“Nếu nó chậm trễ, ngươi hãy đợi” (Ha-ba-cúc 2:3)
Sự kiên nhẫn không giống với sự lãnh đạm; sự kiên nhẫn cho chúng ta ý nghĩa của một người vô cùng mạnh mẽ và có thể chịu đựng được mọi sức tấn công. Có được khải tượng từ Đức Chúa Trời tức là có được nguồn của sự kiên nhẫn, vì cớ nó cho chúng ta nguồn cảm hứng thật và đúng từ Đức Chúa Trời. Môi-se chịu đựng, không phải vì ông tận hiến cho các nguyên tắc riêng của ông mà ông cho là đúng, cũng không phải vì ông ý thức được bổn phận mình với Đức Chúa Trời, nhưng vì ông nhận được khải tượng từ Đức Chúa Trời. “vì người đứng vững như thấy Đấng không thấy được” (Hê-bơ-rơ 11:27). Một người có khải tượng từ Đức Chúa Trời sẽ không tận hiến cho một nguyên nhân nào hay cho bất cứ vấn đề đặc biệt nào khác – người đó tận hiến cho chính Đức Chúa Trời. Bạn luôn luôn biết được khi có khải tượng đến từ Đức Chúa Trời vì cớ có một nguồn cảm hứng đi theo với khải tượng đó. Mọi sự việc đến với bạn cách tốt đẹp và cho thêm vào đời sống bạn sức linh động vì mỗi sự việc đều được Đức Chúa Trời ban cho thêm nghị lực. Có thể Ngài cho bạn có một thì giờ đối diện với sự thiêng liêng, và sẽ không có một lời nào nghe được từ Ngài, giống như Con của Ngài đã trải qua kinh nghiệm của thì giờ bị cám dỗ trong đồng vắng. Khi Đức Chúa Trời làm điều đó, hãy cứ chịu đựng, và sức mạnh của sự chịu đựng sẽ đến bởi vì bạn thấy được Đức Chúa Trời.
“Nếu nó chậm trễ, ngươi hãy đợi” Chứng cớ để biết chắc chúng ta có khải tượng tức là chúng ta vượt xa hơn để có thêm hơn điều kiện chúng ta hiện đang nắm giữ. Tự thoả mãn về thiêng liêng là một sự kiện không tốt đẹp. Tác giả Thi thiên đã nói, “Tôi sẽ lấy gì báo đáp Đức Giê-hô-va? Tôi sẽ cầm cái chén cưú rỗi” (Thi thiên 116:12-13). Chúng ta có khuynh hướng tìm sự thoả mãn trong chính chúng ta và nói, “Bây giờ tôi đã có được điều đó! Bây giờ tôi hoàn toàn được nên thánh. Bây giờ tôi có thể chịu đựng.” Ngay lập tức chúng ta sẽ ở trên đường dẫn đến sự hư hoại. Chúng ta phải vượt hẳn trên mức độ mà hiện tại chúng ta đang nắm giữ. Phao-lô đã nói, “Ấy không phải tôi đã giựt giải rồi, hay là đã đến nơi trọn lành rồi đâu, nhưng tôi đương chạy” (Phi-líp 3:12). Nếu chúng ta chỉ có điều mà chúng ta đã kinh nghiệm, chúng ta thật không có gì cả. Nhưng nếu chúng ta có nguồn cảm hứng về một khải tượng từ Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ có hơn điều mà chúng ta có thể kinh nghiệm. Hãy cẩn thận về mối nguy hiểm của sự nghỉ ngơi thuộc linh.
-Nguồn: Trích sách “Tất Cả Của Tôi Cho Sự Cao Cả Của Ngài”- Oswald Chambers-