)
Việc nghiên cứu 12 sách Tiểu Tiên Tri nầy đề cập đến những đóng góp của các tác giả khi được nhìn xem trong ánh sáng của thời đại họ và thời đại của chúng ta, bao gồm một cái nhìn sơ qua về bối cảnh lịch sử của mỗi sách cũng như những đặc điểm độc đáo của mỗi sách. Nó luận đến những giáo lý mà các tiên tri truyền giảng cùng với ý nghĩa và sự ứng nghiệm các lời dự báo quan trọng của họ. Những nguyên tắc không bị mai một bởi thời gian rút ra được từ những sự dạy dỗ của các nhà tiên tri đang được ứng dụng vào đời sống của các Cơ Đốc Nhân ngày nay.
Các Mục Tiêu Của Môn Học
Khi học xong môn học nầy bạn có thể:
1. Nói được thời gian viết sách, sứ điệp ấy được gởi đến cho ai, bối cảnh lịch sử và những đặc điểm độc đáo của các sách Tiểu Tiên Tri.
2. Nhận biết chức vụ và sự đóng góp của mỗi vị Tiên Tri nhỏ cho thời đại của chính họ và cho thời đại Hội Thánh.
3. Dùng những lời tiên tri về Đấng Mêsia cùng sự ứng nghiệm của những lời ấy trong các sách Tin lành để chứng tỏ rằng Chúa Jêsus chính là Đấng Mêsia và các tiên tri đã viết về Ngài.
4. Thảo luận sự ứng nghiệm nhiều lần của các lời tiên tri liên quan đến Ngày Của Chúa, sự tuôn đổ Đức Thánh Linh và các biến cố khác, kể cả những việc sẽ được ứng nghiệm hoàn toàn trong nước một ngàn năm của Đấng Christ.
5. Hiểu và giảng hoặc dạy về luật mùa gặt, tính chất có điều kiện của những lời hứa Đức Chúa Trời, tính chắc chắn của sự đoán phạt dành cho những ai chối bỏ lời Ngài, và sự chắc chắn của ơn Cứu Chuộc, sự đắc thắng và sự ban phước dành cho những người “đến cùng Núi Siôn”.
6. Sử dụng các sách Tiểu Tiên Tri để chứng tỏ nền tảng Cựu ước của các giáo lý Tân ước và bày tỏ sứ điệp của các sách ấy dành cho chúng ta ngày nay.
7. Đánh giá cao các Tiểu Tiên Tri như là các anh hùng đức tin và cảm nhận được gánh nặng của họ đối với sự hư mất của những người xây bỏ Đức Chúa Trời và hướng về sự gian ác.
Các sách giáo khoa và sách hướng dẫn học tập
Bạn sẽ dùng cuốn các sách Tiểu Tiên Tri: Sách hướng dẫn học tập của Thomas F.Harrison cùng với các sách giáo khoa sau đây:
– Chú giải các sách Tiểu Tiên Tri của Homer Hailey. NXB Grand Rapids, michigan: Baker Book House, 1972
– Kinh Thánh: Hầu hết các phần trích dẫn Kinh Thánh trong sách nầy đều được lấy từ bản Kinh Thánh NIV ấn bản năm 1978. Những phần trích khác, có ghi chú, được lấy từ bản Kinh Thánh King Jame (KJV).
Hailey đưa ra một lời chú giải tốt nhất, cập nhật nhất từ quan điểm Tin lành. Tuy nhiên, sự giải thích của ông về một số lời tiên tri khác hơn so với lối giải thích được cho trong sách nầy, và những khác biệt về quan điểm ấy đều được cho thấy trong sách nầy. Hailey cũng thường trình bày những lối giải thích khác nhau về một số khúc Kinh Thánh do một số các học giả Thánh Kinh có uy tín khác nhau đưa ra. Là một người nghiên cứu Kinh Thánh, bạn cần phải nhận biết các quan điểm khác nhau đó của các học giả Tin lành. Như vậy, bạn mới có thể thấy điều nào dường như phù hợp nhất với mỗi khúc Kinh Thánh khác nhau nói về chủ đề đó. Rốt lại, cách dùng các thuật ngữ của Hailey dành cho những thời kỳ lịch sử và các Đế quốc khác nhau cho thấy sự ưu tiên của riêng ông. Trong một số trường hợp, điều nầy khác với ưu tiên của các tác giả khác.
Thời gian học
Chúng tôi đề nghị bạn nên có một thì giờ đều đặn để học. Tất nhiên là bạn có thể tận dụng những giờ rãnh để học, nhưng không gì có thể thay thế được một thì giờ học thường xuyên. Hãy cố gắng mỗi tuần học xong một bài. Trong lớp học thường phải để ra hai hoặc ba buổi để hoàn tất một bài. Nếu tự học, có lẽ bạn sẽ cần từ 3 đến 6 tiếng cho một bài.
Thời gian thực sự bạn cần cho mỗi bài học tùy thuộc một phần vào kiến thức của bạn về chủ đề và tùy thuộc vào học lực của bạn trước khi bắt đầu môn học. Thời gian học còn tùy thuộc vào tầm rộng của bài học mà bạn muốn nhắm đến và muốn phát huy những kỹ năng cần thiết cho việc tự học. Hãy hoạch định thời biểu của bạn để bạn có đủ thời gian thâu đạt được các mục tiêu riêng của bạn.
Các phương pháp học tập.
Đọc kỹ những lời khuyên về phương pháp học tập đã có ghi trong tập học viên của bạn như thế bạn sẽ hiểu rõ chương trình ICI muốn bạn học như thế nào. Ôn tập để đánh giá tiến bộ từng phần theo các nhóm bài học và chuẩn bị cho kỳ thi cuối khóa bao gồm toàn bộ các bài học. Nếu bạn không thường xuyên học theo gợi ý của ICI thì bạn cần chuyển đổi phương pháp học của bạn sao cho đạt được thành quả cao nhất trong môn học nầy.
Nếu bạn tự học môn học nầy thì tất cả các bài tập của bạn trừ bài thi đều có thể được hoàn thành qua thư từ. Mặc dầu ICI đã soạn môn học nầy để bạn có thể tự học một mình bạn vẫn có thể cùng các bài nầy trong lớp hoặc trong một nhóm nhỏ. Trong trường hợp đó giảng viên sẽ giúp thêm cho bạn những lời chỉ dẫn. Hãy theo sát những chỉ dẫn của giảng viên.
Cơ cấu bài học và khuôn mẫu học tập
Mỗi bài học gồm có: 1) Tựa đề bài học 2) Lời mở đầu 3) Dàn bài 4) Những mục tiêu của bài học 5) Sinh hoạt học tập 6) Từ then chốt 7) Khai triển bài học, bao gồm các câu hỏi của bài học 8) Bài tập tự trắc nghiệm 9) Giải đáp các câu hỏi của bài học.
Dàn bài và các mục tiêu của bài học sẽ cho bạn một cái nhìn tổng quát về đề tài, giúp bạn tập trung chú ý vào những điều quan trọng nhất trong khi nghiên cứu bài, và cho bạn biết bạn nên học những gì.
Phần khai triển bài học trong môn học nầy giúp bạn nghiên cứu kỹ lưỡng các tài liệu dễ dàng. Bằng cách nghiên cứu mỗi lúc một phần, bạn có thể sử dụng những khoảng thời gian ngắn để học mỗi khi có thì giờ thay vì phải chờ cho đến khi bạn có đủ thời giờ để học trọn cả bài một lúc. Các lời giải thích, các bài tập và phần giải đáp đều được soạn nhằm giúp bạn hoàn thành các mục tiêu của bài học.
Hầu hết các câu hỏi của bài học đều có thể được trả lời trong chỗ trống có sẵn trong sách, một số khác đòi hỏi bạn phải có vở ghi chép để viết các câu trả lời. Khi viết các câu trả lời vào sổ, hãy nhớ ghi số thứ tự của tựa đề bài học và viết các câu trả lời theo đúng số thứ tự. Điều đó sẽ giúp bạn khi ôn tập để làm các bài đánh giá tiến bộ từng phần.
Đừng xem phần giải đáp trước nhưng hãy đợi đến khi bạn đã viết xong các câu trả lời của mình. Nếu bạn ghi câu trả lời của mình trước bạn sẽ nhớ được những gì mình học kỹ hơn. Sau khi đã hoàn tất mỗi câu hỏi của bài học, hãy kiểm tra câu trả lời của bạn với phần giải đáp được cho ở cuối bài học. Kế đó, hãy sửa những lỗi nào mình làm chưa đúng.
Những câu hỏi nầy rất quan trọng, chúng giúp bạn phát huy và cải thiện sự hiểu biết và sự hầu việc Chúa của bạn. Các sinh hoạt học tập cũng sẽ giúp bạn sử dụng kiến thức của mình cách thực tiễn.
Tập Học Viên
Tập học viên mà bạn đã nhận cùng với môn học nầy có các chỉ dẫn để làm bài đánh giá tiến bộ từng phần và bài thi cuối khóa. Trong đó cũng có phần giải đáp của các bài tập tự trắc nghiệm, các bài đánh giá tiến bộ từng phần và các tờ trả lời cùng các biểu mẫu quan trọng khác. Hãy dùng danh sách kiểm ngoài bìa học tập viên để biết phải nộp các tài liệu nào cho giảng viên của bạn và khi nào thì phải nộp.
Các Bài Đánh Giá Tiến Bộ Từng Phần Và Bài Thi Cuối Khóa
Dầu số điểm về các câu hỏi của bài học, bài tự trắc nghiệm và bài đánh giá tiến bộ từng phần của bạn không được tính vào điểm xếp hạng, nhưng bạn cần phải gửi các tờ đánh giá tiến bộ từng phần cho giảng viên của bạn để sửa chữa và có lời đề nghị về bài làm của bạn. Sau đó bạn có thể xem lại tài liệu trong sách giáo khoa và Kinh Thánh liên quan đến những điểm bạn thấy còn khó. Việc xem lại các mục tiêu bài học, các bài tự trắc nghiệm và các bài đánh giá từng phần sẽ giúp bạn cho kỳ thi cuối khóa.
Chứng Chỉ Dành Cho Môn Học Nầy
Để có được chứng chỉ của ICI cho môn học nầy, bạn phải thi đậu kỳ cuối khóa. Bài thi được viết trước sự hiện diện của vị giám thị kỳ thi được ICI chấp thuận. Vì chúng tôi có các vị giám thị kỳ thi ở nhiều quốc gia nên có lẽ không khó để bạn gặp được một vị trong khu vực của bạn. Giảng viên sẽ giúp bạn biết thêm chi tiết.
Môn học nầy cũng có thể được học chỉ vì các giá trị thực tiễn của nó chứ không phải để lấy chứng chỉ. Trong trường hợp đó, bạn không phải gởi bất cứ bài vở nào về và cũng không phải tham dự thi cuối khóa. Việc nghiên cứu môn học nầy sẽ làm phong phú cho đời sống bạn dù bạn có theo học để lấy chứng chỉ hay không.
Cấp Chỉ Cấp Qua Kỳ Thi
Bạn có thể nhận được chứng chỉ qua môn học nầy mà không phải học các tài liệu của môn học, bạn chỉ cần đỗ trong kỳ thi cuối khóa. Tuy nhiên vì các bài tập trong sách được soạn nhằm giúp bạn chuẩn bị cho kỳ thi cuối khóa, nên có lẽ bạn cần nghiên cứu các tài liệu nầy, hãy hỏi ý kiến giám đốc ICI quốc gia để biết các chi tiết.
Xếp Hạng Môn Học
Việc xếp hạng dựa trên kỳ thi cuối khóa có giám sát, việc xếp hạng môn học được liệt kê như sau: 90 đến 100% – ưu hạng; 80-89% trên trung bình 70-79% trung bình; 60-69% dưới trung bình; U: Không được cấp chứng chỉ; NC: Chưa hoàn tất trong thời gian quy định; và W: Hủy bỏ.
Chuyên Gia Soạn Nội Dung Cho Sách Hướng Dẫn Học Tập
Tiến sĩ Thomas F. Harrison, tác giả sách hướng dẫn học tập nầy, đã tốt nghiệp trường Southwestern Assemblies of God College với bằng cử nhân khoa học về tôn giáo, trường Sem Houston State College với bằng cử nhân khoa học và thạc sĩ văn chương về lịch sử, và Texas Christian University’s Brite Divinity School với ba văn bằng thạc sĩ thần học, thạc sĩ Divinity và tiến sĩ chức vụ hầu việc.
Tiến sĩ Harrison đã bắt đầu chức vụ của ông tại Hội Thánh Giám lý năm 1939, và được phong chức mục sư của Hội Assemblies of God vào năm 1945. Trong suốt 18 năm cả tiến sĩ Harrison lẫn vợ ông, bà Louise đều dạy tại trường Southweslern Assembiles of God College tại Waxahachi, Texas. Sau đó, họ đã dạy tại Central Bible College ở tại Springfield, Missouri, nơi tiến sĩ Harrison là chủ tịch hội Biblieal Education Division cho đến khi ông qua đời vào năm 1988.
Giảng viên ICI của bạn
Giảng viên ICI của bạn rất vui được giúp bạn bằng bất cứ cách nào có thể được. Hãy trao đổi với giảng viên bất kỳ thắc mắc nào bạn có về việc sắp xếp cho kỳ thi cuối khóa được rời rộng thời gian, hầu có thể thực hiện theo các kế hoạch. Nếu có những người muốn cùng học môn học nầy, hãy trao đổi với giảng viên để có sự sắp xếp cho việc học theo nhóm.
Cầu xin Đức Chúa Trời ban phước cho bạn khi bạn bắt đầu học các Sách Tiểu Tiên Tri. Chúng tôi mong rằng việc nghiên cứu của bạn sẽ làm phong phú đời sống như chức vụ hầu việc Chúa của bạn và giúp bạn làm trọn cách hữu hiệu hơn phần của bạn trong thân thể Đấng Christ.
GIỚI THIỆU CÁC SÁCH TIỂU TIÊN TRI
Bạn có cảm nhận gì khi nhìn xem những điều kiện sống của thế giới ở chung quanh mình? Bạn có lo sợ rằng dân tộc mình sẽ bị tiêu diệt bởi nạn đói, các đội quân xâm lược, hoặc sự tàn sát hàng loạt vũ khí hạt nhân không? Bạn có bàng hoàng trước sự suy sụp và bại hoại đạo đức hiện nay chăng? Hay bạn có cảm thấy vỡ mộng bởi những hành vi đạo đức giả, tội lỗi, và sự vô tín trong hội thánh không?
Nếu có, bạn sẽ tìm thấy đức tin và niềm hy vọng mới mẽ khi nghiên cứu về các tiểu tiên tri và sứ điệp của họ. Các điều kiện sống về mặt tôn giáo, chính trị, và đạo đức trong thời của họ giống với thời đại của chúng ta một cách đáng chú ý. Họ cũng phải đối diện với những nan đề tương tự như những điều chúng ta phải đối đầu hiện nay, và Đức Chúa Trời đã luôn ban cho họ câu trả lời khi họ cần!
Vào lúc có những sự khủng hoảng về mặt đạo đức và thuộc linh, Đức Chúa Trời luôn luôn dấy lên những người nam người nữ để cảnh cáo dân sự về những nguy hiểm và hướng họ đến sự an toàn trong Ngài. Trong thời của các tiểu tiên tri đã có như vậy, và ngày nay cũng vậy. Đức Chúa Trời đã dùng các nhà tiên tri là các sứ giả Ngài và là tiếng phán của Ngài cho dân sự. Ngày nay, Ngài cũng muốn dùng chúng ta cách tương tự như vậy. Là những nhà truyền giáo, các giáo sư, mục sư, và những người làm chứng để xây dân sự khỏi con đường hủy diệt.
Để hiểu rõ các tiểu tiên tri hơn, chúng ta sẽ bắt đầu với việc xem xét vắn tắt bối cảnh lịch sử của họ. Khi nghiên cứu các sứ điệp của Đức Chúa Trời qua các tiên tri, nguyện Chúa cho bạn nghe được tiếng phán của Ngài và lời mà Ngài muốn bạn rao báo cho những người ở chung quanh bạn.
Những Người Truyền Dạy Dưới Giao Ước Cũ
Môise, Người Ban Luật Pháp
Những Người Khuyên Bảo và Các Thầy Tế Lễ
Các Nhà Thơ và Các Tiên Tri
Sự mô tả của một tiên tri
Các Tiên Tri Giả
Các loại
Các thử nghiệm
Phân Loại Các Tiên Tri
Các tiên tri tiền văn chương (phán miệng)
Các Tiên Tri thời văn chương (viết sách)
Các Điều Kiện Sống của Quốc Gia và Sứ Điệp
Khi học xong bài này, bạn có thể:
• Mô tả được các chức vụ của năm loại người truyền dạy trong Cựu ước.
• Phân loại hai mươi nhà tiên tri tùy theo họ thuộc thời tiền thơ văn thời văn thơ, đại tiên tri, hay tiểu tiên tri.
• Liệt kê những thử nghiệm của Kinh Thánh bạn có thể dùng để nhận biết các tiên tri giả và biết được các lời tiên tri hoặc các sự mặc khải có phải đến từ Đức Chúa Trời hay không.
• Hiểu được tầm quan trọng của những hiểu biết về bối cảnh lịch sử trong việc nghiên cứu các sách Tiểu Tiên Tri.
1. Đọc phần giới thiệu của sách nầy, đặc biệt lưu ý đến phần cơ cấu Bài Học và Khuôn Mẫu Học Tập. Trong phần nầy có những chỉ dẫn rất quan trọng trong sự thành công của bạn trong môn học. Chú ý các mục tiêu chung dành cho việc nghiên cứu môn học nầy của bạn. Tất cả các mục tiêu đều quan trọng, nhưng có thể có một số mục tiêu nổi bật đối với bạn.
2. Nghiên cứu dàn bài và các mục tiêu bài học.
Hai điều đó giúp bạn nhận ra những điều bạn cần phải cố gắng khi học tập bài nầy.
3. Xem xét phần khai triển bài học từng phần một chắc chắn phải đọc tất cả các câu Kinh Thánh được cho, làm các bài tập được yêu cầu và kiểm tra lại các câu trả lời của bạn.
4. Đọc các trang được chỉ định trong sách giáo khoa của Homer Hailey. Chúng tôi sẽ nhắc đến sách giáo khoa nầy là Hailey bất cứ khi nào sách nầy được đề cập đến.
5. Làm bài tự trắc nghiệm ở cuối bài học và kiểm lại các câu trả lời của bạn với phần giải đáp được cho trong tập học viên. Xem lại bất cứ các khoản mục nào bạn trả lời chưa đúng.
Hiểu được các từ then chốt liệt kê ở đầu mỗi bài học sẽ giúp bạn trong khi học tập. Bạn sẽ tìm thấy các từ then chốt được liệt kê theo thứ tự abc và được định nghĩa trong phần từ vựng ở cuối sách nầy. Nếu bạn có nghi ngờ về bất cứ từ nào trong phần liệt kê dưới đây, bạn có thể tìm và đọc lời định nghĩa bây giờ hoặc khi bạn gặp từ đó trong lúc đọc.
Thời kỳ tiền hồng thủy
sự bội đạo
đồng thời
lưu đày
văn chương
NHỮNG NGƯỜI TRUYỀN DẠY DƯỚI GIAO ƯỚC CŨ
Hailey 7-15
Lưu ý: Như đã nói ở trên, bạn hãy bắt đầu bằng cách đọc từ trang 7-15 của sách giáo khoa. Sau đó hãy tiếp tục với phần thảo luận bên dưới. Đây nên là khuôn mẫu học tập của bạn dành cho tất cả các phần trong sách hướng dẫn học tập nầy.
Môise Người Ban Luật Pháp
Hailey 14
1. Vì sao giữa vòng các tiên tri, Môise lại được chọn ra như một người ban bố luật pháp? (Chọn câu trả lời đúng nhất).
a) Môise là vị lãnh tụ đầu tiên của dân Ysơraên.
b) Môise đã viết năm sách đầu tiên của Cựu ước, trong đó có Luật Pháp.
c) Luật pháp của Đức Chúa Trời chỉ được trao cho Môise, là người Đức Chúa Trời chọn để ban bố Luật Pháp của Ngài cho dân sự.
d) Môise đã thiết lập chức vụ tế lễ trong Ysơraên.
Ông Môise được dân Giuđa yêu quý và kính trọng có lẽ hơn bất cứ nhân vật nào khác trong Cựu ước. Những người Giuđa thường trích dẫn lời ông trong các cuộc bàn luận với Chúa Cứu Thế và các đề tài thần học. Hầu hết những người Giuđa đều xem các tác phẩm của ông là ở tầm mức cao hơn các tác phẩm Cựu ước khác.
2. Đọc Cong Cv 7:22 và liệt kê những lời mô tả của Êtiên về Môise cho thấy dân Giuđa coi trọng Môise và các tác phẩm của ông.
…………………………………………………………………………………………………………………………………
Bối cảnh của Môise ở tại Aicập đã chuẩn bị ông cho công việc Đức Chúa Trời đã hoạch định cho ông sự khôn ngoan, lời lẽ, và các tài năng đã được ban cho ông bởi Thánh Linh. Êsai hẳn đã suy gẫm về cách Đức Chúa Trời đã dùng Môise khi ông nói: “Bấy giờ dân nhớ lại ngày xưa, về Môise và dân sự người mà nói rằng: Nào Đấng đã làm cho dân và người chăn bầy vật mình ra khỏi biển ở đâu? Nào Đấng đã đặt Thần Thánh mình giữa dân sự ở đâu (EsIs 63:11) Êsai có lẽ đã trông mong Đức Chúa Trời lại làm việc giống như vậy qua chính đời sống mình.
Đức Chúa Trời đã dùng Môise bằng nhiều cách. Ông là người ban luật pháp vĩ đại, người giải phóng dân tộc Ysơraên ra khỏi nhà nô lệ là người tổ chức, vị giáo sư, và là người rao giảng lẽ thật của Đức Chúa Trời. Ông đã viết năm sách đầu của Cựu ước (Ngũ Kinh). Ông đã phục sự với tư cách người đứng đầu dân tộc Ysơraên trong suốt bốn mươi năm. Ông là mẫu mực của sự tận hiến vô kỷ cho Đức Chúa Trời và cho dân sự mình. Môise đã cầu nguyện với Đức Chúa Trời, đã nhận những huấn thị từ Đức Chúa Trời và là một ống dẫn của phép lạ, là quyền năng hành động của Đức Chúa Trời. Toàn bộ những hành động quyền năng và chức vụ quan trọng của ông đều đã được thực hiện trong quyền năng của thần linh Đức Chúa Trời.
Những Người Khuyên Bảo Và Các Thầy Tế Lễ
Hailey 14
Kinh Thánh cho chúng ta thấy Đức Chúa Trời có nhiều người làm công trong vương quốc của Ngài. Vai trò của họ rất khác nhau, nhưng tất cả đều từ Chúa ban cho để lồng vào những vị trí nằm trong chương trình của Ngài. Công việc của họ bày tỏ tình yêu và sự quan tâm của Đức Chúa Trời dành cho dân sự Ngài. Ngài đã đổ đầy bảy mươi trưởng lão bằng thần linh của Ngài, ban cho họ sự khôn ngoan để xét đoán và khuyên bảo cho dân sự và giúp họ giải quyết các vấn đề (Dan Ds 11:16-17). Những người nam người nữ khôn ngoan đã phục vụ như những người cố vấn cho dân sự Chúa xuyên suốt lịch sử.
Chúng ta nhìn thấy tình yêu của Đức Chúa Trời cùng sự quan tâm của Ngài đối với sự thánh khiết của dân sự Ngài qua các phận sự Ngài giao cho các thầy tế lễ. Để hiểu được công việc của Đức Chúa Trời qua họ, chúng ta phải nhận biết chức vụ của họ với tư cách người giảng dạy Lời Đức Chúa Trời cũng như vai trò lãnh đạo của họ trong sự thờ phượng qua sự cầu nguyện và việc dâng các của lễ.
3. Theo Eiselen (Hailey trang 14) những người cố vấn trong Cựu ước đã tìm cách ảnh hưởng đến đời sống và cách cư xử của dân chúng bằng.
a) Một lời kêu gọi trực tiếp đến lương tâm của họ
b) Sự tuân giữ luật pháp nghiêm nhặt.
c) Việc dùng sự khuyên bảo và biện luận để thuyết phục vào tâm trí họ.
d) Việc nói với họ chính xác điều họ phải làm………………………..
4. Chức vụ hai phần của các thầy tế lễ có liên quan đến…………………………Nó bao gồm……………………………………………………………và………………………………………………….
Các Nhà Thơ và Các Tiên Tri
Hailey 15
Là người nghiên cứu Lời Đức Chúa Trời chúng ta nhanh chóng nhận ra những sự đóng góp lớn lao của các nhà thơ. Cái nhìn bao quát của họ về đời sống, đức tin của họ nơi Đức Chúa Trời và những lời cầu nguyện của họ trình dâng lên Đức Chúa Trời về tất cả mọi tình huống trong cuộc đời họ đã cảm động con người trong mọi thời đại đặt lòng tin nơi Đức Chúa Trời. Thithiên là các bài ca. Nhiều Thithiên đã được viết ra để dạy dỗ dân sự Chúa về lịch sử và các trách nhiệm của họ. Một số Thithiên cũng chứa đựng những lời dự báo về tương lai, những lời tiên tri về sự thương khó và nước vinh hiển của Đấng Christ. Song hầu hết là sự dốc đổ của linh hồn trong sự cầu nguyện và thờ phượng Chúa.
Chức vụ của các tiên tri giống nhau trong một số phương cách; nhiều sứ điệp trong số các sứ điệp của họ thuộc dạng thơ ca. So với các tiên tri, là người thường nhận các sứ điệp của Đức Chúa Trời và ban bố cho dân chúng, các nhà thơ lại đưa dân sự vào một sự đáp ứng đối với sứ điệp của Đức Chúa Trời.
5. Nói chung, công việc của các tiên tri trong việc trình bày Đức Chúa Trời cho dân sự là công việc của một
a) Người dự báo
b) Người công bố
c) Nhà thơ
6. Hailey cho thấy một đặc trưng chung của các nhà thơ là
a) Suy gẫm
b) Diễn đạt những cảm xúc
c) Báo trước tương lai
d) Tôn vinh Đức Chúa Trời
7. Ghép cặp cho thích hợp mỗi loại truyền dạy (trái) với nhân vật mà chức vụ của người ấy dễ thấy nhất (phải). Trong mỗi khoảng trống hãy viết số thứ tự tiêu biểu cho nhân vật mà bạn chọn.
…a Diễn đạt những cảm xúc của linh hồn với Đức Chúa Trời
…b Dạy dỗ và giảng giải luật lệ của Đức Chúa Trời.
…c Nhận Luật Pháp của Đức Chúa Trời và ban bố cho dân sự.
…d Rao báo sứ điệp của Đức Chúa Trời cho một thời điểm.
…e Mặc khải về tương lai và khuyên giục sự ăn năn.
…f Dẫn dân sự vào sự thờ phượng Đức Chúa Trời.
…g Đưa dân sự đến chỗ đáp ứng với sứ điệp của Đức Chúa Trời.
…h Đưa ra lời khuyên để giúp dân chúng giải quyết các nan đề của họ.
…i Viết ngũ kinh.
…j Dẫn dắt, dạy dỗ và phục vụ với tư cách người đứng đầu dân tộc trong quyền năng của Thần linh Đức Chúa Trời.
SỰ MÔ TẢ VỀ MỘT NHÀ TIÊN TRI
Hailey 15-16
Một trong những nghiên cứu có sức hấp dẫn nhất về Cựu ước là tính chất của chức vụ tiên tri. Kinh Thánh dùng một số các tước hiệu dành cho các tiên tri. Mỗi tước hiệu giúp chúng ta hiểu rõ hơn các tiên tri cùng công việc của họ. Nghiên cứu phần định nghĩa và các tước hiệu của những tiên tri ở khung 1.2
MỘT TIÊN TRI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Hailey liệt kê sáu tước hiệu mô tả được tìm thấy trong Cựu ước. Chúng tôi đã thêm vào một danh hiệu được dùng trong Cựu ước dành cho Nôê. Người Giảng Đạo Công Bình (IIPhi 2Pr 2:5). Thuật ngữ chung dành cho các tiên tri trong thời Samuên là Đấng tiên kiến, bởi vì họ đã nhận được những sự mặc khải từ Đức Chúa Trời qua những sự hiện thấy hoặc chiêm bao. Nhưng từ lâu trước thời kỳ đó, Đức Chúa Trời đã gọi Ápraham là một tiên tri (SaSt 20:7) và Môise đã nói đến chính mình và Chúa Cứu Thế như là những nhà tiên tri (PhuDnl 18:15).
8. Một danh hiệu khác được Hailey nhắc đến liên quan đến các tiên tri là “môi miệng của Đức Giêhôva” hay ………………………………………………………………của Đức Chúa Trời.,
Việc ghi nhớ những điều nhất định về các tiên tri sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn và sẵn sàng hơn để chấp nhận những điều kiện sống tương tự trong chức vụ của chính chúng ta. Mặc dầu họ xứng đáng được tôn kính với tư cách là người của Đức Chúa Trời, song họ vẫn thường bị ghét bỏ và khinh khi vì cớ dân chúng không ưa những lời cảnh báo của họ. Đức Chúa Trời đã dấy họ lên vào những thời kỳ có sự bại hoại kinh khủng về mặt đạo đức và sự hời hợt về mặt thuộc linh hoặc có sự bội đạo. Khi họ gắng số phận mình với các nhu cầu thuộc linh của dân sự, thì hầu như họ bị đè bẹp bởi gánh nặng ấy. Bị nhạo báng, bị chối bỏ, bị bắt bớ và bị đe dọa tính mạng, đôi khi họ có cảm tưởng như phải bỏ cuộc. Nhưng Đức Chúa Trời chính là sức mạnh của họ. Họ tiếp tục ban cho dân sự sứ điệp của Đức Chúa Trời thậm chí có khi phải trả giá bằng chính mạng sống của họ. Nguyện Chúa giúp chúng ta trung tín như họ đã trung tín!
9. Các danh hiệu của Kinh Thánh dành cho một tiên tri mô tả nhiều đặc trưng khác nhau có thể được thấy trong các công tác viên Cơ Đốc ngày nay. Hãy ghép cặp mỗi danh hiệu (phải) cho thích hợp với đặc trưng nó mô tả đúng nhất (trái).
…a Được Chúa Chỉ dẫn và vâng lời Ngài
…b Tỉnh thức trước sự nguy hiểm thuộc linh, cảnh báo cho những người khác.
…c Hoàn toàn cam kết với Đức Chúa Trời.
…d Xem xét các sự việc từ cái nhìn của Đức Chúa Trời.
…e Ban phát Lời Chúa cho từng thời điểm.
10. Trong sách giáo khoa của Hailey, lời mô tả về người rao giảng nào sau đây trình bày rõ nhất chức vụ của một nhà tiên tri như Giêrêmi đã mô tả?
a) Người ấy có điều gì đó phán bảo.
b) Người ấy phải phán bảo một điều gì đó.
c) Người ấy có điều gì đó để phán bảo và phải rao báo điều đó.
11. Câu Kinh Thánh trưng dẫn nào sau đây về các tiên tri trong Tân ước gần gũi nhất với lời định nghĩa của Robert Milligan?
a) ICo1Cr 12:28-29
b) Eph Ep 2:20
c) 3:4-6
d) 4:11-12
CÁC TIÊN TRI GIẢ
Hailey 18
Các Loại Tiên Tri Giả
Hailey 18
Trong khi các đặc trưng của những phát ngôn nhân đích thực của Đức Chúa Trời còn tươi mới trong tâm trí mình, chúng ta hãy xem xét các tiên tri giả trong thời Kinh Thánh. Cũng giống với các loại tiên tri giả tồn tại hiện nay, có một số loại tiên tri giả được đề cập trong Kinh Thánh.
1. Tiên tri của các đạo giả (XuXh 7:10-12; PhuDnl 18:20).
2. Những người chỉ hầu việc Chúa trên danh nghĩa, họ dạy dỗ các giáo lý của loài người (Mac Mc 7:5-9).
3. Các thầy giảng chuyên tìm lợi riêng, (Giu Gd 1:3-16; Gie Gr 14:14).
4. Những người đồng bóng hoặc những người bị các tà linh ám (IVua 1V 22:4-28)
5. Những người tự dối mình, lấy các ý tưởng của mình mà cho là từ Thần linh của Đức Chúa Trời (Exe Ed 13:1-10).
Cũng giống như những chó sói đội lốt chiên, các tiên tri giả gây nhiều tàn hại cho bầy chiên của Chúa (Cong Cv 20:28-30). Điều nầy đặc biệt đúng với hiện nay, khi mà người ta ngày càng chú trọng đến những việc siêu nhiên và sự tà thuật. Một trong các dấu hiệu của thời kỳ cuối cùng là sự gia tăng của các linh lừa dối ra sức xây con người khỏi lẽ thật (ITi1Tm 4:1-2; Mat Mt 24:3, 11, 24). Vì vậy chúng ta phải đặt câu hỏi “Làm thế nào mà chúng ta biết đó là tiên tri thật hay tiên tri giả?” Kinh Thánh sẽ cho chúng ta phương cách.
Những Phương Cách Để Thử Nghiệm
Có một số phương cách để thử nghiệm tiên tri xem có phải họ thực sự là phát ngôn nhân của Đức Chúa Trời chăng. Nếu một lời tiên tri không đạt yêu cầu của những thử nghiệm nầy, thì bạn sẽ biết họ là một tiên tri giả. Hãy tìm và học cẩn thận các khúc Kinh Thánh dành cho mỗi cách thử nghiệm sau đây:
1. Có thừa nhận Chúa Cứu Thế Giêxu không IGi1Ga 4:1-3)?
2. Sứ điệp có phù hợp với Lời Kinh Thánh không (GaGl 1:6-9; PhuDnl 13:1-5; Mac Mc 7:8).
3. Các lời dự báo có được ứng nghiệm không? (PhuDnl 18:21-22)?
4. Lời tiên tri được công bố ra có gây dựng cho Hội Thánh không (ICo1Cr 14:26).
5. Người tiên tri có thuận phục những người lãnh đạo Hội Thánh không (14:25-33)?
6. Đời sống người tiên tri có vâng theo các khuôn mẫu của Kinh Thánh không (Mat Mt 7:15:20)?
Xuyên suốt lịch sử, Satan đã giả mạo công việc của Đức Chúa Trời để lừa dối con người. Các tiên tri giả đã rao giảng các giáo lý dối trá và tìm cách chứng tỏ chúng là thật bằng những công việc siêu nhiên như chữa lành cho con người. Nhiều người bói khoa thậm chí còn tự lừa dối mình, nghĩ rằng quyền phép trong sự thực hành tà thuật của họ là đến từ Đức Chúa Trời. Song một hành động siêu nhiên, phép lạ, hoặc tỏ ra có sự hiểu biết siêu nhiên không chứng minh rằng sự dạy dỗ của người ấy là đúng đắn hay thuộc về Đức Chúa Trời. Các thuật sĩ của Pharaôn đã bắt chước phép lạ biến gậy thành rắn, nhưng gậy của Arôn đã nuốt gọn các gậy của họ (XuXh 7:6-12).
Chúa Jêsus đã đưa ra lời cảnh cáo như sau về thời kỳ cuối cùng “Những Christ giả, tiên tri giả sẽ nổi lên, làm những dấu lạ phép lạ nếu có thể được thì họ cũng dỗ dành chính những người được chọn. Hãy giữ lấy, ta đã nói trước cho các ngươi cả” (Mac Mc 13:22-23).
12. Điều nào sau đây phù hợp nhất với lời giải thích của Hailey về sự vụ lợi của các tiên tri làm chính trị?
a) Những người ở trong chức vụ chỉ vì tiền bạc, thế lực hoặc quyền hành.
b) Những người mà chức vụ tiên tri của họ phù hợp với Lời Đức Chúa Trời.
c) Những người làm tà thuật thực sự có thi hành các phép lạ.
d) Những người có thể nói trước các kết quả về mặt tài chánh và chính trị.
13. Thực tập cho đến khi nào bạn có thể kể thuộc lòng năm loại tiên tri giả và sáu thử nghiệm để biết chắc người tiên tri đó là giả hay thật. Viết điều nầy vào vở. Gạch dưới bất kỳ loại nào mà bạn đã từng thấy hoặc biết đến trong khu vực của mình.
14. Điều nào sau đây KHÔNG phải là bằng chứng cho thấy một lời tiên tri là thật?
a) Những điều được dự báo đã trở thành sự thực.
b) Nó phù hợp với sứ điệp Kinh Thánh.
c) Nó công nhận Chúa Cứu Thế Jêsus là Con Đức Chúa Trời.
d) Nó được cặp theo bởi các dấu lạ.
PHÂN LOẠI CÁC TIÊN TRI
Hailey 16-24
Sách giáo khoa của bạn xếp loại các tiên tri trong Cựu ước theo thời kỳ tiền văn chương và văn chương. Trừ Môise, các tiên tri đầu tiên đã không ghi lại các sứ điệp của họ cho các thế hệ mai sau. Nhưng mười bảy sách cuối cùng trong ba mươi chín sách Cựu ước là các sứ điệp của các tiên tri thuộc thời văn chương (viết sách) sau nầy.
Các Tiên Tri Thuộc Thời Kỳ Tiền Văn Chương (Phán bằng Môi Miệng)
Hailey 16-18
Hailey liệt kê các tiên tri bắt đầu với giai đoạn các Tộc Trưởng, song Đức Chúa Trời luôn luôn có các sứ giả của Ngài.
15. Có hai nhà tiên tri từ Giai đoạn Tiền Hồng Thủy (Trước Nước Lụt) được nhắc đến trong Giu Gd 1:14-15 và IIPhi 2Pr 2:5. Họ là ai.
…………………………………………………………………………………………………………………………………
Bạn có bao giờ tự hỏi ai là “Các con trai của những tiên tri” không? Danh hiệu nầy được ban cho các thành viên của các trường hoặc các trụ sở tiên tri, là các môn đồ của các nhà tiên tri. Ngày nay, chúng ta có thể gọi họ là các sinh viên hoặc những người tốt nghiệp trường Kinh Thánh hoặc chủng viện. Có vẻ như Samuên là người đã sáng lập các trường như thế, và Êli và Êlisê đã điều hành các trường học của các tiên tri. Tenney nói về các con trai của các nhà tiên tri:
Họ là những người được ban cho ân tứ tiên tri (ISa1Sm 10:10; 19:20-23) nhóm hiệp lại chung quanh nhà lãnh đạo lớn của Đức Chúa Trời để thờ phượng chung, hiệp nhau cầu nguyện, thông công trong niềm tin và truyền dạy dân chúng (ISa1Sm 10:5; IVua 1V 4:38, 40; 6:1-7; 9:1). (Trang 806).
Chúng ta có thể thấy những điều tương tự đối với các môn đồ các tiên tri ở nơi các môn đồ của Chúa Jêsus và Giăng Baptít, và trong lời truyền dạy của Phaolô đối cùng Timôthê: “Những điều con đã nghe nơi ta ở trước mặt nhiều người chứng, hãy giao phó cho mấy người trung thành, cũng có tài dạy dỗ kẻ khác” (IITi 2Tm 2:2). Khuôn mẫu tương tự vẫn được tiếp tục những vị lãnh đạo thuộc linh huấn luyện người khác làm chức vụ.
Samuên là một trong số các tiên tri ban đầu xuất sắc nhất. Được phú dâng cho Đức Chúa Trời trước khi ra đời, ông đã phục vụ trong đền tạm suốt thời thơ ấu và trở thành một thầy tế lễ, một nhà tiên tri một quan xét, một thầy giáo và một sử gia. Ông sống một cuộc đời vâng phục Đức Chúa Trời. Đức tin ông không bao giờ dao động. Sau Samuên, các tiên tri thuộc thời kỳ tiền văn chương nổi tiếng nhất là Nathan, Êli, và Êlisê.
16. Triển khai một sơ đồ trong vở ghi chép của bạn với tựa là CÁC TIÊN TRI thời TIỀN VĂN CHƯƠNG (PHÁN TRUYỀN) cùng với bốn đầu đề như vầy: Trận Hồng Thủy, Các Tộc Trưởng, Các Quan Xét, Các Vua. Liệt kê trong mỗi đầu đề các tiên tri của thời kỳ đó được Hailey để cập hoặc có trong sách hướng dẫn học tập nầy.
Các Tiên Tri Thời Văn Chương (Viết Sách)
Hailey 18-24
Mặc dầu các học giả không đồng ý với nhau về niên đại của các tiên tri, chúng ta có thể nghĩ về họ như các tiên tri xuất hiện trước, trong, hoặc sau thời kỳ lưu đày, và như là các đại tiên tri hay tiểu tiên tri (xem sách Hailey trang 22-23 và khung 1.3)
Các Đại Tiên Tri .
Một số hiểu biết về các nhà đại tiên tri sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các tiểu tiên tri. Họ được gọi là đại tiên tri chủ yếu là vì độ dài các sách của họ, song có lẽ cũng vì chức vụ lâu dài của họ và vị trí quan trọng mà mỗi người nắm giữ trong lịch sử dân tộc của mình.
Êsai nổi tiếng vì các lời tiên tri của ông về Đấng Mêsia: Sự ra đời bởi nữ đồng trinh của Ngài, sự thương khó của Ngài và vương quốc một ngàn năm. Tên của Êsai có nghĩa là “Sự cứu rỗi của Đức Giêhôva” và một trong những chủ đề chính của sách ông viết là sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Ông là nhà tiên tri thơ văn được trích dẫn nhiều nhất trong Tân ước. Êsai đã thi hành chức vụ dưới đời trị vì của bốn vua Giuđa, trong khoảng sáu mươi năm. Ông là một cố vấn của các vua và đã dự phần lớn lao trong cuộc Phục hưng. Song truyền khẩu cho chúng ta biết rằng cuối cùng ông đã chịu tuận đạo, bị cưa làm hai.
Giêrêmi được gọi là nhà tiên tri than khóc. Gánh nặng khổng lồ của ông về Giuđa, khiến ông phải khóc vì những tỗi lỗi của họ. Cùng sự đoán phạt hầu đến, cho chúng ta thấy một con người với tấm lòng của vị mục sư chăn bầy. Vì cớ những lời cảnh cáo và dự báo của ông, ông đã bị bỏ vào tù như một kẻ phản bội. Bị cám dỗ để rồi bỏ chức vụ, ông khám phá lời Chúa đã như lửa cháy trong xương ông, vì vậy ông cứ tiếp tục rao giảng, viết các lời tiên tri của mình và ngợi khen Đức Chúa Trời! Những bài ca đẹp đẽ mà ông đã viết trong sách Ca Thương cho chúng ta thấy tình yêu và nỗi đau buồn của ông dành cho dân sự mình cùng đức tin của ông đặt nơi sự nhân từ của Đức Chúa Trời. Giêrêmi đã thi hành chức vụ hơn bốn mươi năm, và đã chứng kiến lời tiên tri của mình được ứng nghiệm bởi biến cố lưu đày Babylôn. Các thế hệ sau nầy của dân Ysơraên đã hối tiếc việc dân Giuđa bắt bớ Giêrêmi. Một số người đã hy vọng rằng ông sẽ sống lại và nhận được sự đối xử tử tế hơn (Xem Mat Mt 16:13-14).
Êxêchiên, một thầy tế lễ, là vị đại tiên tri thứ ba. Một người đồng thời trẻ tuổi hơn Giêrêmi, ông đã nói tiên tri tại Giêrusalem trước khi nó sụp đổ. Sau đó trong hoàn cảnh phu tù ông đã trở thành lãnh tụ tôn giáo đứng đầu của dân sự mình ở tại Babylôn. Chức vụ của ông kéo dài trong khoảng hai mươi hai năm. Ông là một người giảng đạo đầy quyền năng. Sách của ông nhấn mạnh đến mối tương giao cá nhân với Đức Chúa Trời và công việc của Đức Thánh Linh.
Đaniên là một trong những nhân vật được yêu chuộng nhất của Cựu ước. Là một hoàng tử trẻ tuổi bị bắt sang Babylôn, ông đã chống cự mọi cám dỗ và đã trở thành một quan chức cao cấp được kính trọng. Chức vụ của ông kéo dài hơn sáu mươi năm. Những lời cầu nguyện của ông, lời tiên tri, và ảnh hưởng của ông tại triều đình đã giữ một phần quan trọng trong sự trở về của dân Giuđa sau cuộc lưu đày. Những khải tượng của ông về sự nổi lên và sụp đổ của các đế quốc cùng sự ứng nghiệm của chúng trong lịch sử cho chúng ta một bằng chứng hùng hồn về sự thần cảm của Kinh Thánh. Những lời tiên tri của ông về thời kỳ cuối cùng làm say mê chúng ta khi chúng ta thấy những biến cố hiện xảy ra hướng tới sự ứng nghiệm những lời nầy. Sách của ông là sách ngắn nhất của một nhà đại tiên tri.
17. Nhận biết mỗi một vị đại tiên tri sau đây:
a. Ông là một vị lãnh tụ tôn giáo của một dân tộc bị lưu đày ở tại Babylôn.
b. ông than khóc cho một dân tộc có những người đứng đầu căm ghét và đã bỏ tù ông.
c. Ông đã nói tiên tri về sự ra đời bởi nữ đồng trinh của Đấng Mêsia, sự hy sinh vì tội lỗi, và sự trị vì của Ngài.
d. Ông đã được thấy những khải tượng về sự dấy lên và sụp đổ của các đế quốc trong những ngày sau cùng.
18. Cho biết khung thời gian của mỗi giai đoạn sau đây:
a. Tiền lưu đày.
b. Hậu lưu đày.
c. Lưu đày.
Các Tiểu Tiên Tri
Trong những bài học sắp tới chúng ta sẽ xem xét niên đại, tác giả, bối cảnh lịch sử và sứ điệp của từng sách. Còn bây giờ, một sơ đồ sẽ giúp chúng ta nhớ một lẽ thật quan trọng về mỗi tác giả hoặc chức vụ của họ. Bạn sẽ cần đọc kỹ lời bàn của Hailey về các tiên tri thơ văn. Là những người được ông liệt kê theo trình tự thời gian, theo các niên đại được quy định bởi nhiều học giả Thánh Kinh khác nhau. Trong biểu đồ của mình chúng tôi sẽ liệt kê theo thứ tự xuất hiện của họ trong Kinh Thánh với các niên đại được đề nghị.
Cố gắng học thuộc bảng liệt kê từ các Tiểu Tiên Tri theo thứ tự xuất hiện của họ trong Kinh Thánh. Thưc tập bằng cách liếc nhanh qua bảng liệt kê.
19. Vì sao các tiên tri nầy lại được gọi là Tiểu Tiên tri?
…………………………………………………………………………………………………………………………………
20. Ghép cặp thích hợp tiên tri (trái) với khoản mục phù hợp (phải)
a Aghê
b Sôphôni
c Ápđia
d Malachi
e Michê
f Habacúc
g Giêrêmi
h Xachari
i Đaniên
j Giôên
k Êsai
l Amốt
m Nahum
n Êxêchiên
O Ôsê
p Giôna
ĐIỀU KIỆN CỦA ĐẤT NƯỚC VÀ SỨ ĐIỆP
Hailey 24-27
Đức Chúa Trời đã dấy mỗi nhà tiên tri lên để ban cho dân sự những chỉ thị của Ngài vào mỗi hoàn cảnh cụ thể tồn tại trong thời điểm đó. Đức Chúa Trời truyền phán để đáp ứng cho các nhu cầu hiện có, và Ngài đã để cho các tiên tri ghi chép lại một số trong các sứ điệp ấy. Điều nầy giúp cho con người biết phải làm gì trong những hoàn cảnh tương tự qua các thời đại.
Để hiểu từng sứ điệp, chúng ta cần biết đôi điều về những hoàn cảnh mà trong đó sứ điệp đã được truyền bảo. Sự hiểu biết nầy sẽ giúp chúng ta ứng dụng thích đáng sứ điệp của Chúa cho hoàn cảnh của chúng ta ngày nay. Do đó, chúng tôi sẽ có một phần về bối cảnh lịch sử trong nghiên cứu của chúng ta về mỗi vị Tiểu Tiên Tri.
Gương mẫu và ảnh hưởng của những người cai trị một đất nước có thể đặt để những xu hướng kéo dài hàng mấy thế hệ. Những điều kiện về mặt chính trị có thể ảnh hưởng sâu xa đến quan điểm, các giá trị đạo đức, và đời sống tâm linh của dân chúng. Sự phân chia Ysơraên khỏi Giuđa cũng đã mang lại một sự tách biệt về tôn giáo, khi Giêrôbôam trộn lẫn việc thờ bò con với sự thờ phượng Đức Giêhôva ở nước phía Bắc. Về sau, việc thờ Baanh đã làm bại hoại dân sự về mặt đạo đức. Giuđa cũng có một số vua thờ hình tượng. Nhưng trong suốt những thời kỳ bội đạo của dân tộc, Đức Chúa Trời vẫn yêu thương dân sự và vẫn có một số người trung tín theo Ngài. Ngài đã dấy lên những tiên tri và có những giai đoạn phục hưng. Ngài đã xử lý các nan đề và mặc khải chính mình Ngài là Đức Chúa Trời có một và thật.
Các sứ điệp của Đức Chúa Trời qua các tiên tri có liên quan đến các nhu cầu trước mắt và còn vượt quá điều đó nữa. Nhiều lời tiên báo được ứng nghiệm hai lần hoặc nhiều lần; lần thứ nhất là tương lai trước mắt, và đôi khi trong một tương lai xa hơn, và sau đó là trong thời kỳ cuối cùng khi Chúa Cứu Thế trở lại để thiết lập sự trị vì của Ngài trên đất.
Các học giả Kinh Thánh không phải đều hoàn toàn đồng ý về sự ám chỉ hai lần hoặc nhiều lần của những lời tiên tri nầy. Ví dụ, Hailey ứng dụng những lời ám chỉ về Đấng Mêsia cho nước thuộc linh của Chúa Cứu Thế, chứ không dành cho sự ứng nghiệm tương lai về nghĩa đen của chúng trong sự trị vì một ngàn năm của Ngài. Suốt tài liệu hướng dẫn học tập nầy, chúng ta sẽ nhắm vào sự ứng nghiệm theo đúng nghĩa đen. Tuy nhiên, sự khác biệt của chúng ta trong khía cạnh nầy không hề cản trở chúng ta trong việc đánh giá cao những ý kiến phê bình tuyệt vời của Hailey xuyên suốt sách giáo khoa.
Hailey (trang 21,24) đề nghị chúng ta nên tra xem ba điều khi học tập các tiên tri trong Cựu ước.
1. Những điều kiện về chính trị, đạo đức, xã hội và tôn giáo của thời đại họ và cách họ đưa ra những đề nghị để đáp ứng.
2. Khái niệm của nhà tiên tri về mối liên hệ của Đức Chúa Trời với các lân bang
3. Những lời tiên tri về Đấng Mêsia và nước hầu đến của Ngài.
Chúng ta sẽ tra xem những điều đó và thêm vào một điều nữa. Đó là
4. Sự Mặc Khải Về Đức Chúa Trời.
Chúng ta sẽ làm cho phần nghiên cứu về bản chất của Đức Chúa Trời nầy trở thành một phần của mỗi bài học. Tôi hy vọng điều nầy sẽ làm mạnh mẽ đức tin của bạn và cũng là một kinh nghiệm thích thú để biết rõ hơn về Đức Chúa Trời.
Việc hiểu biết các điều kiện sống mà các tiên tri đã đối diện cũng giúp chúng ta hiểu được lòng can đảm và trung tín của họ. Chúng ta cũng được gây dựng bởi gương mẫu của họ và theo dấu chân họ khi nhận lấy sứ điệp của Chúa dành cho dân sự mình và trung tín phân phát lời ấy ra ngày nay.
21. Chọn những câu ĐÚNG liên quan đến bối cảnh lịch sử trong giai đoạn của các tiên tri từ Êlisê đến Amốt. Khoanh tròn các mẫu tự của những câu đúng.
a. Thờ hình tượng ngày càng trở thành một bộ phận trong đời sống tôn giáo của những người Giuđa.
b. Khi sự thờ hình tượng gia tăng, Đức Chúa Trời giảm đi việc sử dụng các tiên tri.
c. Gương mẫu và ảnh hưởng của những người cai trị có những hậu quả lâu dài trên quốc gia.
d. Đế quốc của Đavít đã bị phân chia làm hai nước, Giuđa và Ysơraên.
e. Sự bại hoại đạo đức lớn đến nỗi Đức Chúa Trời đã từ bỏ dân sự của nước phía Bắc.
f. Tất cả những lời dự báo của các tiên tri đều được ứng nghiệm ba lần.
22. Hãy dùng lời lẽ của bạn để nói lên bốn điều cần ghi nhớ khi nghiên cứu các sách tiên tri.
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
23. Vì sao việc biết đôi điều về bối cảnh mà một lời tiên tri được ra đời là cần thiết?
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
24. Các sứ điệp thành văn của các tiên tri giúp ích cho chúng ta như thế nào?
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
25. Ứng dụng nào của sự ứng nghiệm lời tiên tri được sách hứng dẫn học tập nầy thực hiện mà sách của Hailey thì không?
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
Trong Bài 2 chúng ta sẽ bắt đầu phần học tập của mình về các tiểu tiên tri với tiên tri Ápđia. Trước hết bạn hãy ôn lại bài học nầy và làm bài tự trắc nghiệm sau đó bạn sẽ sẵn sàng để có một cái nhìn kỹ hơn vào tác phẩm của mỗi vị Tiểu Tiên Tri.
Bài Tập Tự Trắc Nghiệm
Sau khi đã ôn tập bài học nầy. Bạn hãy kiểm lại các câu trả lời của mình với phần giải đáp được cho sẵn trong tập học viên. Xem lại bất cứ những câu hỏi nào bạn trả lời chưa đúng.
CÂU LỰA CHỌN. Khoanh vòng mẫu tự đứng trước câu trả lời đúng nhất của mỗi câu hỏi.
1. Điều nào sau đây không mô tả một phương cách mà qua đó Đức Chúa Trời đã sử dụng Môise?
a) Tiên tri.
b) Thầy tế lễ.
c) Người Giải Phóng.
d) Người Ban Luật Pháp.
e) Tác giả.
2. Phận sự của thầy tế lễ chủ yếu có liên quan đến
a) Tình yêu của Đức Chúa Trời đối với dân sự và mối quan tâm của Ngài đối với sự thánh khiết của họ.
b) Nhu cầu phải khuyên bảo dân sự và đánh động đến tâm trí của họ.
c) Một khao khát để cảm động dân sự trong sự thờ phượng Đức Chúa Trời.
d) Ban sứ điệp của Đức Chúa Trời cho dân sự.
3. Hạng người nào dưới đây là “người công bố” sứ điệp của Đức Chúa Trời cho dân sự?
a) Người khuyên bảo.
b) Thầy tế lễ.
c) Nhà thờ.
d) Nhà tiên tri.
4. Thuật ngữ dành cho các tiên tri cho thấy họ đã nhận được những sự mặc khải từ nơi Đức Chúa Trời qua các khải tượng hoặc chiêm bao là.
a) Sứ giả.
b) Người canh giữ.
c) Người tiên kiến.
d) Tôi tớ của Đức Chúa Trời.
5. Nói chung, phản ứng của dân sự đối với các sứ điệp của các tiên tri Cựu ước là gì? Các sứ điệp ấy
a) Thường được tiếp nhận cách ân cần và sự cảnh cáo của chúng được lưu ý.
b) Thường không được họ tin là thật sự đến từ Đức Chúa Trời.
c) Được tiếp nhận với sự tôn trọng và vâng phục hết sức.
d) Thường bị chế nhạo, chối bỏ và bắt bớ.
6. Điều nào sau đây KHÔNG là một dấu hiệu của tiên tri giả?
a) Sứ điệp của người ấy không phù hợp với Kinh Thánh.
b) Lời dự báo của người ấy không ứng nghiệm.
c) Người ấy thừa nhận Chúa Cứu Thế Jêsus là Con Đức Chúa Trời.
d) Người ấy không chịu vâng theo các vị lãnh đạo Hội Thánh.
7. Chúa Jêsus đã cảnh cáo rằng các tiên tri giả sẽ làm điều nào sau đây trong những ngày cuối cùng?
a) Làm các dấu kỳ phép lạ.
b) Thừa nhận Jêsus là Chúa.
c) Đưa ra nhiều lời tiên đoán về những việc hầu đến.
d) Hủy phá ảnh hưởng của Hội Thánh.
8. Điều nào sau đây KHÔNG là một lời mô tả dành cho “các con trai của các tiên tri?”
a) Những người được ban cho ân tứ tiên tri.
b) Các môn đệ của các tiên tri.
c) Những người mà cha họ là các tiên tri nổi tiếng.
d) Thành viên của các trường đào tạo tiên tri mà có lẽ đã được tiên tri Samuên thành lập.
9. Sự khác nhau chủ yếu giữa các tiên tri được gọi là đại tiên tri hay tiểu tiên tri là do
a) Độ dài của sứ điệp được viết ra của họ.
b) Chức vụ của họ đã hiệu quả như thế nào.
c) Họ có ghi chép các sứ điệp của mình ra hay không.
d) Hoặc họ đã nói tiên tri trong nước phía Bắc hoặc nước phía Nam.
10. Danh từ nào mô tả đúng nhất hoàn cảnh đã khiến cho các nhà tiên tri phải truyền phán sứ điệp của Đức Chúa Trời cho dân sự?
a) Phục hưng.
b) Sự bội đạo.
c) Sự vâng lời.
d) Cảnh gian khổ.
CÂU GHÉP CẶP . Đọc kỹ những lời chỉ dẫn và viết câu trả lời của bạn vào chỗ trống trước mỗi chisố.
11-18 Ghép cặp mỗi vị tiên tri (phải) với giai đoạn lịch sử của họ (trái)
a) Đêbôra
b) Đaniên
c) Giêrêmi
d) Malachi
e) Hênóc
f Giôna
g Êli
h Môise
…….11 Tiền Hồng Thủy
…….12 Đại tiên tri tiền Lưu đày
…….13 Các tộc trưởng
…….14 Các quan xét
…….15 Tiểu Tiên Tri tiền lưu đày
…….16 Các vua
…….17 Đại tiên tri thời lưu đày
…….18 Tiểu Tiên Tri hậu lưu đày
TRẢ LỜI NGẮN . Trả lời mỗi câu sau đây càng ngắn càng tốt
19. Viết thuộc lòng lời định nghĩa một tiên tri của Robert Milligan
………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………….
20. Mô tả ba hạng tiên tri giả được Kinh Thánh đề cập.
………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………….
21. Hailey đề nghị chúng ta phải tra xem các bối cảnh về chính trị, đạo đức, xã hội và tôn giáo trong việc nghiên cứu của mình. Cùng khái niệm của nhà tiên tri về mối quan hệ của Đức Chúa Trời với các lân bang. Còn hai điều khác nữa chúng ta phải tra xem là điều gì.
………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………….
Giải Đáp Các Câu Hỏi Của Bài Học
13. Đối chiếu phần trả lời của bạn với bảng liệt kê và thử nghiệm các tiên tri giả trong bài học.
1 c) Luật pháp của Đức Chúa Trời chỉ được trao cho Môise.
14 d) Nó được cặp theo bởi các dấu lạ.
2. Được học cả sự khôn ngoan của người Êdíptô, lời nói và việc làm đều có tài năng.
15. Hênóc và Nôê.
3 c) Việc dùng sự khuyên bảo và biện luận để đánh động vào tâm trí họ
16
4. Luật pháp, việc công bố, giải thích và dạy dỗ luật pháp, nghiêng về các bổn phận trong việc dâng của lễ (chủ trì việc thờ phượng).
17 a Êxêchiên.
b Giêrêmi.
c Êsai.
d Đaniên
5 b) Người công bố
18 a Thế kỷ thứ chín, thứ tám, và thứ bảy trước Công Nguyên
b Thế kỷ thứ sáu và thứ năm trước Công Nguyên
c Thế kỷ thứ sáu trước Công Nguyên
6 d) Tôn vinh Đức Chúa Trời.
19. Vì các sách của họ ngắn hơn các sách của các tiên tri lớn, và có lẽ vì chức vụ của họ thường ngắn hơn.
7 a 3) Nhà thơ b 5) Thầy tế lễ c 1) Môise d 2) Tiên tri
e 2) Tiên tri f 5) Thầy tế lễ g 5) Thầy tế lễ h 4) Người khuyên bảo i 1) Môise j 1) Môise
20. a, d, h 6) Tiểu tiên tri thời hậu lưu đày.
b, e, f, j, l, m, o, p 2) Tiểu Tiên Tri thời tiền lưu đày
c 2) Tiền lưu đày hoặc 4) Tiểu Tiên Tri thời lưu đày (niên đại không chắc)
g, k 1) Đại tiên tri thời tiền lưu đày.
i, n 3) Đại tiên tri thời lưu đày.
8. Phát ngôn nhân
21. Các câu trả lời a, c và d là đúng
9 a 3) Tôi tớ của Đức Chúa Trời.
b 4) Người canh giữ.
c 5) Người của Đức Chúa Trời.
d 2) Đấng tiên kiến.
e 1) Sứ giả của Đức Chúa Trời.
22. Các bối cảnh về chính trị, đạo đức, xã hội, và tôn giáo cùng cách nhà tiên tri đã đề xuất để đáp ứng, mối quan hệ của Đức Chúa Trời với các dân tộc khác; các lời tiên tri về Đấng Mêsi cùng nước hầu đến của Ngài; sự mặc khải về Đức Chúa Trời.
10 c) Người ấy có điều gì đó để phán bảo và phải rao báo điều đó.
23. Điều đó giúp chúng ta hiểu rõ sứ điệp và ứng dụng điều đó vào các hoàn cảnh tương tự.
11 c) Eph Ep 3:4-6
24. Chúng ta có thể ứng dụng sứ điệp ấy vào các hoàn cảnh tương tự trong chính thời đại của mình; chúng ta có thể xem hiểu và theo gương của các tiên tri. 12 a) Những người ở trong chức vụ chỉ vì tiền bạc, thế lực hoặc quyền hành.
25. Sự thiết lập nước một ngàn năm của Chúa Cứu Thế trong tương lai theo nghĩa đen.

ÁPĐIA -TÔI TỚ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI #
Biểu đồ các sách Tiểu Tiên Tri trong bài 1 liệt kê các sách theo thứ tự xuất hiện của chúng trong Kinh Thánh. Trong biểu đồ đó, Ápđia là sách tiên tri thứ tư. Bây giờ trong phần học tập của mình chúng ta sẽ đi theo thứ tự thời gian của Hailey, trong đó có lẽ Ápđia được xem là sách thứ nhất trong các sách Tiểu Tiên Tri.
Ápđia là sách ngắn nhất trong Cựu ước, song nó chứa đựng một sứ điệp quan trọng ngay cả cho chúng ta ngày nay, đó là: Chúng ta gặt hái điều gì mình đã gieo. Để hiểu được sứ điệp của Đức Chúa Trời về sự đoán phạt trên Êđôm, chúng ta cần nhìn lại lịch sử của dân tộc ấy như đã được ghép trong Kinh Thánh. Chúng ta cũng sẽ xem xét bối cảnh lịch sử của sách và các biến cố mà có lẽ sách ám chỉ. Sau đó chúng ta sẽ ghi nhận sự ứng nghiệm lịch sử của lời tiên tri trong sách Ápđia.
Sự hiện thấy của Ápđia mặc khải một số những lẽ thật quan trọng về bản chất và công việc của Đức Chúa Trời. Ngài là Đấng tối cao, không phải chỉ là Đức Chúa Trời của Ysơraên, là Đấng Phán Xét tối cao của cả thế gian. Ngài xét đoán cả con người lẫn các quốc gia. Ápđia công bố một lẽ thật mà Chúa Jêsus đã nhắc đi nhắc lại nhiều năm về sau: Đức Chúa Trời sẽ đem đoán xét và hình phạt một dân tộc không những chỉ vì sự gian ác và vô luân của họ mà còn vì cách họ đã đối xử với dân sự Ngài như thế nào.
Giới Thiệu Sách Ápđia
Tác Giả và Niên Đại
Tính Độc Đáo và Sứ Điệp
Bối Cảnh Lịch Sử
Sự Phán Xét của Đức Chúa Trời Trên Êđôm
Lời Tiên Tri về Sự Sụp Đổ của Êđôm
Những Lý Do Của Sự Hủy Diệt
Ngày của Đức Giêhôva
Sự Phục Hồi và Sự Cứu Rỗi của Ysơraên
Đức Chúa Trời Được Mặc Khải Qua Ápđia
Khi học xong bài nầy, bạn có thể:
• Thảo luận vắn tắt niên đại, tác giả, và tầm quan trọng của sách Ápđia.
• Giải thích bối cảnh lịch sử và sự ứng nghiệm của sứ điệp phán về Êđôm.
• Nhận biết và ứng dụng các lẽ thật thực tiễn và mang tính thần học trong sách Ápđia.
• Giảng hoặc dạy về đề tài nầy “Nền Tảng Cho Sự An Toàn của Cá Nhân hoặc của Dân Tộc”
1. Đọc phần giới thiệu bài học, dàn bài và các mục tiêu của bài học.
2. Xem trong bảng từ vựng để tìm định nghĩa của các từ then chốt của bài 2. Dùng từ điển của bạn để tra xem các từ bạn chưa hiểu khác ở trong sách của Hailey hoặc trong nội dung bài học.
3. Hãy đọc sách Ápđia trước khi bạn bắt đầu học bài nầy, sau đó khi nào bài học yêu cầu, hãy đọc Hailey trang 28-39 và các câu Kinh Thánh tham khảo dành cho mỗi phần.
4. Nghiên cứu phần khai triển bài học và trả lời tất cả các câu hỏi của bài học. Trong khi học tập, hãy suy xét trong tinh thần cầu nguyện để biết các lẽ thật của sách nầy có thể được ứng dụng như thế nào vào đời sống bạn.
5. Làm bài tự trắc nghiệm và kiểm tra lại các câu trả lời của bạn.
– sự cáo tội
– sự đi đày
– báo trước
– vô địch
– những người thuộc dòng tộc Mạccabê
– tinh thần dân tộc
– tương ứng
– về ngữ văn
– cướp bóc
– sự khôi phục
– chủ nghĩa nhân bản thế tục
– tối thượng
– tối cao tính độc đáo
– Khai Triển Bài Học
GIỚI THIỆU ÁPĐIA
ApOv 1:1-21 Hailey 28-31
Tác Giả và Niên Đại
1:1, 10-14 Hailey 28-29
Chúng ta biết rất ít về Ápđia. Các sách lịch sử Cựu ước nhắc đến mười hai người tên Ápđia nhưng tiên tri Ápđia không phải là một trong số đó. Một số nhà tiên tri cho chúng ta biết tên cha của họ, họ xuất thân từ đâu, và thời điểm họ nói tiên tri, nhưng Ápđia không cho chúng ta thông tin gì về những điều đó cả. Toàn bộ sự chú trọng của sách nầy nhắc vào sứ điệp chứ không phải sứ giả, sách Ápđia cho chúng ta nhiều điều về thần học. Dầu vậy, chúng ta có thể nói những điều sau đây về Ápđia:
1. Tên của ông có nghĩa là “Tôi tớ của Đức Giêhôva”
2. Ông đã nhận một khải tượng và sứ điệp trực tiếp từ Đức Chúa Trời.
3. Ông đã vâng theo sự kêu gọi của Đức Chúa Trời để rao giảng sứ điệp của Ngài cho Êđôm.
4. Ông đã công bố sự đoán phạt của Đức Chúa Trời và lòng thương xót của Ngài.
5. Ông đã nhấn mạnh quyền tối thượng của Đức Chúa Trời trên các dân tộc cùng quyền uy tối cao của Ngài.
Ápđia không cho chúng ta biết thời điểm ông nhận được khải tượng. Chúng ta chỉ có thể đoán định thời gian từ các sự kiện ông mô tả. Rõ ràng là khải tượng nầy đã được ban cho không lâu sau sự sụp đổ của thành Giêrusalem. Việc nhắc đến những người ngoại quốc bắt thăm (câu 11) có lẽ ám chỉ các đồng minh Ârập và Philitin đã chiếm thành vào khoảng năm 845 TC (IISu 2Sb 21:8-17). Tuy nhiên, nó có thể ám chỉ các binh lính ngoại quốc trong đội quân Canhđê vào năm 586 TC.
Một số các học giả nói rằng văn phong của Ápđia thích hợp với niên đại sớm hơn (845 TC). Một số người cho rằng có thể Ápđia đề cập đến sự hủy phá đền thờ và cuộc lưu đày có liên quan đến thắng trận của người Canhđê. Nhưng các đoạn tương ứng trong Giêrêmi và Êxêchiên cũng không nhắc đến những điều nầy. Hailey thích niên đại sớm hơn nên ông đã xếp Ápđia đứng đầu danh sách các Tiểu Tiên Tri.
Các đoạn Kinh Thánh được viết vào thời điểm có cuộc lưu đày nói đến những hành động của Êđôm khi người Canhđê phá hủy Giêrusalem vào năm 586 TC. Cả Giêrêmi lẫn Êxêchiên đều đưa ra những lời nghịch cùng Êđôm rất giống với các sứ điệp của Ápđia. Chúng được bao gồm trong câu chúng ta có nghe trong Ápđia câu 1. Vì những lý do đó, tôi tin rằng sách Ápđia được viết vào năm 586 TC hoặc không lâu sau đó.
1. Bằng chứng về ngữ văn được lập luận nhằm ủng hộ niên đại sớm của sách tiên tri Ápđia đặt cơ sở trên điều nào dưới đây?
a) Sự khác nhau giữa văn phong của Ápđia với Giêrêmi
b) Sự giống nhau giữa văn phong của Ápđia và Giêrêmi.
c) Chủ đề trong bài viết của Ápđia.
d) Sự hủy phá đền thờ và cung điện.
e) Sự giống nhau của sứ điệp của ông với sứ điệp của Giêrêmi.
2. Điều nào sau đây là một lời biện luận hậu thuẫn cho niên đại muộn hơn của sách Ápđia?
a) Chính là niên đại khi Êđôm bị hủy diệt hoàn toàn.
b) Văn phong phù hợp với giai đoạn nầy hơn là giai đoạn sớm hơn.
c) Sách Ápđia mô tả sự đi đày của dân Giuđa.
d) Các lời tiên tri tương ứng của Êxêchiên và Giêrêmi đều ám chỉ niên đại nầy.
3. Rõ ràng là có những lập luận đáng tin cậy dành cho cả hai quan điểm về niên đại của sách Ápđia. Hãy nói niên đại của sách và những lý do chính khiến cho niên đại ấy được chọn bởi những sách sau đây.
a Hailey: Niên đại……………………lý do……………………………………………………………………
b. Hướng dẫn học tập: Niên đại………………..lý do…………………………………………………..
4. Đối chiếu ApOv 1:5-14 với Thi Tv 137:7; Gie Gr 49:7-22, và Exe Ed 35:1-15.
a. Theo bạn, các sứ điệp ấy có giống nhau không?
b. Giai đoạn nào được biết đến để quy cho ba khúc Kinh Thánh nầy?
c. Dựa trên các khúc Kinh Thánh đó, bạn sẽ quy Ápđia vào niên đại nào?
Tính Độc Đáo và Sứ Điệp của Sách Ápđia
ApOv 1:1-21 Hailey 29-30
Sách Ápđia thật độc nhất vô nhị về độ dài cùng sứ điệp của nó. Đây là sách ngắn nhất Cựu ước, song không có một lời cáo tội nào mạnh mẽ hơn nói về tội lỗi của một Quốc gia trong vòng các sách tiên tri. Hầu hết các sách nầy nhắm vào Ysơraên hoặc Giuđa; song sứ điệp của Ápđia lại dành cho Êđôm, con cháu của Êsau. Trong đó chúng ta thấy Đức Chúa Trời kêu gọi Êđôm trên cơ sở mối quan hệ gia đình của họ đối với Ysơraên.
Ápđia dạy dỗ chúng ta rằng chúng ta thường thấy sự đoán phạt của Đức Chúa Trời trong sự dấy lên hoặc sụp đổ của các Quốc gia. Chúng ta cần lưu ý những bài học mà lịch sử đã dạy cho mình. Những lý do sụp đổ của Êđôm cho chúng ta một cơ sở mang tính lịch sử để tránh các tội lỗi của Êđôm ngày nay.
Một số người gọi Ápđia là đề cao tinh thần dân tộc vì ông đã lên án Êđôm và nói về sự quy đạo của dân sót Ysơraên. Tất nhiên là ông yêu mến Ysơraên. Vì ông là một người Ysơraên, song ông không mô tả Ysơraên như một dân tộc hoàn hảo. Ông đã hàm ý rằng sự sụp đổ của Ysơraên là vì tội lỗi của nó. Song ông đã rao báo về sự đoán phạt trên Êđôm cùng các dân tộc khác vì Đức Chúa Trời của mọi dân tộc đã truyền cho ông điều phải nói.
Ápđia cũng nói về sự quy đạo của Ysơraên. Điều đó sẽ xảy ra khi Chúa Jêsus trở lại thế gian vào cuối Cơn Đại Nạn. OsHs 5:15 phán về thời kỳ nầy như vầy: “Ta sẽ đi sẽ vào nơi ta, cho đến chừng nào chúng nó nhìn biết mình phạm tội mà tìm kiếm mặt ta. Trong cơn khốn nạn, chúng nó sẽ cố tìm ta”
5. Bằng lời lẽ của chính bạn, hãy nói lên hai phương diện cho thấy Ápđia là một sách độc đáo………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………….
6. Sứ điệp của Ápđia có hai phần. Bạn hãy viết một cụm từ dành cho mỗi phần dưới đây để giải thích mỗi phần của sứ điệp:
a. Êđôm…………………………………………………………………………………………………………………..
b. Ysơraên……………………………………………………………………………………………………………………
7. Điều quan trọng trong sự học tập của chúng ta là không giới hạn chính mình trong sự hiểu biết trí tuệ về Lời của Đức Chúa Trời, mà chúng ta phải tìm kiếm điều Chúa đang muốn dạy dỗ mình. Dựa trên năm bài học về Ápđia (Hailey 29-30) hãy cho biết cách bạn có thể ứng dụng bài học dành cho mỗi đề tài sau đây:
a. Sự kiêu ngạo
b. Bất công với người khác
c. Chấp nhận hoặc tán thành việc làm sai trái
d. Gieo và gặt.
e. Trốn thoát khỏi sự đoán phạt
Bối Cảnh Lịch Sử
SaSt 25:21-34; 27:32-33; Dan Ds 20:14-21; IISa 2Sm 8:11-14; IISu 2Sb 20:1-24; 21:8-16; Hailey 30-31. Chúng ta cần nhìn lại đời sống của hai anh em sinh đôi Giacốp (Ysơraên) và Êsau (Êđôm) để hiểu sách Ápđia và sự thù ghét của Êđôm đối với Ysơraên. Cuộc vật lộn đã bắt đầu từ trong bụng mẹ và tiếp tục suốt nhiều thế kỷ giữa các con cháu của họ.
gr7 SỰ TIẾN TRIỂN CỦA MỐI CỪU THÙ GIA ĐÌNH#
Cả hai cậu bé đều có cùng những bậc cha mẹ tin kính và những cơ hội như nhau. Tuy nhiên, Êsau chỉ ham thích những gì thuộc về vật chất, trong khi Giacốp, dầu với những lỗi lầm của mình lại quan tâm đến Đức Chúa Trời và những lời hứa của Ngài. HeDt 12:16 gọi Êsau là “khinh lờn”. Đức Chúa Trời đã nhìn thấy tâm tánh của họ trước khi ra đời, Ngài đã biết rằng thái độ của Êsau và con cháu ông sẽ đưa họ cuối cùng đến chỗ hủy diệt. Đức Chúa Trời phán bảo Rêbêca rằng “Hai nước hiện ở trong bụng ngươi và hai thứ dân sẽ do lòng ngươi mà ra, dân nầy mạnh hơn dân kia và đứa lớn phải phục đứa nhỏ” (SaSt 25:23) Êsau sẽ phục vụ Giacốp!
Những ý thích khác nhau đã dẫn hai chàng trai đến các hướng khác nhau. Êsau đã bán quyền trưởng nam cùng với những đặc quyền thánh của quyền ấy cho Giacốp chỉ vì một tô canh đậu đỏ. Ông ta đã bảo “Hãy cho anh ăn thứ canh gì đỏ đỏ đó với” và từ đó biệt danh của Êsau là Đỏ, là Êđôm theo tiếng Hybá.
Sự thiên vị của mỗi người, cha và mẹ, đã dẫn đến bất hòa. Lòng tức tối của Êsau do cuộc đổi chác tồi tệ đã biến thành sự căm ghét khi Giacốp lừa dối cha mình và cướp mất lời chúc phước mà Ysơraênác định ban cho Êsau. Êsau thề nguyện sẽ giết Giacốp. Vì thế Giacốp phải chạy trốn đến Pađan Aram. Êsau nuôi mối hận suốt trong hai mươi năm. Và rồi khi Giacốp trở về Canaan, Êsau đã tập hợp 400 người lên đường để giết Giacốp. Đức Chúa Trời đã can thiệp, và hai anh em đã giải hòa. Tuy nhiên, Êsau và con cháu ông vẫn không thể nào chiến thắng được lòng cay đắng của họ đối với Giacốp và con cháu người.
Ba trăm năm sau, sự hận thù đã lộ ra: Dân Êđôm không chịu cho Ysơraên đi ngang qua vùng đất của họ (Dan Ds 20:14-21). Sau đó vào khoảng năm 1042 TC, chừng 700 năm sau lời tiên tri rằng Êsau sẽ phải làm tôi Giacốp, một chương khác trong mối cừu thù không ngừng nghỉ đã được thêm vào. Đavít đã chinh phục các quốc gia tiếp giáp với vương quốc thống nhất mà ông là vua. Một trong số các xứ sở đó là Êđôm, và bắt họ phải cống thuế. Khoảng 146 năm đã trôi qua, và rồi Êđôm (còn được gọi là “những người nam ở núi Sêirơ) liên kết với dân Ammôn và Môáp để xâm lược Giuđa. Vua Giôsaphát và toàn dân đã trình nan đề nầy lên Đức Giêhôva. Một sự chuyển biến lạ lùng kéo theo các sự kiện. Khi những người ca hát đi trước đội quân Giuđa hát ngợi khen Đức Chúa Trời, thì các binh lính của quân đồng minh bắt đầu chém giết nhau thay vì tấn công kẻ thù chung của họ. Đức Chúa Trời đã ban chiến thắng cho dân Ngài.
Dầu vậy, Êđôm vẫn chưa bị tiêu diệt hoàn toàn. Vào năm 847 TC chiến tranh lại bùng nổ một lần nữa. Lần nầy, Êđôm và Lípna đã dấy loạn cùng vua Giôram và giành được độc lập cho họ. Người Ả rập và Philitin cũng đã tấn công Giuđa và cướp bóc Giêrusalem. Một số học giả Kinh Thánh tin rằng đây là những biến cố được ám chỉ trong sách Ápđia. Êđôm đã lập vua của họ và giữ được nền độc lập suốt 50 năm (IISu 2Sb 28:8-16). Về sau vua Amaxia đã tấn công Êđôm và chiếm lấy đồn lũy Sêla của họ (IIVua 2V 14:7; IISu 2Sb 25:11-12). Nhưng Giuđa đã không thể bắt Êđôm khuất phục khi ấy cũng như không bao giờ có thể bắt phục nữa. Đức Chúa Trời đã giữ lời hứa của Ngài đối cùng Êsau.
8. Đọc SaSt 27:40 Lời hứa của Đức Chúa Trời đối với Êsau là gì?
………………………………………………………………………………………………………………………………….
VẠCH THỜI GIAN VỀ GIACỐP VÀ ÊSAU
Tiếp theo chúng ta thấy dân Êđôm vui mừng trước sự sụp đổ của Giêrusalem vào năm 586 TC. Không bao lâu sau đó, những lời tiên tri của Ápđia đã được ứng nghiệm khi dân Nêbát đuổi người Êđôm ra khỏi xứ họ. Dường như vì cớ sự hợp tác của dân Êđôm với dân Canhđê nên họ đã được phép định cư ở phía nam Paléttin sau khi người Giuđa đã bị bắt làm phu tù. Dân Êđôm được thịnh vượng tại đó suốt mấy thế kỷ. Và rồi những người thuộc dòng tộc Máccabê đã bắt phục họ và buộc họ phải tuân theo các luật lệ và nghi lễ của người Giuđa. Họ trở thành một bộ phận của dân tộc Giuđa. Người Hylạp và người Lamã gọi lãnh thổ của họ là Yđamê.
Lịch sử của dân Êđôm là lịch sử của bạo lực cho đến cuối cùng. Lòng thù ghét của dân chúng đối với người Giuđa là một lý do khiến Rôma đặt các Hêrốt (người Yđumê) cai trên xứ Paléttin. Hêrốt Đại đế đã giết các trẻ sơ sinh ở tại Bếtlêhem, Hêrốt Antipha đã chém đầu Giăng Báptít, Hêrốt Ạcrípba II đã xử tử sứ đồ Giacơ sau sự hủy diệt thành Giêrusalem vào năm 70 SC, dân Êđôm đã bị đồng hóa bởi dân Ả rập và biến mất với tư cách một dân tộc. Những khám phá của ngành khảo cổ tại Batư khẳng định rằng họ đã thờ hình tượng (IISu 2Sb 25:14-15, 20). Những tập tục của họ sa đọa đến mức làm nền văn minh hiện đại phải sửng sờ. Rõ ràng là sự đoán phạt của Đức Chúa Trời thật công bình!
9. Hoàn cảnh hay sự kiện nào sau đây trong đời sống của Êsau là điều có ý nghĩa hơn hết trong việc dẫn đến lòng thù ghét của Êđôm đối với Ysơraên và những hậu quả có ảnh hưởng lâu dài?
a) Sự khác biệt về tâm tánh của Êsau và Giacốp
b) Phước hạnh bị cướp mất
c) Ý định giết Giacốp của Êsau.
d) Hai mươi năm thù hận của Êsau đã truyền lại cho con cháu ông.
e) Sự hòa hảo của Giacốp và Êsau.
10. Dựa trên câu trả lời của bạn ở câu 9 và dựa trên HeDt 12:14-15, hãy đưa ra một ứng dụng thực tiễn cho chính đời sống bạn.
……………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
11. Ôn lại phần chỉ định đọc và tư liệu dành cho phần nầy, rồi khoanh tròn mẫu tự đứng trước câu nào ĐÚNG trong bài tập nầy.
a. Đức Chúa Trời đã chọn Giacốp và con cháu người để trở thành tuyển dân của Ngài thậm chí trước khi Giacốp ra đời.
b. Trái với Ysơraên và Êđôm, phần lớn trong đời sống của mình hai anh em Gia cốp và Êsau thường thân thiện với nhau.
c. Theo Thánh Kinh, Giacốp thường tượng trưng cho những người ưa thích thế gian và không thuộc linh trên đất.
d. Cuộc xung đột giữa Ysơraên và Êđôm bắt đầu khi có cuộc xuất hành ra khỏi Ai cập.
e. Lời tiên tri của Đức Chúa Trời phán cùng Rêbeca, cho thấy dân sự của Êsau sẽ phục dịch dân sự của Giacốp. Lời tiên tri nầy đã được ứng nghiệm khi Đavít chinh phục Êđôm vào năm 1042 TC.
f. Khi Giêrusalem thất thủ vào năm 586 TC người Êđôm đã lao ra giải cứu họ và cùng san sẻ với họ.
g. Những người Mặccabê đã bắt phục dân Êđôm sau năm 200 TC và khiến họ phải giữ theo các luật lệ và nghi thức của người Do Thái.
h. Người Êđôm cuối cùng đã bị Hêrốt Atigia tiêu diệt.
i. Sự cay đắng nghịch cùng anh em họ thật sự đã đem lại sự sụp đổ của dân Êđôm.
Lịch sử của dân Êđôm khiến chúng ta nhận biết rằng chúng ta có thể tin cậy Lời Chúa và biết những lời tiên tri của Lời Ngài thảy đều ứng nghiệm. Đức Chúa Trời là Chúa của lịch sử, là Đấng Tối cao trên các dân tộc. Ngài là Đấng phán xét họ và hình phạt sự gian ác.
SỰ ĐOÁN PHẠT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI TRÊN ÊĐÔM
ApOv 1:1-14 Hailey 31-36
Lời Tiên Tri về Sự Sụp Đổ của Êđôm
1:1-9 Hailey 31-34
Giới Thiệu Lời Tiên Tri
Mỗi sách của các vị Tiểu Tiên Tri đều cho một lời giới thiệu ở câu thứ nhất hoặc thứ hai. Ápđia câu một cho biết tác giả và tựa đề của sách: Sự hiện thấy của Ápđia. Từ dành cho “sự hiện thấy” trong tiếng Hêbơrơ được dùng cho những sự mặc khải xảy ra ở trước mắt (ví dụ DaDn 8:1-2).
Điều nhà tiên tri đã viết không phải là kết quả của sự suy nghĩ sâu sắc của ông hoặc sự biện biệt sắc bén trước hoàn cảnh chính trị vào thời đó. Thậm chí cũng không phải là sự ứng dụng lời Kinh Thánh vào các tình huống nhất định. Ápđia đã thấy điều sắp sửa xảy ra và đã nhận một sứ điệp trực tiếp từ Đức Chúa Trời. Đây là sự mặc khải của Đức Chúa Trời dành cho ông bởi vì ông là phát ngôn nhân của Đức Chúa Trời và là người cầm bút, tức là ông đã nhận được uy quyền để phán bảo, nhơn danh Đức Giêhôva và viết ra sứ điệp của Ngài.
“Nầy là điều Đức Giêhôva Đấng Tối Cao phán về Êđôm” cho chúng ta biết nguồn gốc của sứ điệp nầy và dân tộc có liên quan. Ápđia tích cực trong sự trình bày của mình vì ông biết ông đã nghe lời đó từ Đức Chúa Trời. Ông gọi Giêhôva là Đấng tối cao, hàm ý Ngài là Đấng Cai Trị Tối Thượng, Ngài có quyền và năng lực để phán xét các dân và thưởng hoặc phạt họ tùy theo công việc họ làm.
“Chúng ta có nghe lời rao từ Đức Giêhôva” có thể ám chỉ đến Ápđia và những người ông sẽ phán truyền cho trước khi ông viết lại. Hoặc điều đó có thể cho thấy Giêrêmi và Êxêchiên đã nhận cùng một sứ điệp như Ápđia.
Theo quan điểm của Hailey “một sứ giả đi giữa các nước” ám chỉ một thiên sứ hoặc thần linh Chúa đã sai đến để khuấy động các dân nghịch cùng Êđôm. Có lẽ Đức Chúa Trời đã dùng một vua để xúi giục các vua khác tấn công. Đức Chúa Trời, bởi quyền năng tối thượng của Ngài, có nhiều lúc đã sử dụng các kẻ cầm quyền gian ác để thi hành kế hoạch của Ngài trong việc dấy lên hoặc đánh hạ các nước. Ngài thường thi hành sự đoán phạt qua các công cụ loài người.
12. Hoàn thành tiến trình nhận biết dưới đây từ những gì bạn tìm thấy trong Ápđia câu 1.
a. Tựa đề…………………………………………………………………………………………………………………
b. Tác giả………………………………………………………………………………………………………………..
c. Dân tộc có liên quan……………………………………………………………………………………………..
d. Nguồn gốc của sứ điệp ………………………………………………………………………………………..
e. Phương cách……………………………………………………………………………………….
f. Chủ đề………………………………………………………………………………………………………………..
Tình Trạng Của Êđôm , Kiêu Ngạo
Câu 2-4 cho chúng ta biết lý do cơ bản của sự đoán xét nghịch cùng Êđôm: sự kiêu ngạo. Họ đã tự tôn cao mình, nhưng Đức Chúa Trời phán rằng : “Nầy, ta sẽ khiến ngươi làm nhỏ giữa các nước. Ngươi bị khinh dể lắm”. Câu “ta sẽ khiến ngươi được dùng trong ý nghĩa của một lời tiên tri cho thấy rằng Đức Chúa Trời phán truyền chắc chắn sẽ xảy ra. Sự khoe khoang của Êđôm khiến cho các dân khác ghét họ và cuối cùng đã đưa họ đến chỗ sa bại.
Kiêu ngạo về Địa vị . Êđôm kiêu ngạo vì cho họ là vô địch, vị trí phòng thủ của họ, sức mạnh quân sự của họ, và những người mưu trí của họ. Dân sự họ mạnh mẽ và hiếu động, sau khi leo lên các đỉnh núi cao, họ làm chỗ ở của mình trong các hang núi hoặc tự tạo các hang ổ từ các bức vách trong hẽm núi. Ở tại xứ Betra chúng ta vẫn còn có thể thấy những nơi trú ngụ rộng lớn được đục đẽo từ núi đá. Bị lừa dối bởi sự kiêu ngạo, Êđôm có một sự an toàn giả dối. Loài người ngày nay, giống như Êđôm, có thể khoe khoang chống nghịch Đức Chúa Trời Ngài trả lời họ như đã phán cùng Êđôm: “Bay đã lấy miệng khoe mình nghịch cùng ta, ..ta đã nghe điều đó…ta sẽ làm cho mầy nên hoang vu” (Exe Ed 35:13-14).
13. Lưu ý các câu tương ứng trong Ápđia câu 2-4 và Gie Gr 49:16. Điều gì đã lừa dối Êđôm theo
a. ApOv 1:3-4………………………………………………………………………………………………………
b. Gie Gr 49:16…………………………………………………………………………………………………….
c. Ẩn dụ trong câu “Lót ở giữa các ngôi sao” tượng trưng cho điều gì theo Hailey?
……………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu hỏi của Êđôm “Ai sẽ có thể xô ta xuống hố ?” Thách thức mọi thế lực trên trần gian nầy thậm chí uy quyền của Đức Chúa Trời đời đời. Nhưng “hễ ai tự nhắc mình lên sẽ bị hạ xuống ” (LuLc 14:11). Vấn đề của Êđôm vẫn là vấn đề của loài người trãi mọi thời đại, chính nó đã gây cho Ađam sa ngã, và như điều được gợi ý, ngay cả Satan nữa. EsIs 14:12-15 chép rằng.
“Hỡi sao mai, con trai của sáng sớm kia, sao ngươi từ trời sa xuống! Hởi kẻ giày đạp các nước sâu, ngươi bị chặt xuống đất là thể nào! Ngươi vẫn bụng bảo dạ rằng: Ta sẽ lên trời, sẽ nhắc ngai ta lên trên các ngôi sao của Đức Chúa Trời. Ta sẽ ngồi trên núi hội về cuối cùng phương Bắc. Ta sẽ lên trên cao những đám mây, làm ra mình bằng Đấng Rất Cao ”
Nhưng ngươi phải xuống nơi âm phủ, sa vào nơi vực thẳm !
Tinh thần Satan ở trong những người Êđôm kêu gọi con người ta phải được tôn cao lên. Cũng tinh thần đó đang hoạt động trong thế giới ngày nay. Chúng ta gọi đó là chủ nghĩa nhân bản thế tục. Nó sẽ đạt đến đỉnh điểm trong kẻ đối địch lại Đấng Christ (Antichrist), “tôn mình lên trên mọi sự mà người ta xưng là Đức Chúa Trời, hoặc người ta thờ lạy, rất đỗi ngồi trong đền Đức Chúa Trời, chính mình tự xưng là Đức Chúa Trời” (IITe 2Tx 2:4).
14. Một số ứng dụng có thể được đưa ra từ sự kiêu ngạo của Êđôm về vị trí của họ.
a. Những điều Êđôm khoe mình giống với những điều nào mà một số các dân tộc ngày nay thường kiêu hãnh?
………………………………………………………………………………………………………………………………….
b. Thi Tv 127:1 hàm ý về sự an toàn của một quốc gia, địa phương, một cá nhân?
………………………………………………………………………………………………………………………………….
Theo bạn, điều hữu hiệu nhất bạn có thể làm cho sự an toàn của quốc gia mình là gì?
Kiêu Ngạo Vì Sự Giàu Có . Nhiều dân tộc đã ghen tị với sự giàu có của Êđôm. Một phần xứ sở của Êđôm là sa mạc, song họ cũng có các vùng trũng dồi dào nước. Các mỏ sắt và đồng ở tại Êsion – Ghêbe và các tuyến đường buôn bán bằng đường bộ và đường biển từ Êđôm đã khiến xứ giàu có. Một con đường của các đoàn lái buôn từ Êsiôn Ghêbe đến Đamách, một đường khác đến Aicập, đem lại lợi nhuận từ việc buôn bán và đóng thuế Êđôm đã buôn bán với Syri, Asyri, Ai cập, Arabi và Châu Phi. Hãy xác định vị trí của những nơi nầy trên bản đồ (khung 2.5): Êđôm, Giuđa, Asyri, Đamách, Ai cập, Êsiôn Ghêbe, Giêrusalem và Sêla.
Câu 5 và 6 cho chúng ta khải tượng của Ápđia về việc Êđôm bị cướp bóc và mất sạch của cải. Người dân sẽ cất giấu các của cải, nhưng kẻ thù sẽ lục bới, tìm kiếm, và lấy đi tất cả. Một thành nổi tiếng cũng đã bị cướp bóc là Petra. Tên thành (Perta là tiếng Hylạp, Sela là tiếng Hêbơrơ) có nghĩa là “Vầng đá”. Nó dường như là một đồn lũy không thể đánh chiếm được (không khuất phục). Người Nêbát (Nabateans) biết nó là một trung tâm thương mại giàu có, nơi rất nhiều của cải được cất giấu. Thậm chí ngày nay người Ảrập còn gọi một ngôi đền tại Petra là “Kho Tàng”. Sự giàu có ấy, niềm kiêu hãnh của Êđôm đã thu hút những kẻ cướp bóc trong khải tượng của Ápđia.
Không có sự đoán phạt nào triệt để như sự đoán phạt mà Đức Chúa Trời đã rải ra. Con người cố gắng vô ích để giấu mình cùng với những của cải của họ. Đức Chúa Trời nhìn thấy mọi sự và biết hết tất cả “Sa vào tay Đức Chúa Trời hằng sống thật đáng kinh khiếp thay” (HeDt 10:31). Dẫu vậy Đức Chúa Trời không vui trong sự đoán phạt đâu. Ngài bày tỏ sự ghét bỏ hoàn toàn đối với tội lỗi, song lại là tình yêu vô hạn đối với những người biết ăn năn. Đức Chúa Trời dùng ân điển và sự đoán phạt để giúp con người ăn năn. Nếu họ chối bỏ ân điển Ngài sự đoán phạt sẽ đến.
15. Đọc các đoạn Kinh Thánh sau đây và ứng dụng vào những gì chúng ta đã nói đến trong phần nầy.
a. So sánh dân Êđôm với lời khuyên trong ITi1Tm 6:1-19. Câu 17 nói gì về lòng kiêu ngạo đặt nơi của cải?
………………………………………………………………………………………………………………………………….
b. Exe Ed 33:11 và IIPhi 2Pr 3:9 dạy gì về Đức Chúa Trời và sự đoán phạt của Ngài?
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
Kiêu Ngạo Vì Các Liên Minh và Bạn Bè . Ápđia câu 7 cho biết các bạn bè và đồng minh của Êđôm, một điều làm cho họ thường kiêu hãnh, nay nghịch cùng họ. Người Ả rập đã từng là bạn thân, cùng họ tham gia trong các vụ cướp phá chống lại Giuđa (Thi Tv 83:5-6). Bọn họ đã cùng ăn bánh với nhau. Cho đến ngày nay đó vẫn còn là một dấu hiệu của tình bạn sâu đậm giống như con dấu đóng trên một hiệp ước hòa bình hoặc một giao kèo không gây chiến. Môáp, Ammôn và các quốc gia khác có buôn bán với Êđôm có lẽ là các đồng minh của Êđôm. Gaxa và Tyrơ đã từng bán các nô lệ cho Êđôm (AmAm 1:6, 9) (Tìm các địa điểm nầy trên bản đồ, Khung 2.5). Nhưng bạn bè và các đồng minh của Êđôm đã phản bội nó. Bị đui mù bởi sự kiêu ngạo, nó không nhìn thấy được sự triển khai âm mưu của chúng.
Kiêu Ngạo Vì Có Những Người Mưu Lược . Ápđia câu 8 và 9 cho thấy lòng tin cậy của Êđôm đặt nơi những kẻ khôn của họ, tức là những nhà lãnh đạo chính trị, những tay cố vấn và các nhà chiến lược quân sự. Những người nam trong Núi Êsau (Êđôm) nổi tiếng vì sự khôn ngoan và hiểu biết của họ về thế giới.
(Núi Êsau trong câu 8, 19 và 21 được dùng tương phản với Núi Siôn, là điều ám chỉ Ysơraên, núi Êsau hàm ý dân tộc Êđôm).
Êlipha, một trong các bạn hữu của Gióp, được biết đến vì sự khôn ngoan của mình, là người Êđôm. Các vua Hêrốt cũng vậy – là những kẻ mưu lược, các chánh khách độc ác, những con người đầy sự khôn ngoan thuộc về đời nầy nhưng không có những lý tưởng làm cho con người ta thật sự vĩ đại. Sự khôn ngoan tự nhiên có thể được dùng cho sự vinh hiển của Đức Chúa Trời và giúp làm cho thế giới tốt hơn. Mọi sự khôn ngoan đều đến từ Đức Chúa Trời, và Ngài khuyến khích chúng ta cầu xin Ngài sự khôn ngoan (Gia Gc 1:5). Tuy nhiên, sự hiểu biết và khôn ngoan ngoài Chúa không thể bảo vệ một dân tộc hay cá nhân người ấy khỏi sự đoán phạt của Ngài.
16. Theo Hailey, vì sao Êđôm bị hủy diệt (Trang 34)?
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
17. Đọc Gie Gr 49:7-22 và ITe1Tx 5:1-3, rồi so sánh giữa hoàn cảnh của Êđôm với các điều kiện sống trong thế giới ngày nay…………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………
Kiêu Ngạo Vì Sức Mạnh Quân Sự . Ápđia câu 9 nói đến sự tin cậy của Êđôm nơi các lính chiến Thêman. Có lẽ là thủ đô của Êđôm và là một trung tâm phòng thủ vững chắc. Chữ những người mạnh dạn (được dịch là “những lính chiến trong bản NIV) được dùng trong Kinh Thánh dành cho những người lãnh đạo về quân sự. Họ là những người anh hùng đã thực hiện được những kỳ công lớn. Những tay lính chiến nầy của Thêman đã gieo rắc nỗi sợ hãi cho các xứ sở khác (Gie Gr 49:16). Êđôm đã kiêu hãnh về những lính chiến ấy và cho rằng sẽ không một ai dám tấn công họ. Nó tin cậy nơi sức mạnh quân sự của chính mình nhưng ngày sẽ đến là khi quân đội của nó bị giết hàng loạt và dân nó sẽ bị bỏ mặc không ai che chở và chẳng còn hy vọng gì trước quân xâm lược.
Chúng ta sống trong một thời kỳ mà các siêu cường đang trong một cuộc chạy đua vũ trang. Mỗi bên đều tìm cách có được các vũ khí hùng mạnh nhất để cho bên kia sợ bị tấn công. Nhiều quốc gia đang xây dựng các trang bị quốc phòng của mình, kể cả vũ khí hạt nhân. Ápđia cảnh cáo chúng ta rằng sự an toàn thật không nằm trong bất cứ điều nào như thế.
18. Theo Hailey (trang 33), số phận, sự hủy diệt, hoặc sự giải cứu của các dân tộc tùy thuộc vào điều gì?
…………………………………………………………………………………………………………………………………….
Những Lý Do của Sự Hủy Diệt
ApOv 1:10-14 Hailey 31, 34-36
Chúng ta đã nhìn thấy trong lịch sử của Êđôm những hậu quả cay đắng, thù hận và kiêu ngạo. Sự thù địch của Êsau đối với Gia cốp đã phải kéo dài qua các thế hệ. Đức Chúa Trời đã phán tỏ tường cùng dân Ysơraên khi họ ra khỏi Ai cập rằng họ phải coi Êđôm là anh em mình và không được tìm cách chiếm xứ mà Đức Chúa Trời đã ban cho con cháu của Êđôm (PhuDnl 2:4-5). Về sau Môise đã ban cho Ysơraên sứ điệp từ nơi Đức Chúa Trời như vầy: “Chớ làm gớm ghiếc người Êđôm, là vì anh em mình” (23:7). Tuy nhiên, Êđôm lại không thừa nhận những đòi buộc của quan hệ anh em, mà lại huy động một đội quân để ngăn không cho Ysơraên đi ngang qua vùng đất của họ (Dan Ds 20:14-21) Ysơraên đã vâng lời Đức Chúa Trời, không chịu đánh nhau, và đi vòng theo hướng khác. Song, trải qua nhiều thế kỷ, những hành động thù địch lặp đi lặp lại của cả hai bên đã làm cho lòng thù hận mạnh hơn cả những liên hệ của tình máu mủ.
Cuối cùng, khi người Canhđê chinh phục Giêrusalem, dân Êđôm đã vui mừng hớn hở, họ reo hò “Hãy hủy hoại, hãy hủy hoại cho đến tận nền của nó đi!” (Thi Tv 137:7). Họ đã tham gia vào việc cướp bóc thành và đứng ở các ngã tư để không cho dân Giuđa trốn thoát khỏi thành. Và rồi họ giao những phu tù Giuđa cho người Canh đê. Đây không phải kinh nghiệm đầu tiên của họ trong việc buôn nô lệ. Họ đã từng mua toàn bộ những cộng đồng nô lệ Dothái từ Gaxa và Tyrơ (AmAm 1:6, 9).
19. Đọc Ápđia câu 10-14 và liệt kê những hành động của Êđôm bị Đức Chúa Trời lên án………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………….
20. Ghép cặp mỗi lời buộc tội Êđôm (Phải) với sự kiện có liên quan đến lời buộc tội đó (trái) (Hailey trang 35-36).
…..a chớ chia phần trong những chiến lợi phẩm của dân sự Đức Chúa Trời là những người bị cướp bóc.
…..b Chớ lợi dụng những người đang tìm cách chạy trốn
…..c Chớ vui mừng trước tai họa của anh em mình.
21. Theo Êxêchiên đoạn 35 (câu 1, 11) những hành động của Êđôm là hậu quả của sự thù địch, nóng giận, ganh ghét và oán hận xa xưa. Chúng ta thấy GaGl 6:7 soi sáng thế nào trên việc Đức Chúa Trời phán xét Êđôm?
Rõ ràng là Đức Chúa Trời phán xét các dân tộc theo cách họ đối xử với các dân tộc khác, và nhất là đối với tuyển dân của Ngài. Êđôm đã bị đoán phạt vì hành động chống lại những kẻ đã chịu khổ. Trong Mat Mt 25:31-46, Chúa Jêsus đã dạy dỗ một tiêu chuẩn đối xử thậm chí còn cao hơn nữa: Ngài lên án những kẻ không cứu giúp những người khốn khổ. Trong cái nhìn đó, chúng ta có thể nói rằng Đức Chúa Trời mong đợi chúng ta giúp đỡ những kẻ gặp khó khăn hoặc thiếu thốn, như những người tị nạn, những người bị tù, và những nạn nhân của thiên tai hoặc nghèo đói.
22. So sánh những hành động của Êđôm với sứ điệp của Mat Mt 5:43-45 và IGi1Ga 3:15-18, điều đó dạy dỗ chúng ta nguyên tắc nào.

NGÀY CỦA ĐỨC GIÊHÔVA
Ápđia 15-17; Hailey 36-37
Có nhiều tiên tri nhắc đến Ngày của Đức Giêhôva. Nói chung, cụm từ nầy mô tả các trường hợp khi sự đoán phạt của Đức Chúa Trời đến và hủy diệt các kẻ thù của Ngài. Trước hết thuật ngữ nầy được các tiên tri dùng để mô tả sự đoán phạt của Chúa trên một tình huống có tính địa phương. Nhưng được cảm động bởi Thánh Linh, chúng cũng mô tả các biến cố trong những ngày cuối cùng của lịch sử nhân loại. Chúng ta sẽ không thảo luận chi tiết các sự kiện trong bài nầy nhưng chúng bao gồm:
1. Sự cất lên của Hội Thánh.
2. Cơn Đại Nạn.
3. Trận chiến Hạtmaghêđôn
4. Sự trở lại của Chúa Cứu Thế trong vinh hiển.
5. Sự trở lại đạo của Ysơraên.
6. Sự phán xét các dân.
7. Sự trị vì một ngàn năm của Chúa Cứu Thế.
Trong lời tiên tri của Ápđia, sự hủy diệt không lâu sẽ khởi sự của dân Êđôm báo trước thời điểm của cơn thạnh nộ hầu đến trên mọi nước, một thời kỳ phán xét tất cả mọi người, cũng được gọi là “Ngày của Chúa” Đaniên gọi đó là thời kỳ mà “đến nỗi từ khi mới có nước đến kỳ đó cũng chẳng có như vậy bao giờ (DaDn 12:1). Toàn bộ sách Sôphôni được dành để nói về ngày ấy. Giôên thì chép rằng: :“Ôi ngày ấy! Vì ngày Đức Giêhva đã gần! Nó đến như một tai vạ thả ra bởi Đấng Toàn Năng!” (Gio Ge 1:15).
Tân ước mô tả ngày nay của Chúa là khi Đức Chúa Trời sẽ đổ cơn thạnh nộ của Ngài trên hết thảy những kẻ nào không chịu tiếp nhận Tin lành và sự cung ứng cứu rỗi của Tin lành cho mọi người tin nhận. Đối với những ai đã trở thành cô dâu của Chúa Cứu Thế tức Hội thánh của Ngài thì đó không phải là ngày đáng sợ. Bởi vì ngày của Chúa bắt đầu bằng việc Chúa Cứu Thế trở lại để đón rước cô dâu của Ngài tức là sự cất lên của Hội Thánh. Vì vậy chúng ta hãy dùng lời trong ITe1Tx 4:13-18 mà khích lệ nhau.
Sau khi Hội Thánh đã được cất lên, sẽ bắt đầu có cơn đại nạn. Sự cai trị bảy năm của kẻ địch lại Đấng Christ (Anti Christ một kẻ độc tài thống trị thế giới, và những dịch lệ như Khải Huyền đã mô tả. Tuyệt đỉnh sẽ đến cùng với sự trở lại của Chúa Cứu Thế để hủy diệt các thế lực gian ác và lập nước của Ngài trên đất. Những kẻ cai trị, các tướng lãnh của thế gian, những người giàu có hoặc nghèo thiếu, nô lệ hoặc tự do đều sẽ kêu la cùng đá lớn và núi rằng hãy rơi xuống để chận họ đặng trốn khỏi Đức Chúa Trời và Chúa Cứu Thế “Vì ngày thạnh nộ lớn của Ngài đã đến, còn ai đứng nổi?” (KhKh 6:17 xem từ câu 12-17).
Tất cả những gì Ápđia chép về sự phán xét hầu đến nhắc nhở chúng ta về sự thánh khiết và công bình của Đức Chúa Trời. Ngài phải hình phạt tội lỗi và cuối cùng tận diệt nó. Đức Chúa Trời sẽ xử với các nước và các cá nhân tùy theo việc làm của họ. “Bấy giờ người ta sẽ làm cho ngươi như chính mình ngươi đã làm; những việc làm của ngươi sẽ đổ lại trên đầu ngươi! (Ápđia câu 15). Đức Chúa Trời không thiên vị trong sự phán xét của Ngài. Đức Chúa Trời của sự thánh khiết đời đời, Đấng đã xử lý tội lỗi của Êđôm cũng là Đức Chúa Trời sẽ xử lý chúng ta và các dân trên đất.
Trong ánh sáng của nhiều lời tiên tri đã được ứng nghiệm, rõ ràng là Ngày của Chúa gần rồi. Sự cất lên của Hội Thánh có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ngay sau đó là Cơn Đại Nạn. Ápđia câu 16 mô tả những người đang chè chén trác táng. Họ đã uống chén thù ghét, nhạo báng, và hung hăng gian ác đối với những người khác. Tương lai họ sẽ phải uống chén thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Giêrêmi mô tả điều đó trong Gie Gr 25:15-38. Trước quang cảnh của thời kỳ kinh khiếp không còn lâu nữa sẽ xảy đến, chúng ta hãy cảnh báo cho thế hệ của mình, như Giăng Báp tít đã cảnh cáo họ, hãy “tránh khỏi cơn giận hầu đến” (Mat Mt 3:7).
23. Thuật ngữ Ngày Của Chúa có ý nghĩa thế nào trong mỗi trường hợp sau đây:
a. Đối với Êđôm trong thời của Ápđia?
……………………………………………………………………………………………………………………………………
b. Dành cho thời kỳ cuối cùng?
……………………………………………………………………………………………………………………………………
24. Nói vắn tắt Ngày Của Chúa sẽ mang ý nghĩa thế nào đối với mỗi thành phần sau đây (Hailey trang 369).
a. Những kẻ thù của Đức Chúa Trời.
……………………………………………………………………………………………………………………………………
b. Dân sự của Đức Chúa Trời.
……………………………………………………………………………………………………………………………………
25. Nguyên tắc gì được Hailey nhấn mạnh như đó là cách nhìn biết Ngày của Chúa?
……………………………………………………………………………………………………………………………………
SỰ KHÔI PHỤC VÀ SỰ CỨU CHUỘC CỦA YSƠRAÊN
ApOv 1:17-21 Hailey 37-39
Ápđia câu 17 trình bày cả hai phương diện của lời hứa Đức Chúa Trời dành cho dân sự Ngài. Sự chúc phước về vật chất và tâm linh. Sự trở về xứ sở Paléttin và sự giải cứu khỏi tội lỗi sẽ đến cùng Ysơraên. Sự giải cứu khỏi tội đem lại sự thánh khiết cho Giêrusalem và khắp xứ. Giêrusalem sẽ phải được giải phóng khỏi mọi loại ô uế của dân ngoại.
Lịch sử đã chứng minh rằng, trong thời kỳ phu tù Ysơraên đã bị rủa sả vì tội thờ hình tượng là điều đã đem sự đoán phạt của Đức Chúa Trời đến trên họ. Những kẻ lưu đày (câu 20) đã trở về để sở hữu cơ nghiệp của họ một lần nữa (câu 17). Họ đã trở về để thờ phượng Đức Chúa Trời và làm dân sự Ngài.
Trong khi đó, dân Nabát, “Người từ Negev” đã chiếm đóng Núi Sêirơ (câu 19) cũng được gọi là “núi Êsau”. Những người Êđôm thoát khỏi cuộc tàn sát của dân Nabát đã định cư tại miền nam Paléttin trong địa phận Iđumê. Tuy nhiên, con cháu của những người lưu đày trở về dưới thời Mạccabê đã chứng tỏ họ là lửa và ngọn lửa đã hủy diệt rơm rạ của nhà Êsau (câu 18). Những người Mạccabê đã giết 20.000 người Êđôm ở tại Iđumê và buộc những người còn lại phải chấp nhận các nghi lễ và luật lệ tôn giáo của người Giuđa.
Lời hứa về sự khôi phục trong sách Ápđia, cũng giống như lời tiên tri về sự đoán phạt có một sự ứng nghiệm có ảnh hưởng lâu dài hơn là sự ứng nghiệm tức khắc. Các từ lửa và ngọn lửa trong câu 18 khiến chúng ta nghĩ đến những sự tỏ ra của Đức Chúa Trời. Trong bụi gai cháy, trong trụ lửa đã dẫn đường cho Ysơraên, và trong những cái lưỡi bằng lửa ở tại Lễ Ngũ Tuần. Lửa tượng trưng cho sự vinh hiển lẫn sự đoán phạt Đức Chúa Trời “Vì Đức Chúa Trời chúng ta là một đám lửa hay thiêu đốt” (HeDt 12:29).
Từ thời các sứ đồ, những người cứu tinh đầy dẫy lửa của Đức Chúa Trời đã đi ra từ dân Ysơraên thuộc linh (Núi Siôn) để chiến cự cùng Satan và đem các phu tù của hắn khỏi núi Êsau để được an toàn tại núi của Đức Chúa Trời. Tác giả Hêbơrơ đã nói về điều đó
Nhưng anh em đã tới gần núi Siôn, gần thành của Đức Chúa Trời hằng sống, tức là Giêrusalem trên trời, gần muôn vàn thiên sứ nhóm lại, gần Hội Thánh của những con trưởng được ghi tên trong các từng trời, gần Đức Chúa Trời là quan án của mọi người gần các linh hồn người nghĩa được vẹn lành, gần Đức Chúa Jêsus, là Đấng Trung Bảo của giao ước mới và gần huyết rưới ra, huyết đó nói tốt hơn huyết của Abên vậy ( SaSt 12:22-24). “Còn nước thì sẽ thuộc về Đức Giêhôva ” (ApOv 1:21). Dân Ysơraên sẽ ở trong nước ấy. Chúa Jêsus đã hứa rằn: “Đến kỳ muôn vật đổi mới, là khi Con người sẽ ngự trên ngôi vinh hiển của Ngài, thì các ngươi là kẻ đã theo ta, cũng sẽ ngồi trên mười hai ngôi, mà xét đoán mười hai chi phái Ysơraên ” (Mat Mt 10:28).
Trong RoRm 11:25-26, Phaolô giải thích về sự quy đạo của Ysơraên.
“Một phần dân Ysơraên đã sa vào sự cứng lòng, cho đến chừng nào số dân ngoại nhập vào được đầy đủ; vậy thì cả dân Ysơraên được cứu, như có chép rằng ”
Đấng giải cứu sẽ đến từ Siôn. Cất sự vô đạo ra khỏi Giacốp ”.
Ngày vinh hiển nầy, như chúng ta thấy ở những khúc Kinh Thánh khác, cũng sẽ mang lại sự quy đạo của các dân tộc khác nữa (Xem EsIs 66:18-24). Giăng, là người viết sách Khải huyền, phán rằng “Kìa, Ngài đến giữa những đám mây, mọi mắt sẽ trông thấy, cả đến những kẻ đã đâm Ngài cũng trông thấy, hết thảy các chi họ trong thế gian sẽ than khóc vì cớ Ngài” (KhKh 1:7). Những lời sau chót của Ápđia là: “Còn nước sẽ thuộc về Đức Giêhôva (câu 21). Lời ấy công bố sự trị vì của Đấng Christ trên đất là nước mà con dân Chúa đã trông đợi suốt các thời đại.
26. ” Nhà của Giacốp chỉ về điều nào sau đây trong ý nghĩa bao gồm hai phần của nó? (Xem Hailey trang 37).
a. Con cháu của Giuđa nhưng không phải của Ysơraên.
b. Tất cả con cháu của Giacốp.
c. Một sự hiệp nhất gồm Giuđa và Ysơraên.
d. Tất cả con cháu của Êsau.
e. Hết thảy những người được cứu chuộc và được nên thánh.
f. Người dân thuộc núi Siôn.
27. Theo Hailey, đóng góp chủ yếu của Êđôm cho lịch sử là gì?………………………………..
28. Cuối cùng. Êđôm và Sêirơ thuộc về ai, và điều đó xảy ra khi nào?
a. Thuộc về…………………………………………………………………………………………………………….
b. Vào lúc nào?………………………………………………………………………………………………………
Ápđia lặp đi lặp lại những sự tương phản giữa Núi Siôn và Núi Êsau. Một bên tượng trưng cho sự thánh khiết, sự cứu rỗi và sự hầu việc. Còn bên kia là sự nổi loạn, tội lỗi, tối tăm và bỏ hoang. Chúng ta nhìn thấy sự xung đột suốt Kinh Thánh từ Cain và Abên cho đến ngày của Đức Giêhôva và chiến thắng cuối cùng của núi Siôn vẫn còn rải khắp trên thế giới. Bạn đặt lòng tin cậy của mình vào chỗ nào?
Nếu chúng ta muốn có phần trong “núi thánh” của Đức Chúa Trời, chúng ta phải có sự cứu rỗi của Ngài cùng sự thánh khiết mà Đức Thánh Linh ban cho. Khi chúng ta đặt lòng tin cậy của mình nơi Ngài, Đức Chúa Trời sẽ đưa chúng ta đi từ đắc thắng nầy đến đắc thắng khác trong nước Ngài. Ngay cả hiện nay Ngài vẫn đang sống giữa vòng dân sự Ngài, “Đấng Christ ở trong anh em, là sự trông cậy về vinh hiển!” (CoCl 1:27). Về mặt thuộc linh, chúng ta đã đến với điều mà Núi Siôn tượng trưng: Hội Thánh của những con trưởng (HeDt 12:18-24). Chúng ta biết Đức Chúa Trời sẽ đưa chúng ta vào trong sự đắc thắng cho đến khi sự kiện được mô tả trong KhKh 11:15 được ứng nghiệm: “Từ nay nước của thế gian thuộc về Chúa chúng ta và Đấng Christ của Ngài, Ngài sẽ trị vì đời đời”.
29. Ghép cặp mỗi ứng dụng (trái) với biểu tượng thích hợp (phải)
.. .a Tượng trưng cho nơi an toàn dành cho những kẻ được chuộc của Đức Giêhôva.
. ..b Tượng trưng cho sự phản loạn, tội lỗi, sự tối tăm và sự chết.
…c Tượng trưng cho nước của Đức Giêhôva
.. .d Tượng trưng cho sự quy đạo của Ysơraên vào thời kỳ cuối cùng.
.. .e Tượng trưng cho số phận của những kẻ đặt lòng tin cậy của họ nơi quyền lực, của cải, bạn bè, địa vị và sự khôn ngoan của loài người.
ĐỨC CHÚA TRỜI MẶC KHẢI QUA ÁPĐIA
Nhiều người ngày nay có tư tưởng cho rằng Đức Chúa Trời của Cựu ước (hoặc khái niệm mà con người nghĩ về ngày lúc ấy) khác với Đức Chúa Trời mà chúng ta thấy trong Tân ước. Họ trình bày Đức Chúa Trời của Cựu ước như là Đấng nghiêm khắc, Đấng Phán Xét gay gắt, hay để cơn thịnh nộ của Ngài trên những tội nhân và các dân tộc, trong khi Đức Chúa Trời của Tân ước lại được coi là Đấng đầy tình yêu và lòng thương xót.
Ở phần cuối của mỗi bài học về các tiểu tiên tri, bạn sẽ khám phá điều mà mỗi nhà tiên tri thực sự đã dạy về Đức Chúa Trời. Qua tiến trình đó bạn sẽ khám phá nền tảng của Cựu ước dành cho những sự dạy dỗ của Tân ước về Đức Chúa Trời. Trong bài học nầy chúng tôi sẽ trình bày một khuôn mẫu với tất cả những câu trả lời cho sẵn. Trong các bài học tới, bạn sẽ được yêu cầu tìm các câu trả lời. Bài tập như vậy sẽ giúp bạn triển khai một tập hợp các biểu đồ có giá trị mà bạn có thể dùng khi rao giảng và dạy dỗ các lẽ thật được tìm thấy trong các sách Tiểu Tiên Tri.
30. Đối chiếu biểu đồ (Khung 2.7) với các đoạn trích được liệt kê từ Ápđia cho thấy những lẽ thật về Đức Chúa Trời.
ĐỨC CHÚA TRỜI BÀY TỎ QUA CÁC TIỂU TIÊN TRI
Bài Tập Tự Trắc Nghiệm
CÂU LỰA CHỌN. Khoanh vòng mẫu tự đứng trước câu trả lời đúng nhất của mỗi câu hỏi.
1. Điều nào sau đây chúng ta không biết chắc về tiên tri Ápđia?
a) Cha ông là ai.
b) Ông đã sống và nói tiên tri vào thời điểm nào.
c) Về việc tên ông hàm ý “tôi tớ của Đức Giêhôva”
d) Về việc sách của ông là sách đầu tiên trong các sách Tiểu Tiên Tri.
2. Sách tiên tri của Ápđia chủ yếu là lời tố cáo tội lỗi nhắm vào
a) Ysơraên
b) Êđôm
c) Giuđa
d) Các dân ngoại
3. Sứ điệp dành cho Ysơraên trong sách Ápđia là sứ điệp
a) Phán xét
b) Ăn năn
c) Tha thứ
d) Khôi phục
4. Điều nào sau đây tượng trưng cho nơi nương náu của chúng ta trong Chúa Cứu Thế Jêsus?
a) Núi Siôn
b) Núi Êsau
c) Núi Sêirơ
d) Êđôm
5. Điều nào dưới đây là bài học chủ yếu chúng ta có thể học được từ Ápđia?
a) Các ơn phước của Đức Chúa Trời giáng trên người ngay thẳng và kẻ không ngay thẳng
b) Chúng ta sẽ gặt điều mình đã gieo.
c) Việc làm sai trái được chứng mình là đúng nếu nó nghịch cùng những kẻ thù nghịch của Đức Chúa Trời.
d) Khi có ai đó bị xử tệ thì đừng nói gì cả thì tốt hơn là dính líu vào
6. Nguồn cội lòng oán hận của Êđôm đối với Ysơraên là vì
a) Những năm cay đắng của Êsau đối cùng em mình
b) Sự tin kính của Giacốp.
c) Sự thiên vị của cha mẹ Êsau và Gia cốp
d) Những chiến thắng của Ysơraên trong Đất hứa.
7. Niên đại nào sau đây gần với niên đại khi những người Mạccabê bắt phục dân Êđôm?
a) 1400 TC
b) 1100 TC
c) 586 TC
d) 200 TC
8. Lòng kiêu ngạo của Êđôm dựa trên tất cả điều nào sau đây NGOẠI TRỪ
a) Sự an ổn về địa vị và sức mạnh quân sự.
b) Sự giàu có và những con người khôn ngoan.
c) Tin cậy hoàn toàn nơi Đức Giêhôva
d) Các đồng minh và bè bạn
9. Khi Giêrusalem bị cướp bóc, Êđôm đã làm điều nào dưới đây?
a) Dự phần vào của cướp và bắt giữ những người Giuđa trốn thoát
b) Theo dõi song không làm gì cả.
c) Tìm cách bảo vệ người Giuđa và các tài sản của họ.
d) Ăn năn trong sự buồn rầu vì lòng cay đắng của họ đối với người Giuđa.
10. Thuật ngữ nào sau đây mô tả đúng nhất ý nghĩa của “Ngày của Đức Giêhôva” trong Kinh Thánh?
a) Giải cứu khỏi tội.
b) Đoán phạt tội lỗi.
c) Tự do cho mọi người.
d) Tiếp nhận Chúa Cứu Thế
CÂU GHÉP CẶP Đọc kỷ lời chỉ dẫn và viết câu trả lời vào chỗ trống trước mỗi câu hỏi.
11-15 Ghép cặp mỗi niên đại (phải) với những lý do (trái) đối với việc chấp nhận niên đại ấy cho lời tiên tri của Ápđia.
a) 845 TC
b) 586 TC
…11 Các lời tiên tri tương ứng của Giêrêmi và Êxêchiên đều ám chỉ đến niên đại nầy.
…12 Không có lời nào đề cập đến việc phá hủy đền thờ hoặc việc đi đày.
…13 Văn phong phù hợp nhất với giai đoạn nầy.
…14 Các đồng minh được gợi ý bởi lời ám chỉ đến việc bắt thăm và đến chữ “các dân”
…15 Việc dùng thành ngữ “Chúng ta đã nghe” có thể ám chỉ các nhà tiên tri khác.

Giải Đáp Các Câu Hỏi Của Bài Học
16. Bởi vì Đức Chúa Trời đã nghịch cùng họ, các bè bạn họ đã bỏ họ, và những người khôn ngoan bị làm cho yếu nhược.
1 a) Sự khác nhau giữa văn phong của Ápđia với Giêrêmi.
17. Lòng kiêu ngạo và sự tin cậy của loài người đặt nơi những bậc lãnh tụ của họ cùng các hiệp ước hòa bình sẽ không giúp gì cho họ khi sự đoán phạt của Đức Chúa Trời đến.
2 d) Các lời tiên tri tương ứng của Êxêchiên và Giêrêmi đầu ám chỉ niên đại nầy.
18. Chúng đều ở trong tay của Đức Chúa Trời.
3 a 845 TC Văn phong phù hợp với giai đoạn nầy nhất.
b 586 TC Các đoạn Kinh Thánh tương ứng của Giêrêmi và Êxêchiên đều ám chỉ niên đại nầy. Các đoạn Kinh Thánh khác chỉ về niên đại nầy khi nói đến những hành động của Êđôm.
19. Bất cứ hành động nào sau đây. Hung bạo với anh em mình; đứng ở xa; vui mừng khi thấy sự hủy diệt; khoe khoang trong hoạn nạn của họ; diễu hành qua trong cơn tai họa của họ; khinh bỉ nhìn họ, vồ lấy của cải họ, diệt những kẻ chạy nạn; nộp những kẻ sống sót.
4 a Phải, chúng đều giống nhau.
b 586 TC
c Câu trả lời của bạn. Tôi tin trọng lượng của bằng chứng nghiêng về niên đại 586 TC
20. a Không vào
b Không đứng
c Không nhìn
5. Là sách ngắn nhất trong Cựư ước song lại chứa đựng một lời tố cáo tội lỗi mạnh mẽ (sự lên án công khai) và lời phán xét tội lỗi
21. Êđôm đã phải gặt những gì nó đã gieo.
6 a sự đoán phạt
b Sự khôi phục
22. Chúng ta phải yêu những kẻ thù nghịch mình. Chất chứa oán hận khiến chúng ta trở thành những kẻ giết người ở trước mặt Đức Chúa Trời. Cũng phạm tội như dân Êđôm.
7. Câu trả lời của bạn. Còn đây là các câu trả lời của tôi.
a. Sự kiêu ngạo sẽ đánh lừa tôi và khiến sự đoán xét của Đức Chúa Trời giáng trên tôi.
b. Người cư xử tệ với người khác sẽ bị Đức Chúa Trời hình phạt.
c. Chấp nhận hoặc ủng hộ việc làm sai xấu của một người đối với người khác hoặc không làm gì để ngăn chận điều đó khiến tôi cũng y như kẻ phạm tội.
d. Tôi có thể mong đợi để bị phạt hoặc được phước tùy theo các hành động của chính mình.
e. Tôi có thể thoát khỏi sự đoán phạt của Đức Chúa Trời bằng cách chạy vào nơi nương náu mà Ngài đã cung ứng. Chúa Cứu Thế Jêsus (Núi Siôn)
23 a Thời ký đoán phạt của Đức Chúa Trời trên Êđôm vì lòng cay đắng của họ đối cùng anh em mình.
b. Thời kỳ cuối cùng của sự đoán phạt Đức Chúa Trời trên những con người, những dân tộc loạn nghịch.
8. Đó là cuối cùng họ sẽ cởi bỏ cái ách nô lệ của Gia cốp em mình
24 a Ngày đáng sợ (phán xét)
b Ngày giải cứu.
9 d) Hai mươi năm cừu hận của Êsau đã truyền lại cho con cháu ông.
25. Chúng ta sẽ gặt điều mình đã gieo; hoặc sự đoán phạt hoặc sự giải cứu
10. Câu trả lời của bạn. Lòng cay đắng lan rộng và gây thương tổn cho nhiều người, phá hủy các gia đình và các Hội Thánh. Lòng oán giận là một trong những công cụ được ưa thích của Satan.
26. b, c, e và f là các câu trả lời đúng.
11. a, d, e, g và i là đúng.
27. Các vua Hêrốt (một sự đóng góp đáng xấu hổ)
12 a Sự hiện thấy của Ápđia
b Ápđia
c Êđôm
d Đức Giêhôva Đấng Tối Cao
e Sự hiện thấy: thấy, nghe
f Sự đoán phạt nghịch cùng Êđôm
28 a
13 a Kiêu ngạo
b. Kiêu ngạo và đáng sợ. Sự đáng sợ mà Êđôm cảm hứng thấy, đã thêm vào lòng kiêu ngạo của nó.
c. Nó gợi lên ý tưởng về một sự an toàn tuyệt đối.
14 a Theo tôi, sự giàu có của họ, các nhà ngoại giao (những người khôn ngoan) và hệ thống phòng thủ quốc gia của họ.
b Nếu không có sự bảo vệ của Đức Chúa Trời, thì mọi điều khác chỉ là sự an toàn giả dối và hư không vô ích.
c. Làm việc và cầu nguyện cho đồng bào của đất nước mình để họ biết tôn kính Chúa và tin cậy Ngài.
29. a 2) Núi Siôn
b 1) Núi Êsau
c 2) Núi Siôn
d 2) Núi Siôn
e 1) Núi Êsau
30. Nghiên cứu kỹ biểu đồ. Đó là khuôn mẫu bạn sẽ tuân theo để triển khai các biểu đồ tương tự trong các bài học còn lại.
15 a Đừng ngạo mạn vì cớ của cải – của cải là thứ không chắc chắn. Hy vọng đích thực duy nhất của chúng ta là ở trong Đức Chúa Trời.
b Đức Chúa Trời là Đấng hay thương xót, Ngài không muốn hình phạt chúng ta. Ngài muốn mọi người ăn năn và được sống thay vì phải chết mất trong tội lỗi mình.

GIÔÊN -TIÊN TRI CỦA LỄ NGŨ TUẦN

Phần lớn những Cơ Đốc Nhân nghĩ đến điều gì khi có người nhắc đến tiên tri Giôên? Nếu họ sống trong một khu vực mà cào cào hoặc châu chấu thực sự là nỗi đe dọa cho mùa màng, thì có thể họ xem lời tiên tri của Giôên gắn liền với nạn dịch cào cào. Có lẽ một số Cơ Đốc Nhân chỉ nhớ rằng Giôên là một trong các tiên tri đã viết một sách trong Cựu ước. Nhưng hàng triệu người sẽ lập tức nhớ đến lời giải thích của Phierơ về điều đã xảy vào Ngày Lễ Ngũ Tuần: “Ấy là điều đấng tiên tri Giôên đã nói tiên tri rằng Đức Chúa Trời phán: Trong những ngày sau rốt, ta sẽ đổ thần ta trên mọi loài xác thịt” (Cong Cv 2:16, 17).
Vì cớ tầm quan trọng của lời tiên tri nầy đối với thời đại của chúng ta, chúng tôi gọi Giôên vị tiên tri của Lễ Ngũ Tuần. Ông cũng cho chúng ta những lời tiên tri khác có thể đã ứng nghiệm rất sớm. Chúng ta cần phải biết những gì ông rao báo về những sự đoán phạt của Đức Giêhôva và nhu cầu đối với sự ăn năn. Giôên đã cảnh cáo dân sự trong thời của ông và kêu gọi họ ăn năn để thoát khỏi những tai họa khủng khiếp đang đe dọa. Chúng ta cũng có một trách nhiệm đối với thế hệ của mình. Như chúng ta đã thấy khi nghiên cứu sách Ápđia, những biến cố xảy đến trong ngày cuối cùng không có gì là đáng sợ đối với những người tin Chúa, là người sẽ được cất lên trong lúc Chúa tiếp rước Hội Thánh để ở với Ngài và thoát khỏi sự đoán phạt tội lỗi của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, cũng như Giôên, chúng ta cần cảnh báo cho thế hệ của mình tình trạng khủng khiếp sẽ xảy đến trong Cơn Đại Nạn. Thậm chí hiện nay chúng ta cũng đã nhìn thấy sự báo trước của các biến cố ấy được Giôên mô tả trong lời tiên tri của ông.
Giới Thiệu Giôên
Tác Giả và Niên Đại
Bối cảnh Lịch sử
Tính Độc Đáo và Sứ Điệp
Sự Đoán Phạt và Sự Ăn Năn
Cào cào, Hạn Hán và Hỏa hoạn
Kêu gọi Ăn năn và Cầu Nguyện
Phục Hồi những sự Chúc Phước của Đức Chúa Trời
Những Ngày Sau Rốt
Sự Tuôn Đổ Thánh Linh
Cơn Đại Nạn
Sự Đoán Phạt các Quốc Gia
Sự Trị Vì Một Ngàn Năm của Chúa Cứu Thế
Đức Chúa Trời Được Mặc Khải Qua Giôên
Khi học xong bài này, bạn có thể;
• Thảo luận bối cảnh và mục đích của sách Giôên.
• Giải thích tầm quan trọng của sứ điệp Giôên dành cho thời đại chúng ta.
• So sánh lời cảnh báo của Giôên về sự đoán phạt hầu đến với lời cảnh cáo của sách Khải huyền.
• Ứng dụng vào đời sống và chức vụ của bạn. Khuôn mẫu Giôên đưa ra cho những người đang đối diện với những nan đề, tai họa hoặc hoạn nạn nghiêm trọng.
• Rao giảng và dạy dỗ về sự ứng nghiệm của lời tiên tri Giôên vào ngày Lễ Ngũ Tuần và vào thời kỳ cuối cùng nầy.
1. Đọc hết sách Giôên trước khi bắt đầu học nội dung bài nầy. Đọc sách của Hailey trang 40-61 trong lúc nghiên cứu phần khai triển bài học khi được yêu cầu trong sách nầy.
2. Trả lời tất cả các câu hỏi của bài học và kiểm lại các câu trả lời của bạn.
3. Tìm trong phần từ vựng lời định nghĩa của các từ then chốt còn mới lạ đối với bạn.
4. Hoàn tất sơ đồ Đức Chúa Trời Được Bày Tỏ Qua Giôên trước khi đối chiếu nó với biểu đồ của chúng tôi.
5. Làm bài tập tự trắc nghiệm và kiểm lại các câu trả lời của bạn.
– tai họa
– quả quyết
– sự tàn phá
– sự phân biệt
– kỳ kiêng ăn
– lễ hội
GIỚI THIỆU GIÔÊN
Gio Ge 1:1-3:21; IIVua 2V 11:1-12:3 Hailey 40-43
Tác Giả và Niên Đại
Gio Ge 1:1-2:32 Hailey 40
Giôên cũng là một sách trong số các sách không rõ niên đại. Một số các học giả tìm cách xác định niên đại của các sách tiên tri rất muộn, làm cho chúng trở thành sách lịch sử thay vì sách tiên tri. Họ tin rằng sách Giôên đã được viết ra sau cuộc Lưu đày bởi vì Giôên không nhắc đến người Asyri, người Babylôn hay các hình tượng. Đó là những chủ đề nổi bật của các sách tiên tri tiền lưu đày. Song một số các học giả cho rằng lời mô tả về cào cào niên đại sách có thể là trước thời lưu đày. Có một điều chắc chắn là sách không được viết ra trong cuộc lưu đày, bởi vì nó nhắc đến các thầy tế lễ trong đền thờ. Hailey chấp nhận thời gian vào khoảng năm 830 TC trong khi đó Giêhôgiađa giữ nhiệm vụ như một vị nhiếp chính của Vua Giôách còn trẻ tuổi. Sứ điệp của Giôên phù hợp với giai đoạn nầy.
Nhiều học giả thuộc khuynh hướng bảo thủ đưa ra câu Kinh Thánh AmAm 1:2 như là một lời trích dẫn có khả năng của Gio Ge 3:16, và chỉ ra sự giống nhau giữa AmAm 9:13 với Gio Ge 3:18 Amốt được viết ra vào khoảng năm 755 TC, vì vậy họ nghĩ rằng Giôên phải được viết ra trước đó. Tân ước cũng liệt kê Giôên cùng với các tiên tri đầu tiên. Đây không phải là một bằng chứng quả quyết, nhưng chúng ta sẽ liệt kê theo Hailey với niên đại vào khoảng năm 830 TC. Mặc dầu việc biết chính xác niên đại giúp chúng ta hiểu rõ hơn những điều kiện gốc mà sách đã nói đến, song sứ điệp của sách dành cho chúng ta ngày nay vẫn rõ ràng.
1. Hailey mô tả sứ điệp của Giôên như thế nào (trang 40)?
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
Giôên không nói gì về chính mình trừ việc ông là con trai của Phêthuên. Cũng như hầu hết các tiên tri khác, ông được Đức Chúa Trời dẫn dắt để nhấn mạnh đến sứ điệp hơn là sứ giả. Mười ba tên Giôên khác đã được nhắc đến trong Cựu ước, song không người nào trong số đó có thể được xem là tiên tri Giôên.
Tên của Giôên trong tiếng Hybá có nghĩa là “Giêhôva là Đức Chúa Trời”. Nhiều học giả tin ông là một thầy tế lễ. Ông quan tâm đến đền thờ, việc ông nhắc đến các trách nhiệm của thầy tế lễ (Gio Ge 1:13-17; 2:1, 14, 17) và sự nhấn mạnh của toàn sách khiến chúng ta dễ dàng tin điều đó. Một số người bác bỏ ý kiến nầy vì Giôên chỉ trích các thầy tế lễ. Song liệu còn ai là người có khả năng để kêu gọi các thầy tế lễ chăm lo đến các trách nhiệm của họ hơn là một người ở trong số đó? Tuy nhiên, dầu Giôên có phải là thầy tế lễ hay không, thì dường như rõ ràng ông là người Giuđa sống tại Giêrusalem, một người rất quen thuộc với đền thờ. Cũng vậy, là một nhà tiên tri, ông đã rao cho các thầy tế lễ sứ điệp của Đức Chúa Trời, chứ không phải sứ điệp của mình.
2. Những điều nào dưới đây về Giôên và niên đại sách của ông mà chúng ta biết chắc.
a. Ông là một thầy tế lễ.
b. Ông là con trai thầy tế lễ.
c. Ông xuất thân từ Giuđa.
d. Các học giả Kinh Thánh đặt niên đại sách bất cứ khoảng nào từ giữa năm 900 TC (tiền lưu đày) đến năm 400 TC (hậu lưu đày).
e. Hailey và sách học tập nầy đều đồng ý với nhau chấp nhận niên đại của năm 830 TC cho sách Giôên, mặc dầu cả hai đều nói rằng không có bằng chứng chắc chắn về điều đó.
f. Giôên không quen thuộc lắm với đền thờ.
g. Một lời trích dẫn có khả năng là từ Giôên của tiên tri Amốt dường như đã đặt niên đại của sách Giôên vào trước năm 755 TC.
h. Cũng có khả năng là sách Giôên đã được viết ra vào thời kỳ Lưu Đày.
i. Cha ông tên là Bêthuên.
j. Tên của Giôên có nghĩa là “Giêhôva là Đức Chúa Trời”.
Bối Cảnh Lịch Sử
IIVua 2V 11:1-12:3
Giôên biết rõ việc phải sống trong thời kỳ khủng hoảng của đất nước là như thế nào. Sự kiện ông nói với các thầy tế lễ mà không nói với vua phải thực hiện các bước nhất định để cứu đất nước dường như hàm ý đất nước đang ở dưới quyền nhiếp chính (quyền cai trị) của Giêhôgiađa, thầy tế lễ thượng phẩm. Không có lời đề cập nào về một vị vua trong sách Giôên. Hoàng hậu nước Giuđa, Athalia, đã dẫn dụ dân sự thờ lạy Baanh, một vị thần của thiên nhiên, song Giêhôgiađa đã đưa họ trở lại với Đức Chúa Trời. Chức vụ của Giôên có lẽ đã giúp xây họ trở lại với Đức Chúa Trời.
Athalia là con gái của Aháp và Giêsabên độc ác là những kẻ cai trị Ysơraên. Bà đã cưới Giôram, con trai vua Giôsaphát tin kính của nước Giuđa, Athalia đã dẫn dụ Giôram và cả Giuđa lìa bỏ Đức Chúa Trời để thờ lạy Baanh và phạm các tội lỗi khác.
Giôram đã giết cả sáu anh em mình để yên tâm không ai đoạt lấy ngai vua của ông. Khi ông chết, con trai ông là Achaxia lên làm vua. Athali, hoàng thái hậu, đã xúi giục Achaxia thờ hình tượng và phạm các tội lỗi khác. Sau một năm, Achaxia bị giết, lập tức, Athali chiếm đoạt ngai vua và ra lệnh giết chết tất cả các con của Achaxia, là cháu nội của bà, và là những người thừa kế ngai vua hợp pháp.
Chị của Achaxia là vợ thầy tế lễ thượng phẩm Giêhôgiađa. Đức Chúa Trời đã giúp bà giải cứu người con út của em mình là Giôách. Bà và Giêhôgiađa đã giấu cậu bé Giôách trong đền thờ và nuôi dưỡng cậu cùng với các con của họ. Khi Giôách được bảy tuổi, Giêhôgiađa đã lãnh đạo các thầy tế lễ và các trưởng lão Giuđa trong một cuộc nổi dậy mang tính chính trị. Sau đó họ đã đưa Giôách lên ngôi vua và xử tử Athali. Giêhôgiađa đã phục vụ như người nhiếp chính cho đến khi Giôách khôn lớn để trị vì.
3. Đọc 11:12, 17-18 và trả lời các câu sau.
a. Hãy cho biết ba điều Giêhôgiađa đã làm để đưa dân tộc trở lại mối tương giao phải lẽ với Đức Giêhôva.
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
b. Vì sao điều nầy dường như liên quan đến việc Giôên không nói gì về sự thờ hình tượng trong lời kêu gọi ăn năn của ông?
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
4. Điều gì đưa chúng ta đến chỗ tin rằng những điều kiện sống tại nước Giuđa trong thời Giêhôgiađa cho thấy giai đoạn nầy chính là bối cảnh cho các sứ điệp của Giôên.
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
Tính Độc Đáo và Sứ Điệp
Gio Ge 1:1-3:21 Hailey 41-42
Thật thú vị khi thấy cách Đức Chúa Trời sử dụng các nhà tiên tri khác nhau để nhấn mạnh những lẽ thật nhất định mà các tiên tri khác nói rất ít hoặc không nói gì đến cả. Sự nhấn mạnh của Giôên về “Ngày của Đức Giêhôva” trách nhiệm của các thầy tế lễ, sự giữ tôn giáo bề ngoài, và việc tuôn đổ Đức Chúa Trời, cùng lời mô tả của ông về nạn dịch cào cào, là những đặc trưng tiêu biểu của sách nầy.
Cả sách đều xoay quanh ngày của Đức Giêhôva. Giôên dùng tai ương hiện tại của nạn cào cào và hạn hán để cảnh báo về sự đoán phạt tồi tệ hơn nếu dân sự không ăn năn. Điều nầy vượt quá hoàn cảnh trước mắt đến tận “những ngày cuối cùng” và Cơn Đại Nạn đó, là khi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời sẽ đổ trên thế gian nầy. Nhưng cũng trong những ngày cuối cùng Đức Chúa Trời sẽ đổ Thánh Linh Ngài xuống và ban phước cho dân sự Ngài.
Ngày nay những người Tin lành chú trọng đến công tác của Đức Thánh Linh vô cùng sung sướng bởi lời tiên tri của Giôên về việc tuôn đổ Đức Thánh Linh. Sự ứng nghiệm đã bắt đầu vào Ngày Lễ Ngũ Tuần khi Hội Thánh ra đời, và điều đó vẫn còn tiếp diễn qua các thời đại. Ngày nay có lẽ có nhiều người được báp tem bằng Thánh Linh hơn là suốt thời Các Sứ Đồ.
Trong chừng mực có liên quan đến lời tiên tri về Đấng Mêsia, Giôên không đề cập đến sự đến thế gian lần thứ nhất của Chúa Cứu Thế, nhưng ông lại nói đến sự trở lại để phán xét của Ngài. Đấng phán xét các nước được nói đến là CHÚA. Một số học giả cho rằng thuật ngữ nầy phải chỉ về Đức Chúa Cha, song Chúa Cứu Thế cũng được gọi là Chúa (về thần tánh của Ngài) trong nhiều lời tiên tri nói về Đấng Mêsia.
Giôên nói nhiều hơn hầu hết các tiên tri khác về những điều bề ngoài của tôn giáo. Ông nói đến đền thờ, các của lễ, các thầy tế lễ thổi kèn và sấp mình xuống trong sự cầu nguyện, các thầy tế lễ kêu gọi một kỳ kiêng ăn, cuộc hội hiệp quốc gia, và những người phải tham dự. Chúng ta thấy tầm quan trọng của các nghi thức thờ phượng bên ngoài được Đức Chúa Trời truyền dạy trong Ngũ kinh, nhưng các nghi thức ấy phải được kèm theo thái độ phải lẽ bên trong. Giôên đã không xao lãng những quy định về đạo lý của Kinh Thánh. Ông khuyên dân sự hãy ăn năn tội lỗi mình và tìm kiếm Đức Chúa Trời. Ông giữ một sự quân bằng giữa các yếu tố tôn giáo bên ngoài và bên trong, giữa các hình thức thờ phượng với một mối tương giao cá nhân với Đức Chúa Trời.
Giôên nhấn mạnh rằng Đức Chúa Trời bày tỏ chính Ngài qua những công việc của Ngài trong thiên nhiên và qua Đức Thánh Linh. Ông nói đến việc tẩy thanh và khôi phục môi trường sống bên ngoài; nhưng điều còn quan trọng hơn cả phước hạnh ấy chính là sự hiên diện và quyền năng của Đức Chúa Trời trong những người được Ngài xưng công bình. Lẽ thật quan trọng nhất Giôên công bố cho Hội Thánh có liên quan đến việc tuôn đổ Thánh Linh mà Đức Chúa Trời đã hứa.
5. Ghép cặp mỗi chủ đề chính của Giôên (phải) với sứ điệp nó nhấn mạnh (trái).
…..a Sự ăn năn thật có được bởi việc xé lòng, chứ không phải xé áo.
…..b Rồi sẽ đến thời kỳ hủy diệt các kẻ thù của Đức Chúa Trời và giải cứu những ai đặt lòng tin cậy nơi Ngài.
…..c Dân sự cần phải được cảnh báo về sự đoán phạt hầu đến và cần được kêu gọi để ăn năn.
….d Một tai họa hiện thời báo trước ngày đoán phạt sẽ giáng xuống trên hết thảy những người không chịu ăn năn.
…e Phước hạnh thuộc linh của Đức Chúa Trời sẽ được ban cho mọi kẻ thực sự ăn năn và tìm kiếm Ngài.
6. (Chọn câu trả lời đúng) Giôên đôi khi được gọi là “nhà tiên tri của Lễ Ngũ Tuần” bởi vì ông.
a) Mạnh mẽ lên tiếng chống lại các lễ hội tôn giáo.
b) Báo trước sự hiện đến của Đấng Mêsia là Chúa Cứu Thế của Thế Gian.
c) Nhấn mạnh đến các hình thức thờ phượng bên ngoài được truyền dạy trong Ngũ Kinh.
d) Đưa ra một lời dự báo rõ ràng về sự tuôn đổ Thánh Linh trên hết thảy dân sự là điều đã bắt đầu được ứng nghiệm khi Hội Thánh ra đời.
SỰ ĐOÁN PHẠT VÀ SỰ ĂN NĂN
1:1-2:27 Hailey 42-43
Trước hết, Giôên cho chúng ta biết nguồn gốc sứ điệp của ông (1:1): Lời của Đức Chúa Trời đến cùng ông. Những gì Đức Chúa Trời ban cho nhà tiên tri phải được ban cho dân sự. Đức Chúa Trời phán trực tiếp cho hoàn cảnh của họ. Ngài đã phán bảo họ điều phải làm để cứu vớt tình thế và được vui hưởng ơn phước của Ngài trở lại.
Cào Cào, Hạn Hán và Hỏa Hoạn
1:2-20 Hailey 42-44
Bạn có bao giờ thấy một đàn châu chấu, cào cào hoặc một loại côn trùng nào khác phá hủy một cánh đồng ngũ cốc hoặc rau quả và làm tàn hại cả một vụ mùa chưa? Nếu chưa, bạn có thể hình dung cảnh hoang tàn mà Giôên mô tả. Những trận dịch cào cào là điều bình thường trong vùng nầy, song đây là trận tồi tệ nhất chưa từng thấy (câu 23). Suốt hơn 2.800 năm, Thánh Kinh vẫn nói đến trận dịch đó.
7. Xét về những lời cảnh báo được cho trong sách Giôên, theo bạn vì sao Đức Chúa Trời muốn những tổ phụ, cha ông phải thuật lại cho con cháu họ về nạn cào cào? Có bài học gì mà họ không được quên? (Hailey trang 43).
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
Nhiều nhà văn ngày nay đã mô tả những sự phá hủy mà cào cào đã mang lại cho một số vùng đất của thời chúng ta. Những bài viết như thế thường bắt đầu với một lời trích dẫn từ sách Giôên. Hailey nhắc đến (trang 44) một bài viết của John D. Whiting, người đã tận mắt chứng kiến một cuộc tấn công của châu chấu đã bao phủ xứ Syri và Paléttin. Ông Whiting đã mở đầu bài viết của ông bằng một câu trưng dẫn từ sách Giôên. Ông bày tỏ sự kinh ngạc vì cớ nhà văn xưa cổ nầy đã có thể cho chúng ta một sự mô tả chính xác và sống động đến thế về sự tàn phá mà cào cào gây ra.
Kỹ thuật hiện đại đã tiến bộ rất nhiều kể từ khi ông Whiting viết về cào cào, nhưng vẫn không tìm được phương cách thực tiễn và hữu hiệu để xử lý nan đề nầy. Khảo sát nông nghiệp cho thấy sự di trú của bầy châu chấu ở tại Bắt Phi, Mễ Tây Cơ, và một số vùng khác đang đe dọa về nạn đói ở những khu vực rộng lớn trong thế hệ của chúng ta. Bài báo trên một tờ báo có tựa là “Thời Đại Cào Cào” nói rằng “hàng tỉ con côn trùng đói khát nầy đã quét qua Morocco, Algeria và Tunisia, và đang di chuyển đến vùng Mauritania và Mali. Các đàn cào cào nầy đã phát triển thành nạn dịch tệ hại nhất trong 30 năm (TIME 25, 4, 1988 trang 53).
Cuốn Tự Điển Kinh Thánh bằng tranh của Nhà Xuất Bản Zondervan (The Zondervan Pietorial Bible Dictionary) (Tenney, trang 376-377) tường thuật một trận dịch cào cào ở tại trũng Giôđanh vào năm 1959 và nói đến “vùng đất sinh sản loài châu chấu sa mạc không bao giờ cạn kiệt ở tại Arabi”. Cuốn sách cho thấy các bức tranh của một cây vả đầy lá ở tại Giêrusalem trước trận tấn công của châu chấu, nhưng chỉ mười lăm phút sau đó chẳng còn lại một cái lá, bị tước sạch bởi bầy châu chấu. Điều đó cho chúng ta thấy lý do vì sao đánh trận với châu chấu là điều hết sức khó khăn khi mà những cái trứng của nó được dấu sâu dưới đất.
Tiếng Hybá có ít nhất chín từ ngữ dành cho cào cào. 1:4 dùng bốn từ trong số đó; gazam, arbeh, yelig, và hasil. Những từ nầy có lẽ được chọn vì tính đa dạng hoặc nói đến những giai đoạn khác nhau cào cào trải qua trước khi đạt đến giai đoạn trưởng thành. Hoặc chúng ám chỉ đến bốn đợt tấn công của cào cào hoặc thuật về cách chúng tấn công vào mỗi giai đoạn tăng trưởng. Hailey trang 44).
8. Mô tả cường độ của nạn dịch (bốn giai đoạn phát triển) hoặc sự tàn phá hoàn toàn (bốn đợt tấn công), khái niệm được nhấn mạnh bởi lời mô tả của Giôên là câu nào sau đây?
a) Sự đoán phạt hoàn toàn và rộng khắp.
b) Các mức độ của tình trạng đầy dẫy tội lỗi.
c) Những cơ hội ăn năn.
d) Nỗi khổ của toàn thể mọi người.
Các câu 7-12 liệt kê những loại thực vật mà cào cào đã phá hủy hoặc đã bị tàn hại bởi hạn hán: cây nho, cây vả, cây ôlive (dầu) các sản vật của đồng ruộng, lúa mì, mạch nha, cây lựu, cây chà là, cây tần, cây táo… mọi thứ cây. Giôên coi cào cào như một thứ dân kéo đến với sự hủy diệt kinh khiếp, mang thống khổ đến cho mọi cư dân, từ những kẻ say rượu, đến các thầy tế lễ, đến các nông dân. Sự vui mừng của mọi người dân đã bị cất khỏi: những thứ xa xỉ như rượu, các sản phẩm được dùng trong các nghi lễ tôn giáo, và mọi thứ lương thực chủ yếu cần thiết để bảo tồn sự sống.
9. Đọc 1:18-20. Nguồn lương thực nào khác đang gặp nguy hiểm và vì sao?
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
Kêu Gọi Ăn Năn và Cầu Nguyện
1:2-2:17 Hailey 44-50
10. Bài tập nầy rất quan trọng vì nó cho biết con người ngày nay cần phải làm điều gì để tránh khỏi sự đoán phạt của Đức Chúa Trời. Đọc kỹ 1:2-2:17 và viết vào biểu đồ (Khung 3.2) điều Giôên bảo dân sự làm. Hãy theo dõi những ví dụ dành cho các Trưởng Lão trên biểu đồ.
SỰ KÊU GỌI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI DÀNH CHO DÂN SỰ NGÀI QUA GIÔÊN
Sự kêu gọi của Đức Chúa Trời dành cho dân sự là hãy than khóc như một người vợ trẻ khóc chồng chết nhắc nhở chúng ta họ đã thờ ơ thế nào đối với linh hồn tội lỗi của mình. Chính Đức Chúa Trời phải đau buồn vì tội lỗi của dân sự Ngài và những hậu quả bi thảm mà tội lỗi gây ra. Kinh Thánh cũng cho thấy Chúa Cứu Thế đã khóc cho thành Giêrusalem (LuLc 19:41-42) và Đức Thánh Linh cũng đã buồn lòng (Eph Ep 4:30).
Các thầy tế lễ, những người đại diện cho Đức Chúa Trời trên đất, phải chia sẻ sự buồn rầu của Ngài. Đức Chúa Trời bảo họ hãy khóc lóc và nằm trọn đêm trong bao gai vì chánh lẽ của Ngài đang chịu khổ. Sự thờ phượng bề ngoài giúp hiệp nhất dân sự và dạy họ nhiều điều về Đức Chúa Trời đang bị xao lãng vì dân sự chẳng có gì để dâng làm của lễ trong đền thờ. Song, tồi tệ hơn các tai họa thiên nhiên là sự hoang tàn về thuộc linh. Tội lỗi đã phân rẽ dân sự khỏi Đức Chúa Trời.
11. Điều nào sau đây là lý do lớn nhất khiến dân sự than khóc? (Hailey trang 44-45).
a) Những sự xa xỉ của họ như rượu đã bị cất khỏi.
b) Những thứ thiết yếu như lương thực đã bị cất khỏi.
c) Những của lễ để họ thờ phượng Đức Giêhôva đã bị cất khỏi.
12. Vì sao việc ngưng cung cấp các của lễ thờ phượng lại đáng buồn như vậy? (Hailey trang 46). Nó tượng trưng cho (chọn 2 câu trả lời).
a) Việc người dân làm ra vẻ thờ phượng song không có tấm lòng thanh sạch thực sự dâng lên cho Đức Chúa Trời.
b) Việc những nghi lễ nầy không còn được yêu cầu trong sự thờ phượng nữa.
c) Việc Đức Chúa Trời đã mất hết kiên nhẫn với dân sự và không còn muốn nhận sự thờ phượng của họ nữa.
d) Việc dân sự không thể đến trước mặt Đức Chúa Trời với sự vui mừng hớn hở được nữa vì cớ hành vi tội lỗi của chính họ.
Phục hưng phải bắt đầu với những người lãnh đạo tôn giáo. Các thầy tế lễ được khuyên giục hãy than khóc giữa hiên cửa đền thờ và bàn thờ. Bàn thờ của lễ thiêu cách hiên đền thờ chừng 7-9 mét ở phía trước. Các thầy tế lễ nào cảm biết gánh nặng dành cho dân sự mình thường sấp mình ở trước mặt Đức Chúa Trời tại đó để cầu nguyện. Giôên bảo họ hãy cầu nguyện cho dân sự và nhắc nhở Đức Chúa Trời rằng nếu dân nầy bị diệt đi thì một dân không được cứu chuộc sẽ mỉa mai trước ý tưởng của việc tin cậy nơi Đức Chúa Trời.
“Hãy thổi kèn trong Siôn, hãy thổi vang trên núi thánh ta” Đức Chúa Trời đã phán cùng các thầy tế lễ (Gio Ge 2:1, 15). Trong thời đó, tiếng kèn được dùng để cảnh báo cho dân sự điều nguy hiểm hoặc nhóm họp họ cho chiến trận hoặc các sự kiện khác. Kèn báo động phải vang ra từ Núi Siôn (Đức Chúa Trời đặt ngôi trên đất của Ngài trong nơi Chí Thánh tại trong đền thờ, và Ngài là Đấng kêu gọi sự nhóm họp). Tiếng kèn kêu gọi phải được tiếp sức từ Giêrusalem xuyên khắp mọi thành và làng mạc của Giuđa cho đến khi mọi người đều nhận được sứ điệp.
Nhiều lễ mừng kỷ niệm tôn giáo là các lễ hội hoặc dịp liên hoan, nhưng lần nầy, các điều kiện sống đã kêu gọi một kỳ kiêng ăn, tức là tự nguyện không ăn uống chi hết và dành thì giờ cầu nguyện. Hết thảy dân chúng đều được kêu gọi hãy cùng nhau kiêng ăn, than khóc và ăn năn tội lỗi. Lúc ấy dân sự đã mặc bao gai và xé áo họ để bày tỏ sự buồn rầu cực độ, than khóc hoặc ăn năn hối lỗi (Hailey trang 45. Nhưng những dấu hiệu bề ngoài bày tỏ lòng đau buồn đối với tội lỗi là điều vô ích nếu như đó không phải là sự đau buồn thực sự để quyết định thôi phạm tội. Đức Chúa Trời bảo dân sự hãy xé lòng mình chớ đừng xé áo và hãy trở về cùng Đức Giêhôva (2:13). Giăng Báptít cũng đã trình bày cùng một sứ điệp “Hãy kết quả xứng đáng với sự ăn năn Mathiơ 38).
2:12-17 luận đến sự ăn năn thật là điều vượt lên trên các nghi lễ và kỷ niệm mừng để đưa một người vào mối quan hệ có đời sống được thay đổi với Đức Chúa Trời. Nó xây lòng người từ một đời sống bất khiết đến thánh khiết. Điều đó đòi hỏi con người đau buồn về tội lỗi của mình đến nỗi từ bỏ tội. Sự ăn năn theo như được dạy trong cả Cựu ước lẫn Tân ước theo nghĩa đen hàm ý “sự đổi ý”. Chúng ta xem xét các sự việc theo cái nhìn của Đức Chúa Trời và nhìn thấy chúng đúng bản chất của chúng. Điều nầy sinh ra sự buồn rầu về tội lỗi, và quy phục Đức Chúa Trời. Phaolô nói rằng “Vì sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời sanh ra sự hối cải, dẫn đến sự rỗi linh hồn” (IICo 2Cr 7:10); “Hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình” (RoRm 12:2).
Giôên tin chắc rằng sự ăn năn sẽ đem lại sự tha thứ và sự giải cứu khỏi nạn xâm lăng của cào cào. Và rồi dân sự sẽ có lương thực cho chính họ và bầy vật của họ, và các của lễ cho công việc của Đức Chúa Trời. Ông bảo đảm với dân sự rằng Đức Chúa Trời giàu lòng thương xót, ân điển và sự nhân từ, “chậm giận và giàu ơn” (Gio Ge 2:13). Thực tế nầy thật khác xa với ý nghĩa của một số người về Đức Chúa Trời!
13. Đọc lời cầu nguyện của Salômôn trong IISu 2Sb 6:26-31. Sứ điệp của Giôên có liên quan thế nào với lời cầu nguyện nầy?
…………………………………………………………………………………………………………………………………….
14. Bằng cách nào mà dịch châu chấu và hạn hán lại có thể được xem như là một ơn phước từ Đức Chúa Trời?
………………………………………………………………………………………………………………………………….
15. Câu nào sau đây trình bày đúng lời luận của Hailey về phần nầy trang 44-50)?
a. Việc các thầy tế lễ mặc bao gai là một gương mẫu của sự ăn năn thật vì nó biểu trưng cho sự đau khổ của linh hồn con người.
b. Tất cả mọi người đều phải được kêu gọi ăn năn vì tội lỗi đã ảnh hưởng đến hết thảy họ.
c. Trong cả hai trường hợp việc thổi kèn là với mục đích lên tiếng báo động.
d. Sự mô tả của Giôên về sự hủy diệt hoàn toàn tương tự với tội lỗi diễn đạt của các tiên tri khác của Chúa Jêsus, của Giăng khi mô tả sự đoán phạt của Đức Chúa Trời.
e. Sự đoán phạt nghịch cùng tội lỗi ra từ Đức Chúa Trời và chẳng có ai khác để chúng ta có thể chạy đến trong giờ đoán phạt.
f. Bình minh và lửa thiêu nuốt tượng trưng cho sự an bình đến sau cơn đoán phạt.
Sự Khôi Phục Các Ơn Phước Của Đức Chúa Trời
Gio Ge 2:18-27 Hailey 50-53
16. Điều nào sau đây được hàm ý trong 2:18-27?
a) Dân sự đã không nghe Giôên và ăn năn.
b) Chỉ một ít người, kể cả các thầy tế lễ, chịu ăn năn.
c) Dân sự hưởng ứng sự kêu gọi của Giôên và đã ăn năn, họ kêu cầu sự giải cứu của Đức Chúa Trời.
2:18-27 cho chúng ta thấy Chúa nhậm lời cầu nguyện của nhà tiên tri, các thầy tế lễ và của dân sự (1:19-2:12-17). Sự ăn năn thật đã xảy ra và Đức Chúa Trời tôn trọng điều đó. Đức Giêhôva hứa đuổi đàn cào cào đi, ban mưa xuống, phục hồi các đồng cỏ, và khiến cho cây trái cùng đồng ruộng sản sinh hoa màu dư dật. Ngài sẽ khôi phục lại tất cả những gì cào cào đã phá hủy. Đức Chúa Trời tuyên bố chính mình Ngài đã động lòng ghen vì cớ dân sự mình. Ngài đã động lòng thương xót họ và sẽ không để họ trở thành mục tiêu nhạo cười giữa vòng các dân khác nữa.
Một số học giả giải thích đạo binh phương bắc trong 2:20 là quân Aryri, kẻ đã đe dọa Ysơraên từ phía bắc. Câu 25 tỏ rõ rằng Chúa ám chỉ bầy châu chấu như là đạo binh của Ngài. Song cách Ngài đã đuổi đàn châu chấu đi hẳn khích lệ dân sự Ngài đặt lòng tin cậy nơi Ngài để giải cứu họ khỏi các dân tộc thù địch.
2:21-27 nhấn mạnh những phước hạnh thuộc linh và thuộc thể đến với cả gia đình đức tin. Nhà tiên tri bật lên lời ngợi khen Đức Chúa Trời và khuyên giục hết thảy chúng ta hãy vui mừng trong Ngài và ngợi khen Ngài vì tất cả những ơn phước của Ngài. Nỗi sợ hãi và buồn bực trước đây của dân sự đã được thay thế bằng sự vui mừng. Niềm vui nầy không những đến từ ân điển của Đức Chúa Trời thể hiện qua các phước hạnh vật chất mà còn đến từ sự hiện diện của Đức Chúa Trời ở giữa họ và sự bảo đảm của mối quan hệ đúng đắn của họ với Ngài (Gio Ge 2:27 – Đây là sự vui mừng thuộc linh mà Chính Chúa đã ban cho họ. Điều đó nhắc chúng ta về sự vui mừng lớn và nhiều kinh nghiệm thuộc linh của Hội Thánh đầu tiên trong thời Các Sứ Đồ.
Giôên nhấn mạnh việc dân sự sẽ vui mừng hớn hở trong sự thờ phượng của họ. Lời ngợi khen vui mừng thật sự là một hình thức cao đẹp trong sự thờ phượng khi nó xuất phát từ tấm lòng. Nhiều khi chúng ta quên rằng người Hêbơrơ đã vui mừng hớn hở trong đức tin họ đặt nơi Chúa rất lâu trước khi Đấng Christ đến thế gian. Nhiều tác giả Thithiên đã bày tỏ sự vui mừng ấy. Đavít đã viết về sự vui mừng trong ơn cứu rỗi và đã hát cho Đức Chúa Trời rằng “Ở trước mặt Chúa có trọn sự khoái lạc”.
Những phước hạnh lớn lao về mặt thuộc linh và thuộc thể mà Giuđa được hưởng sau khi trở lại cùng Đức Chúa Trời làm hình bóng về những phước hạnh sẽ đến với thế gian dưới sự trị vì một ngàn năm của Chúa Cứu Thế.
17. Lời giải thích nào sau đây được Hailey hậu thuẫn cho câu “Vì Ngài ban mưa phải thời” trong 2:23
a) Đây là lời ám chỉ các ơn phước thuộc linh sẽ đến qua Đấng Mêsia.
b) Điều đó dẫn đến ơn phước của mưa móc làm sinh sôi lương thực dồi dào.
18. Hailey nói rằng “Dịch cào cào đã được sử dụng cách ân điển bởi Đức Giêhôva để xây lòng dân sự trở lại cùng Ngài, để được nối tiếp bởi sự tuôn đổ kỳ diệu các phước hạnh vật chất dư dật của Ngài. Trong cái nhìn đó, bạn hãy trả lời các câu sau đây:
a. Theo bạn, của cải vật chất phải được sử dụng thế nào để nó được bày tỏ một cách độ lượng nhất cho dân tộc.
…………………………………………………………………………………………………………………………………
b. Nguyên tắc phổ thông nào Hailey muốn nói lên qua điều nầy?
…………………………………………………………………………………………………………………………………
c. Theo nguyên tắc phổ thông nầy, nguồn vui lớn lao nhất của chúng ta là gì?
…………………………………………………………………………………………………………………………………
NHỮNG NGÀY SAU RỐT
2:28-3:21; Cong Cv 2:1-47; EsIs 35:1-9 Hailey 53-61
Bằng các từ “Sau đó” (Gio Ge 2:28) Giôên hướng đến khoảng thời gian vượt quá hiện tại để nói tiên tri về một tương lai xa, sự thăm viếng của Đức Chúa Trời qua sự ban phước và sự đoán phạt.
Sự Tuôn Đổ Đức Thánh Linh
Gio Ge 2:28-29; Cong Cv 2:1-47; Hailey 53-54
19. So sánh Gio Ge 2:28-29 với Cong Cv 2:17-18 và trả lời các câu hỏi sau:
a. Ai sẽ nhận được sự tuôn đổ của Đức Thánh Linh?
………………………………………………………………………………………………………………………………….
b. Sáu nhóm người được liệt kê là gồm những ai?
………………………………………………………………………………………………………………………………….
c. Có nhóm người nào bị bỏ sót không?
………………………………………………………………………………………………………………………………….
Chúng ta gọi Giôên là vị tiên tri của Lễ Ngũ Tuần là vì cớ điều ông đã báo trước về sự tuôn tràn Thánh Linh kỳ diệu đã xảy ra vào Ngày Lễ Ngũ Tuần. Phierơ cũng đã trưng dẫn lời của Giôên để giải thích điều đã xảy ra. Ông đã dịch cụm từ “Sau đó thành “trong những ngày sau rốt” (Cong Cv 2:17; Gio Ge 2:28). Những ngày sau rốt đã bắt đầu với sự ra đời của Hội Thánh vào ngày Lễ Ngũ Tuần, theo sau sự thăng thiên của Chúa Jêsus và vẫn còn tiếp tục suốt Thời Kỳ Hội Thánh. Sự tuôn đổ Thánh Linh nầy cũng đã được Giăng Báptít và Chúa Jêsus nói trước (Mat Mt 3:11; LuLc 24:49; Cong Cv 1:4-8).
Điều hẳn phải làm cho dân Do Thái ngạc nhiên hơn hết về lời tiên tri của Giôên là tính chất bao gồm của lời tiên tri đó. Đức Chúa Trời đã xức cho nhiều người bằng Thánh Linh Ngài xuyên suốt thời Cựu ước, nhưng họ là những người được lựa chọn đặc biệt để làm những công việc đặc biệt. Bây giờ Chúa phán rằng Ngài sẽ đổ Thánh Linh Ngài trên hết thảy dân sự Ngài. Cả đến dân ngoại. Hết thảy đều sẽ dự phần vào công việc của Ngài và cần phải được đổ đầy Thánh Linh để làm công việc đó!
20. Hãy cho biết ý nghĩa mà bạn thấy được về tính chất bao gồm của lời hứa trong Gio Ge 2:28-29 liên quan đến tuổi tác, phái tính, chủng tộc, quốc gia, và thành phần xã hội.
………………………………………………………………………………………………………………………………..
21. Đọc Cong Cv 1:12-15 và 2:1, 4 rồi trả lời các câu hỏi sau:
a. Có bao nhiêu Cơ Đốc Nhân kiên trì nhóm lại và cầu nguyện?
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
b. Từ hết thảy trong Cong Cv 2:4 ám chỉ những ai?
………………………………………………………………………………………………………………………………….
c. Theo bạn, vì sao 1:14 nhắc đến các bà?
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
22. Hailey tuyên bố: “Rõ ràng là theo Côngvụ đoạn 2, chỉ có các sứ đồ mới nhận được sự tuôn đổ Thánh Linh trong dịp đó”
a. Hãy giải thích ý kiến của bạn về lời tuyên bố trên.
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
b. Vì sao lời kết luận của Hailey lại là một gương mẫu không đúng cho sự ứng nghiệm của Gio Ge 2:28-29?
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
Lời tiên tri của Giôên cũng cho chúng ta biết điều sẽ xảy đến khi Thánh Linh của Đức Chúa Trời được đổ ra trên dân sự Ngài. Họ sẽ nói tiên tri (nói thay Đức Chúa Trời bởi sự mặc khải của Thánh Linh Ngài) thấy chiêm bao và những khải tượng (nhận được sự mặc khải của Đức Chúa Trời qua các giấc mơ và những sự hiện thấy). Tất cả những sự tỏ ra đó của Thánh Linh đều đã được tỏ rõ trong thời Cựu ước. Đức Chúa Trời sẽ tiếp tục bày tỏ chính Ngài trong những cách tương tự, nhưng trên một quy mô lớn rộng hơn nhiều. Ngài muốn hết thảy con dân Ngài đều là chứng nhân của Ngài.
Ngày Lễ Ngũ Tuần (tiếng Hylạp có nghĩa là năm mươi) là một lễ hội tôn giáo để kỷ niệm ăn mừng mùa gặt. Bó lúa mạch chín đầu tiên đã được dâng cho Đức Giêhôva. Đến ngày thứ năm mươi sau Lễ Vượt Qua và cũng được gọi là Lễ Các Tuần, Lễ Mùa Gặt, hoặc Ngày Hoa Quả Đầu Mùa (XuXh 34:22; 23:16; Dan Ds 28:26). Hệ thống biểu tượng của các lễ hội Do Thái được ứng nghiệm trong Chúa Cứu Thế và các công việc của Ngài. Ngài đã bị giết vào Lễ Vượt Qua bởi vì Ngài là con sinh Lễ Vượt Qua của chúng ta (ICo1Cr 5:7) “Kìa Chiên Con của Đức Chúa Trời là Đấng cất tội lỗi thế gian đi!” GiGa 1:29. Chúa Jêsus đã chỉ về Chính Mình như là hột giống lúa mì phải được gieo xuống đất và phải chịu chết để đem lại mùa gặt (12:24). Ngài đã chịu chết và chôn, nhưng năm mươi ngày sau, vào ngày Lễ Hoa Quả Đầu Mùa. Chúa Phục Sinh và thăng thiên đã biệt riêng cho Chính Mình sự bắt đầu của một mùa gặt rộng lớn bằng cách tuôn đổ Thánh Linh Ngài trên những người đã nhóm lại trong phòng cao. Và rồi Ngài đã cứu thêm 3000 người nữa!
Mỗi năm có hàng ngàn người Do Thái và dân ngoại cải đạo từ nhiều xứ khác đã đến Giêrusalem để dự Lễ Vượt Qua. Côngvụ đoạn 2 nêu tên mười bốn xứ đại diện cho đoàn dân đông đã nhóm họp lại chung quanh 120 Cơ Đốc Nhân đã được đổ đầy Đức Thánh Linh. Các Cơ Đốc Nhân nầy đang nói bởi sự thần cảm của Đức Thánh Linh công bố những sự lạ lùng của Đức Chúa Trời. Chúng ta cũng có thể nói rằng họ đang nói tiên tri. Nhưng có một chi tiết mà Giôên đã không đề cập đến. Họ đang nói các thứ tiếng mà những người ngoại bang đang hiện diện có thể hiểu được, nhưng chính họ thì không hiểu. Những người ngoại quốc sửng sốt kinh ngạc đã hỏi rằng “Điều nầy có nghĩa gì?” Và Phierơ đã giải thích.
23. Dựa trên tính chất bao gồm của lời tiên tri Giôên và Cong Cv 2:14-41. Vì sao sự kiện người dân từ 14 xứ trên thế giới nghe được sứ điệp của Phierơ lại là điều đặc biệt có ý nghĩa?
…………………………………………………………………………………………………………………………………
Sứ điệp của Phierơ đầy dẫy những lời trích dẫn lấy từ Kinh Thánh. Ông đã bắt đầu bằng lời tiên tri của Giôên và cho dân chúng hiểu rằng điều họ đã thấy và nghe là một công việc siêu nhiên của Đức Chúa Trời. Đó chính là điều Đức Chúa Trời đã hứa qua Giôên. Phierơ cắt nghĩa rằng nhiều thế hệ có thể kinh nghiệm sự đầy dẫy Thánh Linh nầy (cc 38-39). Điều nầy không chỉ dành cho những người lãnh đạo Hội Thánh. “Vì lời hứa thuộc về các ngươi, con cái các ngươi và thuộc về hết thảy mọi người ở xa, tức là bao nhiêu người mà Chúa là Đức Chúa Trời chúng ta sẽ gọi” Phierơ đã nói với đoàn dân như thế (câu 39).
Việc tuôn đổ Thánh Linh bắt đầu ở tại Lễ Ngũ Tuần đã tiếp tục qua các thế kỷ. Khắp nơi trong sách Côngvụ chúng ta thấy những Cơ Đốc Nhân đầy dẫy Thánh Linh đem Tin lành đến cho tầng lớp của họ và Đức Chúa Trời cũng đã làm vững Lời Ngài bằng các dấu lạ mà Ngài đã hứa (Mac Mc 16:15-20).
Cuốn sách của John Sherrill có tựa là They Speak With Other Tongues ký thuật về kinh nghiệm của Lễ Ngũ Tuần suốt lịch sử Hội Thánh. Từ năm 1901 đã có sự gia tăng rất nhiều trong việc ứng nghiệm lời tiên tri của Giôên. Kể từ năm 1950 hàng ngàn Hội Thánh Tin lành và Công giáo khắp thế giới đã kinh nghiệm một sự phục hưng tâm linh qua sự đổ đầy của Thánh Linh. Sự Phục hưng mới đây nhất được gọi là “phong trào ân tứ” (từ chữ charismato theo tiếng Hylạp có nghĩa là “các ân tứ”). Hàng triệu người có thể chứng minh rằng điều Giôên nói tiên tri và Hội Thánh đầu tiên đã kinh nghiệm là đúng cho chúng ta ngày nay!
24. Hailey có nói đến “nguyên tắc không phân biệt” của Tân ước và đưa ra lời trưng dẫn ở GaGl 3:28 (trang 53-54).
a. Thế nào là “nguyên tắc không phân biệt”.
……………………………………………………………………………………………………………………………………..
b. Hãy liên hệ nguyên tắc nầy với tính chất bao gồm của tiên tri Giôên và điều đã xảy ra vào ngày Lễ Ngũ Tuần
………………………………………………………………………………………………………………………………………
Cơn Đại Nạn
Gio Ge 2:30-32 Hailey 54-55
Những dấu kỳ và sự lạ mà Giôên nói trong 2:30-32, xảy đến vào cuối thời điểm chúng ta gọi là Thời Đại Hội Thánh. Những lời tiên tri tương tự trong Đaniên và Khải huyền cho chúng ta biết những điều đó sẽ xảy đến trong Cơn Đại Nạn. Đaniên chép rằng. “Lúc đó sẽ có tai nạn đến nỗi từ khi mới có nước đến kỳ đó cũng chẳng có như vậy bao giờ. Bấy giờ trong vòng dân sự ngươi, kẻ nào được ghi trong quyển sách kia thì sẽ được cứu” (DaDn 12:1). Chúng ta thấy trong KhKh 6:12-14 điều Giôên đã báo trước, nhưng chi tiết hơn một cơn động đất lớn, mặt trời trở nên tối tăm, mặt trăng biến nên như máu.
Hiện nay chúng ta cũng nhìn thấy sự báo trước của các thời kỳ khủng khiếp đó. Các trận động đất xảy ra thường xuyên hơn. Chiến tranh hạt nhân có thể gây ra sự tàn phá kinh khiếp như được thấy trong Khải huyền. Những đám mây hình nấm sau các vụ nổ hạt nhân nhắc nhở chúng ta về các “trụ khói” (Gio Ge 2:30). Hãy xem KhKh 18:9-10 sự hủy diệt Babylôn trong vòng một giờ đó chắc chắn giống như một cảnh hủy diệt của bom nguyên tử với dân chúng kinh hãi vì chất thải phóng xạ.
Chúng ta cũng được nhắc nhở về các vụ phun núi lửa mới đây đã che mất ánh sáng mặt trời bởi các đám mây tro, tạm biến ngày thành đêm trong khu vực xảy ra núi lửa.
Còn mặt trăng thì sao? Liệu sẽ có chiến tranh tại đó để giành quyền kiểm soát chăng? Hoặc một siêu cường nào đó sẽ dùng nơi đó để phóng đi các vũ khí hạt nhân chống trái đất chăng? Có thể nó chỉ trông có vẻ đỏ như máu đơn giản là vì những rối loạn trong bầu khí quyển do những thảm họa trên đất gây ra. Chúng ta không biết điều đó sẽ xảy ra như thế nào, nhưng chúng ta có thể cảm tạ Chúa vì có nhiều người sẽ được cứu trong giờ tối tăm đó khi họ kêu cầu Danh Chúa (Gio Ge 2:32)!
25. Hailey nhấn mạnh những lý do khiến cho sự đoán phạt kinh khiếp nầy đến trên đất.
a. Vì sao cơn đoán phạt lớn của Đức Chúa Trời đã đến trên Giêrusalem vào năm 70 SC?……………………………………………………………………………………………………………………………
b. Những ai sẽ phải chịu sự đoán phạt của Đức Chúa Trời trong Cơn Đại Nạn?
………………………………………………………………………………………………………………………………….
c. Những ai sẽ thoát khỏi sự đoán phạt.
…………………………………………………………………………………………………………………………………….
26. Nếu bạn phải giảng về trận dịch cào cào và lời tiên tri của Giôên về Cơn Đại Nạn cùng những hậu quả của nó, bạn sẽ nói mục đích của Đức Chúa Trời dành cho cả hai trường hợp là gì?…………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………….
Sự Đoán Phạt Các Nước
Gio Ge 3:1-16; EsIs 2:1-22 Hailey 55-60
Vào lúc tận cùng của Cơn Đại Nạn sẽ có trận chiến Hạtmaghêđôn. Khi dân sự Đức Chúa Trời đối diện với sự hủy diệt, họ sẽ kêu cầu Đấng Mêsia cứu họ. Ôsê thấy trước việc dân Ysơraên chối bỏ Đấng Christ và phản ứng của Ngài: “Ta sẽ đi, sẽ vào nơi ta, cho đến chừng nào chúng nó nhìn biết mình phạm tội và tìm kiếm mặt ta. Trong cơn khốn nạn, chúng nó sẽ cố tìm ta” (OsHs 5:15). Chúng ta khá nhìn biết biết Đức Giêhôva…Sự hiện ra của Ngài là chắc chắn như sự hiện ra của mặt trời sớm mai” (6:3). Lời cầu nguyện của Ysơraên sẽ là “Hỡi Đức Giêhôva, xin khiến những người mạnh mẽ của Ngài xuống đó!” (Gio Ge 3:11) “Ôi ước gì Ngài xé rách các từng trời và ngự xuống” (EsIs 64:1).
Chúa Cứu Thế sẽ trở lại cùng với hết thảy các thiên sứ và Hội Thánh vinh hiển của Ngài. Kẻ địch lại Đấng Christ (Kẻ Không Luật Pháp) sẽ bị hủy diệt bởi sự vinh hiển của sự hiện đến của Đấng Christ. Khi Ysơraên nhìn thấy Chúa Jêsus Christ, dân sự sẽ than khóc, ăn năn và thừa nhận Ngài là Chúa của họ. Sự đoán phạt các dân sẽ xảy ra khi Đấng Christ đến. (Đọc IITe 2Tx 2:1-8; Giu Gd 1:14-15; KhKh 1:7, và Mat Mt 25:31-33). Hết thảy sẽ bị xét đoán trên cơ sở cách họ đã đối xử với dân sự Ngài (cả Ysơraên lẫn Hội Thánh xuyên suốt các thời đại.
Chúa Cứu Thế biện luận với các dân trong trũng quyết định. Vào lúc ấy không phải hết thảy họ đều ăn năn như Ysơraên, nhưng hết thảy sẽ cảm động sâu xa và “sẽ than khóc vì cớ Ngài” (KhKh 1:7). Có vẻ như Chúa Cứu Thế đưa cho họ một con đường để thoát khỏi án phạt của cơn thạnh nộ. Nhiều dân dường như đã đáp ứng trước tình yêu và ân điển của Ngài và họ đã được cứu, trong khi các dân khác không chịu ăn năn và bị hư mất.
27. Dựa trên điều bạn đã học ở phần nầy, bạn hãy cho biết câu nào dưới đây là ĐÚNG?
a. Biến cố được mô tả trong Mat Mt 25:31-33 sẽ xảy ra sau trận chiến Hạtmaghêđôn và trước giai đoạn Một Ngàn Năm.
b. Sự đoán xét các nước sẽ chỉ đặt cơ sở trên cách họ đã đối xử với dân Ysơraên.
c. Các nước sẽ bị phán xét tùy theo cách họ đã đối xử với dân Ysơraên thuộc linh, là Hội Thánh, chứ không tùy thuộc vào cách họ đối xử với dân tộc Ysơraên.
d. Dân Ysơraên sẽ ăn năn và được cứu khi họ trở lại cùng Chúa Jêsus trong sự ăn năn.
e. Chúa Cứu Thế Jêsus là Đấng sẽ xét đoán các dân.
f. Kẻ địch lại Đấng Christ sẽ bị hủy diệt trước khi Chúa Cứu Thế trở lại cùng với Hội Thánh Ngài.
g. Gio Ge 3:1-16 nói rõ về các biến cố sẽ xảy ra sau khi lời tiên tri của Giôên về sự tuôn đổ của Thánh Linh trên mọi người được ứng nghiệm.
h. Sự đoán phạt trong Giôên đoạn 3 là sự đoán phạt trên hết thảy những kẻ đã chống nghịch dân Chúa.
i. Sự ám chỉ mùa gặt chín trong Giôên đoạn 3 nói đến những người sẽ ăn năn và được cứu trong thời kỳ cuối cùng.
Sự Trị Vì Một Ngàn Năm của Đấng Christ
3:17-21; EsIs 35:1-10 Hailey 60-61
Sứ điệp của Giôên kết thúc với những ơn phước lớn lao được hứa cho dân sự Đức Giêhôva:
1. Chúa sẽ là nơi nương náu và đồn lũy của họ (Gio Ge 3:16).
2. Chúa sẽ ở tại Siôn (câu 17,21).
3. Giêrusalem sẽ là thánh và không bị xâm lăng nữa (câu 17).
4. Đất Ysôraên sẽ được tưới tắm và rất màu mỡ (câu 18).
5. Dân Giuđa sẽ cư trú tại đó mãi mãi (câu 20).
6. Chúa sẽ tha thứ mọi tội lỗi của Ysơraên (câu 21).
28. Đọc KhKh 20:1-6; Exe Ed 36:35 và EsIs 11:1-9, 35 và trả lời các câu hỏi sau:
a. Thiên hi niên là gì?
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
b. Satan sẽ ở đâu trong suốt thời gian đó?
…………………………………………………………………………………………………………………………………
c. Tình trạng thế gian lúc ấy sẽ như thế nào?
…………………………………………………………………………………………………………………………………….
Êsai và Êxêchiên chép nhiều lời tiên tri về sự trị vì của Chúa Cứu Thế, Êxêchiên mô tả dòng sông mà Giôên có nhắc đến. Nó ra từ bàn thờ của đền thờ được xây lại, đem sự sống đến cho đất và cất đi sự ô nhục của biển (Exe Ed 47:1-12). Đây là một biểu tượng về quyền năng thanh tẩy của Đức Chúa Trời để cất đi ảnh hưởng xấu của tội lỗi và khôi phục cho đất nước trở lại tình trạng sai quả ban đầu của nó.
Thật kỳ diệu khi thấy tình trạng an ổn mà Ysơraên sẽ có được. Vì nó vẫn ở trong tình trạng bất ổn, bắt bớ và nhiều tai ương suốt các thế hệ. Cuối cùng nó sẽ được cứu và an toàn dưới sự trị vì của Đấng Mêsi của mình.
Giôên nói đến sự đoán phạt trên Êdíptô và Êđôm vì cớ sự hung ác của nó đối cùng Ysơraên. Êsai cũng nói đến sự hoang vu đời đời của Êđôm (đoạn 34). Nhưng EsIs 19:16-25 cho thấy Êdíptô sẽ ăn năn và trở lại cùng Đức Chúa Trời. Những sự tranh chấp xưa kia đã bị bỏ quên và Êdíptô trở thành một nguồn phước trên đất.
29. So sánh Gio Ge 3:10 với EsIs 2:1-4. Hai đoạn nầy mô tả hai nguyên tắc sản xuất: một hướng về chiến tranh và một hướng về nông nghiệp.
a. Hoàn cảnh nào mô tả tình hình trước trận chiến Hạtmaghêđôn?
………………………………………………………………………………………………………………………………………
b. Chúa Cứu Thế hướng dẫn lại đường lối sản xuất như thế nào trong giai đoạn Thiên Niên?…………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………
30. Câu nào sau đây đồng ý với điều Hailey nói liên quan đến Gio Ge 3:17-21.
a. Chính Mình Đức Chúa Trời sẽ trị vì trên Siôn.
b. Ai cập và Êđôm sẽ tiếp tục chống đối dân Chúa và bắt bớ họ.
c. Những kẻ gian ác sẽ không bao giờ vào núi Siôn thuộc linh được.
d. Siôn là một nơi an ổn và hòa bình, được nhuần tưới bởi Thánh Linh ân điển của Đức Giêhôva.
Sách Giôên bắt đầu với sự hủy diệt và buồn rầu, nhưng kết thúc với sự đắc thắng vẻ vang. Giêhôva ngự tại Siôn – Ysơraên và nhiều dân tộc khác đều được cứu.
ĐỨC CHÚA TRỜI MẶC KHẢI QUA GIÔÊN
31. Ôn lại biểu đồ mẫu trong Bài 2 (Khung 2.7) Sau đó hoàn tất biểu đồ dành cho bài 3 nầy về sách Giôên (khung 3.6) giữ theo cùng khuôn mẫu.

ĐỨC CHÚA TRỜI ĐƯỢC MẶC KHẢI QUA CÁC TIỂU TIÊN TRI
Bài tập tự trắc nghiệm
CÂU LỰA CHỌN. Khoanh vòng mẫu tự đứng trước câu trả lời đúng nhất của mỗi câu hỏi.
1. Vì lời tiên tri của Giôên ám chỉ các thầy tế lễ trong đền thờ, nên chúng ta biết chắc rằng sách Giôên
a) Không thể được viết ra sau Cuộc Lưu Đày.
b) Được viết trước cuộc lưu đày.
c) Được viết sau cuộc lưu đày.
2. Niên đại 830 TC của sách Giôên được chấp nhận bởi.
a) Sách hướng dẫn học tập, còn sách của Hailey thì không.
b) Hailey, nhưng sách hướng dẫn học tập thì không chấp nhận.
c) Cả Hailey lẫn sách hướng dẫn học tập.
d) Cả Hailey lẫn sách hướng dẫn học tập đều không chấp nhận.
3. Về Giôên, nhà tiên tri thì chúng ta biết chắc.
a) Cha ông tên là Bêthuên.
b) Ông là một thầy tế lễ.
c) Ông là con của thầy tế lễ.
d) Tên ông có nghĩa là “tôi tớ của Đức Chúa Trời”.
4. Điều nào sau đây mô tả các điều kiện sống ở tại Giuđa vào năm 830 TC.
a) Có nhiều sự thờ hình tượng và thờ Baanh khắp nơi trong xứ.
b) Dân Giuđa đã trung tín trong sự vâng lời và thờ phượng Đức Giêhôva.
c) Achaxia, ông vua gian ác, đã cai trị xứ.
d) Giêhôgiađa làm nhiếp chính cho nhà vua còn thơ ấu là Giôách, và là phương tiện để đưa dân sự trở lại cùng Đức Chúa Trời.
5. Đề tài nào dưới đây là chủ đề của Côngvụ đoạn 2.
a) Sự tuôn đổ Thánh Linh.
b) Nạn dịch cào cào.
c) Sự giữ tôn giáo bề ngoài.
d) Trách nhiệm của các thầy tế lễ.
6. Nạn dịch cào cào làm hình bóng về “Ngày của Đức Giêhôva” hoặc.
a) Thời đại Hội Thánh.
b) Sự cất lên của Hội Thánh.
c) Thời kỳ Đại Nạn.
d) Thời kỳ Thiên niên.
7. Việc cất khỏi các của lễ trong sự thờ phượng Đức Giêhôva tượng trưng cho
a) Sự hoang tàn do cào cào gây ra.
b) Tội lỗi đã phân cách loài người khỏi Đức Chúa Trời.
c) Sự mất đi các thứ xa xỉ cũng như những thứ thiết yếu.
d) Các tế lễ dâng vì cớ tội lỗi không còn cần thiết nữa.
8. Điều nào sau đây tượng trưng cho sự ăn năn thật trong Giôên?
a) Mặc bao gai và xé áo.
b) Xé lòng.
c) Kiêng ăn và than khóc.
d) Dâng các của lễ.
9. Giôên dạy rằng kết quả của sự ăn năn thật là
a) Sự phán xét công bình của Đức Chúa Trời.
b) Giải thoát khỏi các hình thức thờ phượng bề ngoài.
c) Một sự làm mới lại sự thờ phượng bề trong.
d) Sự giải cứu và sự khôi phục.
10. Các ơn phước thuộc thể và thuộc linh theo sau trận dịch cào cào làm hình bóng về
a) Thời Đại Hội Thánh.
b) Cơn Đại Nạn.
c) Thiên Niên.
d) Đấng Mêsi.
11. “Nguyên tắc không phân biệt” là
a) Hết thảy mọi người đầu bằng nhau ở trước mặt Chúa.
b) Sự tuôn ban Thánh Linh trong những ngày sau chính yếu là dành cho các mục sư và những người lãnh đạo Hội Thánh.
c) Những người đặc biệt được chọn cho công việc đặc biệt trong nước Đức Chúa Trời.
d) Hết thảy mọi người và mọi dân tộc đều sẽ ăn năn và được cứu trong giai đoạn Một Ngàn Năm.
12. Lời hứa mang tính bao gồm được sứ đồ Phierơ lặp đi lặp lại rằng Thánh Linh của Đức Chúa Trời sẽ được đổ ra trên thành phần nào sau đây.
a) Người già và người trẻ.
b) Những người lãnh đạo của Hội Thánh ban đầu cả nam lẫn nữ.
c) Hết thảy dân sự Chúa thuộc cả hai phái tính, thuộc mọi lứa tuổi và bất cứ tầng lớp xã hội nào.
d) Tất cả những ai làm trọn các yêu cầu của sự thờ phượng bề ngoài.
13. Ai sẽ là nhân vật trung tâm trị vì trong thời kỳ Thiên niên?
a) Dân tộc Ysơraên.
b) Chúa Jêsus.
c) Satan.
d) Hội Thánh Cơ Đốc.
14. Sách Giôên kết thúc với
a) Lời cảnh cáo.
b) Sự hủy diệt.
c) Sự buồn rầu.
d) Sự chiến thắng.
Giải Đáp Các Câu Hỏi Của Bài Học
16 c) Dân sự hưởng ứng và ăn năn.
1. Là sứ điệp bất tử và, vượt thời gian.
17 b) Điều đó dẫn đến ơn phước của mưa móc làm sinh sôi lương thực dồi dào.
2. c, d, e, g, i và j, là những câu trả lời chúng ta biết chắc.
18 a Sự trở lại để dâng các của lễ trong sự thờ phượng Đức Giêhôva cách vui mừng.
b Chỉ khi dân sự xây bỏ Đức Chúa Trời thì sự sỉ nhục và trách phạt mới theo
họ.
c Sự Hiện Diện của Đức Chúa Trời (mối tương giao với Ngài).
3 a Ông dâng cho vua một bản sao của giao ước. Ông lập một giao ước giữa nhà vua, Đức Chúa Trời với dân sự. Ông dẫn dắt dân sự trong việc phá hủy các vật thờ Baanh.
b Nếu lời tiên tri được ban ra vào thời điểm nầy, thì thờ hình tượng không
phải là nan đề lúc ấy.
19 a Hết thảy dân sự của Đức Chúa Trời.
b Các con trai, con gái, người trẻ, người già, người nam và người nữ (kể cả
các tôi tớ).
c. Không.
4. Giôên không nhắc đến vị vua nào trong sách tiên tri của ông, và điều nầy có thể cho thấy đây là thời kỳ Giêhôgiađa làm nhiếp chính. Sự kiện đó, cũng như việc ông không đề cập gì đến sự thờ hình tượng có lẽ cho thấy đây là thời kỳ Giêhôgiađa làm nhiếp chính.
20. Không ai bị bỏ sót.
5 a 3) Tôn giáo bề ngoài.
b 5) Ngày của Đức Giêhôva.
c 2) Trách nhiệm của các thầy tế lễ.
d 1) Nạn dịch cào cào.
e 4) Sự tuôn đổ Thánh Linh.
21 a 120.
b Hết thảy những người đã nhóm lại và cầu nguyện.
c Để nhấn mạnh rằng họ cũng được kể vào.
6 d) Đưa ra lời dự báo rõ ràng về sự tuôn đổ Thánh Linh.
22 a Câu trả lời của bạn. Còn theo tôi thì hết thảy 120 người đã nhóm lại trên phòng cao, cả nam lẫn nữ đều nhận được sự tuôn ban của Thánh Linh vào lúc ấy.
b Bởi vì lời tiên tri của Giôên nhấn mạnh tính chất bao gồm mọi thành phần –
nam, nữ, trẻ, già và các tôi tớ.
7 Đó là khi người dân xây bỏ Đức Chúa Trời, sự đoán phạt chắc chắn sẽ giáng trên họ.
23. Những người ngoại bang đến dự lễ là một phần trong chương trình của Đức Chúa Trời để loan truyền sứ điệp nầy cho xứ sở họ và làm ứng nghiệm lời hứa đã ban cho Giôên.
8 a) Sự đoán phạt hoàn toàn và rộng khắp.
24 a Đức Chúa Trời không đối đãi với con người tùy theo tuổi tác, phái tính hoặc thành phần xã hội. Trước mắt Ngài mọi người đều bằng nhau.
b Lời tiên tri của Giôên cho thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời sẽ giáng trên
mọi người, không kể tuổi tác, giới tính hoặc thành phần xã hội. Những người
đã nhận lãnh Đức Thánh Linh vào ngày Lễ Ngũ Tuần đại diện cho con người
thuộc mọi phái tính, mọi tuổi tác và mọi giai cấp xã hội.
9. Súc vật, chiên và các thú đồng, vì đồng cỏ của chúng đã bị phá hủy và chúng không có thức ăn.
25 a Vì dân Do Thái chối từ lẽ thật của Thánh Linh (về Đấng Mêsi) và bắt bớ các Cơ Đốc Nhân.
b Những kẻ chối bỏ Thánh Linh của Đức Chúa Trời vì không chịu nghe Lời Ngài.
c Những người kêu cầu danh Chúa và vâng theo ý muốn đã được mặc khải của
Ngài.
11 c) Những của lễ để họ thờ phượng Đức Giêhôva đã bị cất khỏi.
27 a, d, e, g và h là các câu trả lời đúng.
12 a) Việc người dân làm ra vẻ thờ phượng nhưng không có tấm lòng thanh sạch thực sự dâng lên cho Đức Chúa Trời.
d) Việc dân sự không thể đến trước mặt Đức Chúa Trời với sự vui mừng hớn hở
nữa.
28 a Sự trị vì một ngàn năm của Chúa Cứu Thế trước khi có sự phán xét cuối cùng.
b Bị xiềng lại trong vực sâu để không làm hại ai được trong thời kỳ nầy.
c. Giống như vườn Êđen, năng suốt dồi dào. Dân sự sẽ được cứu chuộc, vui
mừng, thánh khiết, được chữa lành. Các thú hoang sẽ sống hòa bình. Sự buồn
rầu và than vãn sẽ trốn đi!
26. Câu trả lời của bạn. Tôi sẽ nói rằng điều đó để hình phạt tội lỗi và đưa tội nhân đến chỗ ăn năn và được cứu.
13. Giôên tuần theo khuôn mẫu được đưa ra trong lời cầu nguyện của Salômôn để kêu gọi dân sự ăn năn hầu cho nhận được sự giải cứu từ nơi Đức Chúa Trời.
29 a Gio Ge 3:10 toàn bộ phương thức sản xuất được hướng đến chiến tranh.
b EsIs 2:1-4 Chúa Cứu Thế sẽ hướng dẫn lại phương thức sản xuất hướng đến
đến sự hòa bình. Các công cụ dành cho chiến tranh sẽ không còn cần thiết
nữa.
14. Bằng cách chúng là các phương tiện để xây lòng dân sự trở lại cùng Đức Chúa Trời và cứu họ khỏi sự khổ đau đời đời.
30. Các câu a, c và d đồng ý với Hailey.
GIÔNA – NHÀ TRUYỀN GIÁO KHÔNG SẴN LÒNG
Bạn có bao giờ nghe nói về một nhà truyền giáo nổi giận vì cớ những tội nhân mà ông rao giảng cho đã ăn năn và được cứu không? Còn về nhà truyền giáo muốn Đức Chúa Trời tiêu diệt thành mà ông ta đã rao giảng sự đoán phạt, hoặc là người đã tìm cách chạy trốn khỏi Đức Chúa Trời và sự kêu gọi của Ngài khi Ngài bảo ông hãy đến một xứ dân ngoại thì thế nào? Ai là người đã làm những điều đó? Chính là Giôna!
Giôna là một nhà truyền giáo bất đắc dĩ, đầy thành kiến chủng tộc và cay đắng với dân mà Đức Chúa Trời đã kêu gọi ông đi đến. Ông là một con người cứng cỏi, nổi loạn và chỉ nghĩ đến mình. Ông coi trọng đời sống thoải mái của chính mình hơn là mạng sống của hết thảy những người dân trong một thành lớn. Danh tiếng của ông với tư cách một nhà tiên tri quan trọng hơn là việc họ sống hay chết. Ở tại quê nhà, có lẽ ông ta là một vị lãnh đạo tôn giáo có thế lực. Trong lãnh vực truyền giáo, ông ta có thể công bố sứ điệp đoán phạt hiệu quả. Song dường như ông hoàn toàn thiếu đi tình yêu và lòng thương xót dành cho con người. Tôi hẳn sẽ không bao giờ chọn Giôna làm nhà truyền giáo hải ngoại. Nhưng Đức Chúa Trời đã chọn ông!
Sách Giôna viết về công tác hầu việc Chúa hải ngoại, và Đức Chúa Trời đã chọn một nhà truyền giáo thiếu khả năng nhất về công tác hầu việc nầy để viết sách! Dưới sự thần cảm của Đức Thánh Linh, Giôna công khai thừa nhận những khiếm khuyết của mình và thuật cho chúng ta biết cách Ngài đã xử lý ông về những nhược điểm ấy. Ông cho chúng ta thấy các tiên tri cũng là những con người bình thường với những lầm lỗi và thất bại, rất giống chúng ta, thế nhưng Đức Chúa Trời bởi lòng thương xót đã sử dụng họ. Chúng ta thấy lòng quan tâm của Đức Chúa Trời dành cho người dân ở các quốc gia khác. Chúng ta cũng thấy những nỗ lực kiên trì của Ngài đã đưa người của Ngài ra đi với sứ điệp để đưa người dân đến sự cứu rỗi.
Ngày nay, hơn bao giờ hết trong lịch sử thế giới, các thành phố, các quốc gia, các dân tộc đang đối đầu với sự hủy diệt. Họ cần sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đang kêu gọi chúng ta đem sứ điệp cứu rỗi của Ngài đến cho họ. Lạy Chúa xin giúp chúng con học được một bài học từ Giôna về loại người truyền giáo mà chúng con ĐỪNG giống!
Giới thiệu sách Giôna
Tác Giả và Niên đại
Tính Độc đáo và Sứ Điệp
Chạy Trốn sự Kêu Gọi của Đức Chúa Trời
Sự Kêu Gọi và Sự Chạy Trốn
Sự Tuyệt Vọng và Sự Giải Cứu
Vâng theo sự Kêu Gọi của Đức Chúa Trời
Hiểu Quan Điểm của Đức Chúa Trời
Đức Chúa Trời Được Mặc Khải Qua Giôna
Khi học xong bài nầy bạn sẽ
• Thảo luận về tác giả, niên đại, tính độc đáo, và sứ điệp của sách Giôna.
• Thuật được câu chuyện của Giôna và đưa ra bằng chứng của Kinh Thánh về tính lịch sử của sách.
• Nói được những nguyên tắc xuyên thời gian được dạy trong sách Giôna.
• Đưa ra những ứng dụng của các lẽ thật thực tiễn và các nguyên tắc của người truyền giáo được dạy trong sách cho ngày nay.
1. Nghiên cứu bài học theo tiến trình thường lệ như đã nói ở Bài 1. Đọc phần dữ liệu được yêu cầu, xem xét phần khai triển bài học và trả lời tất cả các câu hỏi trong bài học.
2. Đọc hết sách Giôna kỹ càng, lắng nghe sứ điệp của Chúa dành cho bạn.
3. Đọc Hailey, trang 62-80 theo trình tự được yêu cầu trong phần khai triển bài học.
4. Làm bài tập trắc nghiệm và kiểm lại các câu trả lời của bạn.
5. Ôn từ bài 1-4 để chuẩn bị đánh giá tiến bộ phần của bạn. Đọc trang chỉ dẫn trong tập học viên. Lấy tờ trả lời dành cho Đánh Giá Tiến Bộ Phần 1 ra, tuân theo các chỉ dẫn để điền vào đó, rồi nộp cho giảng viên ICI của bạn. Người ấy sẽ kiểm các câu trả lời của bạn và cho bạn biết kết quả.
chuyện ngụ ngôn
sự dã man
có điều kiện
đánh mất
không thể đổi lại được