Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024
No menu items!
spot_imgspot_imgspot_imgspot_img
Homec/Tài LiệuBài Học Kinh ThánhTìm Hiểu Kinh Thánh - Áp-ra-ham

Tìm Hiểu Kinh Thánh – Áp-ra-ham

Tìm hiểu Kinh Thánh là một tiết mục nêu lên những chủ đề của Kinh Thánh và dùng Kinh Thánh để tìm hiểu.  Mời độc giả vui lòng mở Kinh Thánh để đọc trong khi theo dõi mỗi bài học. Mục đích chính của mục này là giúp người đọc biết rõ Kinh Thánh viết những gì về mỗi chủ đề nêu lên để thêm kiến thức về Kinh Thánh.

2. Áp-ra-ham

Sáng thế ký 12

Ai là Áp-ra-ham? Tại sao Áp-ra-ham được gọi là “tổ phụ” của đức tin Do-thái? Làm sao Áp-ra-ham là sự khích lệ cho đức tin của chúng ta?

Áp-ra-ham là tổ phụ đầu tiên của dân tộc Israel. Toàn thể tuyển dân Israel của Chúa là hậu tự của Áp-ra-ham.  Chúa đã chọn Áp-ra-ham từ xứ Ur, một thành phố trong vùng Mesopotami, bảo đi đến xứ Canaan mà ngày nay gọi là Palestine, trở thành người đầu tiên Chúa chọn để sinh ra tuyển dân của Ngài.

Sự thỏa thuận giữa Chúa và Áp-ra-ham nói lên liên hệ này. Thỏa thuận đó được ghi lại trong sách Sáng Thế chương 12:1-3 như sau: (Áp-ra-ham tên cũ là Áp-ram)

Đức Giê-hô-va phán với Áp-ram: Hãy ra khỏi quê hương, bà con thân tộc và nhà cha của con để đi đến vùng đất Ta sẽ chỉ cho con. Ta sẽ làm cho con thành một dân lớn, Ta sẽ ban phước cho con, làm rạng rỡ danh con, và con sẽ thành một nguồn phước. Ta sẽ ban phước  cho người nào chúc phước cho con, nguyền rủa kẻ nào nguyền rủa con; mọi dân trên đất sẽ nhờ con mà được phước.”

Câu chuyện về Áp-ra-ham được ghi trong sách Sáng Thế chương 12 cho đến chương 25 câu 18.

Đây là một câu chuyện về đức tin thăng trầm với những thách thức và trở lực.

Áp-ra-ham vâng lệnh Chúa và mở cuộc hành trình dài và khó khăn để đến xứ Canaan.  Các trở lực đe dọa đức tin của Áp-ra-ham khi người vào vùng đất mới. Ngay sau khi người đến vùng này thì một trận đói kém xảy ra.  Áp-ra-ham tưởng chừng phải sang xứ Ai-cập để kiếm sống (Sáng Thế 12:10-20) Áp-ra-ham vì sợ bị vua Ai-cập đoạt vợ, nên đã phải bảo vợ nói dối. Áp-ra-ham lúc ấy sợ vua Ai-cập hơn là sợ Chúa.

Câu chuyện tiếp theo là việc Áp-ra-ham và người cháu ruột là Lót chia tay vì hai bên đều có nhiều gia nhân và gia súc.  Áp-ra-ham để cho Lót chọn lựa vùng đất và Áp-ra-ham chọn phần còn lại. Lót chọn phần đất phì nhiêu tốt nhất, nhưng chính vùng này là nơi xuất phát của hai thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ.(Sáng Thế chương 13 và 18).

Áp-ra-ham trải nghiệm đức tin lên xuống trong phần lời hứa về việc hậu tự. Trong Sáng Thế chương 15 là việc Áp-ra-ham tính cho người quản gia là Ê-li-ê-se kế nghiệp. Trong Sáng Thế chương 16 là việc Áp-ra-ham lấy người gái hầu làm vợ và sinh ra Ích-ma-ên.

Trong cả hai trường hợp kể trên Chúa vẫn hiện ra  xác nhận lời hứa là bà Sa-ra vợ Áp-ra-ham sẽ sinh con trai cho Áp-ra-ham.  Sách Sáng Thế chương 21 nói về việc này.  Bà Sa-ra mang thai trong lúc tuổi già và sinh ra Y-sác.

Nhưng câu chuyện Áp-ra-ham còn có việc thử thách đức tin quan trọng hơn cả là khi Chúa truyền bảo Á-ra-ham dâng Y-sác làm sinh tế.  Câu chuyện ghi trong Sách Sáng Thế chương 22. Lần này, Áp-ra-ham hết lòng tin nơi Chúa và tình thương của Chúa đối với người.  Áp-ra-ham vừa ra tay định giết Y-sác thì Chúa đã ngăn cản ông và thay thế bằng một con dê cho ông làm sinh tế.

Áp-ra-ham trở thành một gương sáng về đức tin cho mỗi chúng ta trong cuộc vật lộn với đức tin. Sách Hê-bơ-rơ trong Tân Ước gọi Á-ra-ham là ông tổ của đức tin. Phao-lô cũng dùng Áp-ra-ham như một gương chứng về đức tin cho mỗi chúng ta khi vật lộn với Đức Tin.

Trong Rô-ma 4:3 ông viết rằng: “…Áp-ra-ham tin Đức Chúa Trời, và nhờ đó ông được kể là công chính,”

 Nguyễn Sinh

RELATED ARTICLES
Theo dõi trangspot_img

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN