Lời Tiên Tri

0
3367

LỜI TIÊN TRI

Theo nghĩa nguyên thủy, nhà tiên tri là một phát ngôn viên, một người nói thay cho người khác. XuXh 4:16 nói A-rôn là nhà tiên tri của Môi-se, nói những lời Môi-se dặn. Như vậy nhà tiên tri của Thượng Đế là người nói thay Thượng Đế, truyền lại thông điệp của Thượng Đế. Ông ta nói với người ta chính yếu là về hiện tại; ông có thể nói hoặc không nói về tương lai. Nhưng phần đông chúng ta đều hiểu lời tiên tri nói về vị lai, nên ở đây sẽ dùng chữ nầy theo nghĩa đó trong khi giải kinh. Chúng ta sẽ tìm hiểu những câu Kinh Thánh Thượng Đế dùng để mặc khải tương lai.
Có rất nhiều lời tiên báo về tương lai trong Kinh Thánh, cả Cựu Ước lẫn Tân Ước. Chúng gồm có nhiều loại:
1. Những lời tiên báo tức thì
Ứng nghiệm trong một thời gian ngắn sau khi nói. 14:413-17 Gie Gr 38:18.
2. Những lời tiên tri của Cựu Ước ứng nghiệm trong thời Cựu Ước
PhuDnl 28:53 và CaAc 4:10Gios Gs 6:26 và IVua 1V 16:34.
3. Những lời tiên tri của Cựu Ước ứng nghiệm trong thời Tân Ước
Những lời nầy phần lớn nói về Chúa Cứu Thế, về ngôi vị và thánh vụ của Ngài. Đây là phần chính mà chúng ta sẽ đến.
4. Những lời tiên tri của Tân Ước ứng nghiệm trong thời Tân Ước
Phần lớn những lời nầy liên hệ đến sự tái lâm của Chúa, chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ. Mat Mt 16:21 và 27:1-66.
5. Những lời tiên tri của Cựu Ước và Tân Ước chưa được ứng nghiệm
Phần lớn những lời nầy liên hệ đến sự tái lâm của Chúa, chúng ta cũng sẽ nghiên cứu kỹ.
Có một số những nhóm nầy trùng nhau. Ví dụ một số lời kinh Cựu Ước có liên quan đến cả 2 lần đến trần gian của Chúa Giê-xu.
Lời tiên tri có khi không phải chỉ tiên đoán tương lai, như ITi1Tm 4:1. Nhiều chỗ dùng biểu tượng để nói tiên tri. Khải tượng cũng thường được Thượng Đế dùng để truyền đạt sứ điệp tiên tri. Ngay cả vị tiên tri cũng cần được thông giải những khải tượng đó, như Đa 4 và Khải 7.
CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA LỜI TIÊN TRI.
1. Quan điểm tiên tri
Ở đây là điểm nhìn của nhà tiên tri. Nhà tiên tri nhìn từ xa những biến cố được Thượng Đế mặc khải cho ông. Như người đứng nhìn dãy Hi-mã-lạp-sơn từ xa, tưởng các ngọn núi rất gần nhau, nhưng khi đến nơi thì mới biết là rất xa. Cũng vậy các nhà tiên tri thường nói gộp hai biến cố giáng sinh và tái lâm của Chúa Cứu Thế lại với nhau, tưởng chừng như hai “đỉnh” đó gần nhau, nhưng chúng ta đã biết khoảng cách thời gian giữa các việc đó chẳng gần chút nào.
Ví dụ, Chúa Giê-xu Cơ-Đốc đã đọc EsIs 61:1-3 và nói lời đó đã được ứng nghiệm ngày hôm đó (LuLc 4:16-21). Tuy nhiên, trong Ê-sai có nói đến “năm ban ơn ” và “ngày báo thù ”. Chúa đọc phần đầu nhưng dừng lại trước phần thứ nhì. Tại sao? Ngày báo thù nói về thời kỳ nào? hẳn nhiên không phải là lúc Ngài đến lần đầu. Phần nầy chưa được ứng nghiệm nên Ngài không đọc tới, nhưng trong lời tiên tri, cả hai được đặt bên cạnh nhau. Xem SaSt 3:15 và Thi Tv 22:1-31.
2. Ứng nghiệm gần và ứng nghiệm xa
Nhiều lời tiên tri nói trước hết về một biến cố gần, nhưng Thượng Đế là Đấng cai quản lịch sử, nên Ngài cũng cho lời đó về sau được ứng nghiệm trọn vẹn hơn. Ví dụ IISa 2Sm 7:12-16 là lời Thượng Đế hứa ban một con trai nối ngôi Đavít. Lời nầy nói về Sa-lô-môn có những chi tiết như câu 14b chỉ có thể nói về Sa-lô-môn thôi. Nhưng trong HeDt 1:5, câu 14 lại được ứng dụng cho Chúa Cứu Thế: Ngài là con trai lớn của Đavít và Sa-lô-môn là tiêu biểu cho Ngài. Sa-lô-môn là con Vua Đa-vít và là con của Đức Chúa Trời. Chúa Giê-xu cũng vậy, nhưng với một ý nghĩa sâu xa hơn.
Xem HaKb 1:5-6 và Cong Cv 13:41HaKb 1:5-6 và Cong Cv 13:41 là một trường hợp khác mà thẩm quyền Tân Ước cho chúng ta thấy ý nghĩa đôi của lời tiên tri được ứng nghiệm. Khi thấy như thế nầy thì chúng ta biết chắc được lời giải thích. Nếu không có thì chúng ta không nên xác quyết một cách độc đoán, giáo điều.
Một lời tiên tri có đặc điểm nầy nhưng rất khó là lời Ê-sai nói về sự sinh ra đồng trinh của Chúa (EsIs 7:14). Đây là lời tiên tri nói về thời A-háp. Văn mạch (c.16, 17) cho thấy lời tiên tri được ứng nghiệm vào lúc đó, như vậy lúc đó phải có một em bé sinh ra. Nhưng Ma-thi-ơ áp dụng lời tiên tri nầy cho Chúa (Mat Mt 1:22-23). Điều nầy nêu lên một nan đề khá lớn: phải chăng thời A-háp đã có một gái đồng trinh sinh con? Không có bằng chứng tài liệu nào cả. Có lẽ lúc vị tiên tri nói thì có một trinh nữ, rồi sau đó trinh nữ nầy lấy chồng sinh con cái. Có người nêu nghi vấn về ý nghĩa chữ Do Thái được dịch thành chữ “gái đồng trinh”. Tuy nhiên, văn mạch trong Ma-thi-ơ cho thấy ông dùng theo nghĩa đồng trinh thật sự. Lời tiên tri nầy rất khó giải, nhiều học giả không đồng ý nhau, nhưng rõ ràng là có nghĩa đôi, và có chỉ về Chúa Giê-xu.
3. Ngôn ngữ hình bóng
Lời tiên tri dùng rất nhiều biểu hiện, hình bóng, nhưng cũng có những câu có nghĩa đen. Cái khó trong việc giải lời tiên tri là không biết nó được ứng nghiệm theo nghĩa đen, nghĩa bóng, hay nghĩa thiêng liêng. Phương hướng của chúng ta là dựa vào lời tiên tri đã ứng nghiệm để hiểu lời chưa ứng nghiệm. Chúng ta phải xem Tân Ước giải lời tiên tri Cựu Ước như thế nào.
a. Phải chăng theo Tân Ước những lời tiên tri sau đây được ứng nghiệm theo nghĩa đen?
MiMk 5:2 và Mat Mt 2:6: nơi Chúa sinh là Bết-lê-hem.
XaDr 9:9 và MaMl 21:5 Chúa vào thành Giê-ru-sa-lem như vị vua, cưỡi lừa.
EsIs 56:7 và Mat Mt 21:13 nhà Đức Chúa Trời, đền thờ theo nghĩa đen, nhà cầu nguyện.
EsIs 7:14 và Mat Mt 1:22-23: gái đồng trinh sinh con.
Thi Tv 22:18 và GiGa 19:23-24: quân lính chia nhau áo xống Chúa và bắt thăm.
b. Phải chăng những lời tiên tri sau đây được ứng nghiệm theo nghĩa bóng?
Thi Tv 118:22 và Cong Cv 4:11IPhi 1Pr 2:7: Chúa là hòn đá bị loại.
EsIs 22:22 và KhKh 3:7: chìa khóa trên vai chỉ về vương quyền.
XaDr 13:7 và Mat Mt 26:31 Chúa là người chăn bị hành hung
c. Phải chăng những lời tiên tri sau đây được ứng nghiệm một cách thiêng liêng, một thực tại nghĩa đen trong Cựu Ước dự chỉ về một thực tại thiêng liêng trong Tân Ước?
Gie Gr 31:31-34 và HeDt 8:8-1210:15-17
EsIs 2:2-3 và HeDt 12:22
AmAm 9:11 và Cong Cv 15:16-17
Nếu Tân Ước giải những lời tiên tri theo ba cách đó thì chúng ta cũng có thể giải các lời tiên tri bằng một trong ba cách đó. Điều nầy không giúp chúng ta biết dễ dàng phải dùng cách nào để giải cho đúng, nhưng ít ra cũng biết được có những cách nào để dùng.
4. Văn phạm đặc biệt
Đôi khi lời tiên tri có cách dùng đặc biệt.
a. Động từ ở thì quá khứ có thể dùng cho những biến cố tương lai. Lời tiên tri về Chúa trong EsIs 53:1-12 cho đến câu 10a đều dùng động từ ở thì quá khứ, tuy nó nói về tương lai. Câu 10b-12 là ở thì tương lai (nói về sự xảy ra sau khi Chúa chịu đau khổ), dầu nó không phải là tương lai xa hơn phần đầu so với thời kỳ nói tiên tri.
b. Thì hiện tại có dùng cho tương lai. XaDr 9:9 “Kìa vua ngươi đến ” ở thì hiện tại, nhưng nó hướng về tương lai.
5. Những lời tiên báo có điều kiện và vô điều kiện
Tuy phần lớn những lời tiên tri là vô điều kiện, nghĩa là Thượng Đế tuyên bố những điều xảy ra không tùy thuộc vào một yếu tố nào khác, nhưng có những lời ứng nghiệm tùy thái độ đáp ứng của dân chúng. Thường thường đó là những lời nói về phước lành hay sự phán xét. Tuy nhiên chúng vẫn là những lời tiên tri thật, như PhuDnl 28:1-68Gie Gr 18:81026:12-13EsIs 18:30-3233:13-15GiGa 3:4 (xem văn mạch). Văn mạch của lời tiên tri rất quan trọng, vì nếu có một điều kiện nào thì điều kiện đó nằm ngay trong văn mạch.
6. Bày tỏ và che giấu sự thật
Có người cho rằng lời tiên tri chỉ là lịch sử viết trước, vì có những lời tiên tri nói trước cả những chi tiết của biến cố. Thật ra có những lời tiên tri che giấu cũng như bày tỏ sự thật. Trong DaDn 7:15-16 nói Đa-ni-ên thấy một thị tượng về bốn con thú, ông xin giải thích và được một vị cho biết đó là bốn vua hay bốn nước, nhưng rồi không cho biết hết các chi tiết nên chắc ông không biết trước được là những vua nào. Sự thật đã bị che dấu trong thị tượng. Như vậy chúng ta phải cẩn thận đừng nghĩ rằng mình có thể giải được các lời tiên tri cách chắc chắn.
MỘT LỜI TIÊN TRI CHÍNH YẾU
Những đặc điểm nêu trên của lời tiên tri trong Kinh Thánh rất quan trọng cần phải nhớ, chúng hướng dẫn ta trong việc nghiên cứu và giải thích lời tiên tri. Chúng giúp ta hiểu được một trong những lời tiên tri quan trọng nhất sau dây của Cựu Ước.
Lời tiên tri đầu tiên nói trực tiếp về Chúa Cứu Thế là SaSt 3:5. Ta có thể thấy câu nầy mang nhiều đặc điểm như đã nói trên, ngoài ra còn chứa những chủ đề trung tâm của lời tiên tri trong cả Kinh Thánh.
1. Quan điểm tiên tri
Những biến cố tương lai nào được nói đến trong việc cắn gót chân dòng dõi người nữ và giày đạp đầu con rắn? Dầu ở đây nói chung cả hai, nhưng chúng được ứng nghiệm cho cả hai lần của Chúa Cứu Thế để chịu đau khổ và để toàn thắng.
2. Ứng nghiệm gần và xa
Sự thù nghịch giữa giữa Ê-va và con rắn ứng nghiệm gần trong đời Ê-va. Ứng nghiệm xa của nó là cuộc xung đột giữa Chúa Cứu Thế và Sa-tan.
3. Ngôn ngữ hình bóng
“Đạp đầu ” và “cắn gót chân ” không thể là nghĩa đen; chúng có ý nghĩa thiêng liêng vượt xa sự tổn hại thể chất.
4. Bày tỏ và che giấu sự thật
Có sự thật đã được bày tỏ, nhưng ý nghĩa trọn vẹn của lời tiên tri có thể hiểu được nhờ những lời tiên tri và những biến cố về sau soi sáng.
5. Chủ đề xung đột
Cả Kinh Thánh nói về cuộc xung đột nầy: giữa Thượng Đế và Sa-tan; giữa dân Thượng Đế và thế lực ma quỉ. Đấng Cứu Thế, dòng dõi người đàn bà, bước vào lịch sử để chiến thắng cuộc xung đột.
6. Chủ đề về mục đích tể trị của Thượng Đế
Thượng Đế phán: “Ta sẽ khiến.” Trong suốt Kinh Thánh, mục đích của Thượng Đế cứ lần lượt được thực hiện, dầu dường như có lúc Sa-tan nắm lợi thế. Sách Khải Thị bày tỏ mục đích ấy cuối cùng được thực hiện ra sao.
7. Chủ đề về Đấng Thiên Sai (Mê-si-a)
Nhóm chữ “dòng dõi người nữ” và đại danh từ “người” (giống đực) chứng tỏ câu nầy nói về một người.
8. Chủ đề về đau khổ của Đấng Thiên Sai
“Mầy sẽ cắn gót chân người ” Thương tích đó không làm cho chết nhưng chắc chắn gây đau đớn.
9. Chủ đề về sự chiến thắng của Đấng Thiên Sai
“Người sẽ chà đạp đầu mày ” chỉ về chiến thắng tối hậu của Đấng Thiên Sai. So sánh sự cách biệt giữa đầu và gót chân để thấy tính cách quyết định của trận đấu.
Hai chủ đề cuối cùng là những chủ đề trung tâm của lời tiên tri. Chúa Giê-xu cũng như các sứ đồ đều chú trọng những chủ đề nầy (LuLc 24:25-26IPhi 1Pr 1:11): sự chịu khổ nạn và sự vinh quang của Chúa Giê-xu. Đó cũng là hai trọng điểm của lời tiên tri Cựu Ước. Tất cả những chủ đề khác đều liên hệ ý nghĩa đến hai chủ đề nầy.
CÁC QUI TẮC HƯỚNG DẪN GIẢI KINH
1. Nghiên cứu cách Tân Ước giải lời tiên tri
Không phải chỉ trong khi tìm cách thông giải lời tiên tri mà cũng cả trong những lúc học Tân Ước bình thường nữa. (Hãy ghi vào một cuốn sổ những đoạn, câu Kinh Thánh tiên tri và những gì bạn học được).
2. Tìm hiểu ý nghĩa của lời tiên tri trước hết cho người đồng thời, sự ứng nghiệm gần và sứ điệp thực tiễn của nó
Cần học điều nầy trước khi tìm hiểu về sự ứng nghiệm tương lai. Ví dụ, sách A-ghê nói gì về sự xây nhà Chúa? Xem Exo Er 4:24-5:2 để biết bối cảnh của lời A-ghê. Lời ông kêu gọi nhà Thượng Đế liên kết với lời ông tiên báo về hành động của Thượng Đế trong tương lai để chứng tỏ quyền uy của Ngài trên trời, dưới đất và ban phước cho dân Ngài. HeDt 12:26-29nêu ra ứng nghiệm xa.
3. Xét nghĩa đen
Nghĩa có rõ ràng không; văn mạch hay những phần Kinh Thánh liên hệ khác có khó hiểu không? EsIs 11:6-9 vẽ bức tranh đại đồng trong tương lai nầy có thể hiểu theo nghĩa đen không? Thú hoang có thể sống chung với thú nhà và trẻ con không? Bạn có nhận thấy những chỗ nào chỉ ra nghĩa bóng trong khúc sách không? Xem c.1, 4-5. Những câu nầy có thể cho ta hiểu câu 6-9 theo nghĩa bóng không?
4. Luôn ghi nhớ trong trí những đặc điểm của lời tiên tri đã học trên
Tìm xem trong khúc sách có đặc điểm nào trong số đó không, nếu có, hãy giải theo đặc điểm đó. Ví dụ, GiGa 5:28-29 là lời tiên tri về sự sống lại. Hay nó nói trước về hai sự sống lại? Ngôn ngữ cho ta hiểu cả hai cách. Nên nhớ đôi khi lời tiên tri gộp các biến cố cách biệt xa nhau lại chung với nhau. Bạn biết rằng hai sự phục sinh có thể cách biệt nhau về thời gian. Vậy bạn phải nghiên cứu các đoạn khác để xem chúng có cách biệt hay không.
5. Tìm xem trong khúc sách có những dụ ngữ, biểu hiệu, đặc ngữ…nào không
Nếu có, hãy giải thích theo các qui tắc hướng dẫn của những loại đó.
Lời tiên tri không phải là đề tài dễ học, nhưng đó là một trong những phương tiện Thượng Đế dùng để truyền dạy chân lý của Ngài cho chúng ta. Chúng ta sẽ được đền bù nếu dành thì giờ cầu nguyện và học hỏi lãnh vực quan trọng nầy.