Thứ sáu, Tháng mười hai 27, 2024
No menu items!
Homec/Tài LiệuBài Học Kinh ThánhTìm Hiểu Kinh Thánh – A-đam

Tìm Hiểu Kinh Thánh – A-đam

Phần giới thiệu:

Tìm hiểu Kinh Thánh là một tiết mục nêu lên những chủ đề của Kinh Thánh và dùng Kinh Thánh để tìm hiểu.  Mời độc giả vui lòng mở Kinh Thánh để đọc trong khi theo dõi mỗi bài học. Mục đích chính của mục này là giúp người đọc biết rõ Kinh Thánh viết những gì về mỗi chủ đề nêu lên để thêm kiến thức về Kinh Thánh.

  1. A-đam

Sáng Thế 2:20-23

A-đam đã làm gì mà đến bây giờ vẫn còn ảnh hưởng đến chúng ta? “Nguyên Tội” là gì? Phải hiểu như thế nào? Đấng Christ là “A-đam” thứ hai nghĩa là gì?

Kinh thánh Cựu Ước dạy rằng vào ngày thứ sáu của cuộc sáng tạo, Đức Chúa Trời sáng tạo nên người nam và người nữ theo hình ảnh Ngài ( Sáng Thế 1:26-31). Trong Sáng Thế 2:4-25, chúng ta thấy ghi chép chi tiết hơn về sự sáng tạo nên  những con người đầu tiên. Trước tiên Chúa sáng tạo nên “người nam” (Sáng Thế 1:27-28); tiếp theo Ngài dùng một xương sườn của người nam tạo nên “người giúp việc” cho người nam, gọi là “người nữ”(Sáng Thế 2:20-23).  “A-đam” không những là một tên gọi, nhưng còn có nghĩa là “người nam” nữa.

A-đam được sáng tạo theo “hình ảnh và giống” như Chúa (Sáng Thế 1:26). Đó là người đầu tiên.

Được sáng tạo theo hình ảnh của Đức Chúa Trời có nghĩa là gì? Kinh thánh không kể ra chi tiết,  và chúng ta cũng không võ đoán về điều đó. Nhưng chúng ta có thể căn cứ vào cách dùng từ “hình ảnh” trong thời Cận Đông, nơi mà sách Sáng Thế được viết nên, để hiểu.

Các vua thuộc vùng Cận Đông, thống trị một biên cương rất rộng, nên không thể nào xuất hiện khắp nơi trong biên cương đó, vì vậy họ sai làm những bức tượng của họ và đặt những bức tượng này trong các nơi chính trên lãnh thổ. Khi nhân dân nhìn vào những bức tượng này thì họ nhớ đến uy quyền của ông vua. Bức tượng không giống hệt như ông vua, nhưng nó biểu hiện cho ông vua và cũng được kính trọng như vậy.

Loài người cũng được sáng tạo và biểu hiện về Chúa như vậy.

Chúng ta phản ánh một phần nào về Chúa là Đấng Sáng Tạo mà các sinh vật khác không có. Sự thật đáng chú ý nhất về “hình ảnh” Đấng Sáng Tạo là chúng ta phản ánh vinh quang của Cha thiên thượng (Thi-thiên 8).

Chúng ta là loài người, giống Đấng Sáng Tạo – chắc chắn là không giống hệt, nhưng chúng ta lờ mờ phản ánh Ngài.

Đức Chúa Trời là một cá biệt, chúng ta cũng vậy.  Ngài ước muốn, chúng ta cũng ước muốn. Ngài tư duy, chúng ta cũng tư duy. Ngài cảm biết, quyết định và hành động. Chúng ta cũng cảm biết, quyết định và hành động.

Đức Chúa Trời truyền lệnh cho A-đam và Ê-va không được ăn “trái của cây cho biết điều thiện lành và điều gian ác”.(Sáng Thế 2:17). Nhưng A-đam và Ê-va bị con rắn cám dỗ làm điều trái nghịch không vâng theo lệnh truyền của Chúa và kết quả là họ đã ăn trái cấm và phạm tội cùng Chúa. (Việc A-đam và Ê-va hành động trái lệnh Chúa thường được gọi là “sự sa ngã”)

Không những hai người đầu tiên thủy tổ của nhân loại bị đuổi ra khỏi “vườn Ê-đen” , nhưng tất cả hậu tự của họ – toàn thể nhân loại – đều bị ảnh hưởng  của lệnh trừng phạt này.  Toàn thể nhân loại đều có khuynh hướng phạm tội, giống như tội bất tuân lệnh, trái nghịch của A-đam và Ê-va, làm mất đi sự giao lưu phước hạnh với Đấng Sáng Tạo, và đời đời xa cách Thiên Chúa. Hiện nay, nhân loại được sinh ra với khả năng xa cách Thiên Chúa; mất sự tương giao với Thiên Chúa cũng như A-đam và Ê-va khi xưa. Việc này cần phải được tái lập lại.

Tiếp tục đọc sách Sáng Thế, chúng ta sẽ thấy việc làm sai trái bất tuân lệnh Chúa của A-đam và Ê-va đã thể hiện như thế nào cho dòng dõi của họ.

Ca-in giết em ruột là A-bên chỉ vì ganh ghét, đó cũng là một tội do tổ tiên truyền lại. Thực ra, tình trạng phạm tội tiếp tục gia tăng đến nỗi Đấng Tạo Hóa “đã hối tiếc vì đã sáng tạo nên nhân loại và lòng Ngài rất đau xót”(Sáng Thế 6:6).

Thiên Chúa đã cho nước lụt tàn diệt loài người trên trái đất, chỉ còn lại một mình Nô-ê và gia đình của ông. Tuy nhiên, ngay cả Nô-ê (“một người thánh thiện trong thời đại của ông”(Sáng Thế 6:9) tội ác cũng không thừa trừ. Con trai Nô-ê cũng đã phạm tội (Sáng Thế 9:20-28 )

Trong chương 11 của Sáng Thế ghi lại rằng vì nhân loại chống trả Đấng Tạo Hóa nên họ đự định xây dựng một tòa tháp cao đến tận trời để lưu danh muôn thuở. (Sáng Thế 11:4).

Trong suốt Kinh thánh Cựu Ước chúng ta thấy trở đi trở lại những kết quả của việc giao lưu gián đoạn  giữa nhân loại với Đấng Sáng Tạo mà A-đam đã khởi đầu.

Thực ra toàn thể Kinh thánh Cựu Ước chính là kể lại câu chuyện giao lưu đổ bể giữa Chúa và nhân loại và những cách mà Chúa tái lập lại các giao lưu đó. Những người như Nô-ê, Áp-ra-ham, ngay cả vua Đa-vít, không một ai có thể thay đổi việc A-đam đã làm.  Điều cần thiết là phải có một Đấng Cứu Thế, một “A-đam mới”, là Đấng có thể sửa đổi việc sai trái của A-đam xưa kia, phục hồi lại sự tương giao giữa nhân loại với Đấng Sáng Tạo.

Trong Kinh thánh Tân Ước có hai phân đoạn nói về A-đam mới là chính Chúa Giê-xu,  đó là:  Rô-ma 5:12-21 và 1 Cô-rinh-tô 15:22. Sứ đồ Phao-lô đã giải thích làm sao Chúa Cứu Thế Giê-xu là A-đam mới.

Trong Rô-ma 5:14, Sứ đồ Phao-lô dạy:  “Tuy nhiên, sự chết đã ngự trị từ A-đam đến Môi-se, cả  trên những người không phạm cùng một tội với A-đam, là người làm hình bóng về Đấng phải đến.” Người mà Sứ đồ Phao-lô nói đây chính là Chúa Cứu Thế Giê-xu. Sứ đồ Phao-lô giải thích: “Vì thế, bởi sự phạm tội của chỉ một người mà mọi người bị kết án, thì cũng vậy bởi hành động công chính của một Người mà mọi người được xưng công chính và được hưởng sự sống. Vì, bởi sự không vâng phục của một người mà nhiều người trở thành tội nhân, thì cũng vậy bởi sự vâng phục của một Người mà nhiều người sẽ trở nên công chính. (Rô-ma 5: 18-19).

A-đam bất tuân lệnh Chúa, điều này đưa mọi người hậu tự của A-đam bị trừng phạt và chết. Tuy nhiên, Chúa Cứu Thế Giê-xu hy sinh chuộc tội cho mọi người, khiến cho người tin nhận Ngài được trở về tương giao với Đấng Sáng Tạo.

Sứ đồ Phao-lô kết luận:Nhưng tội lỗi không giống như sự ban cho thiên thượng. Vì nếu tội lỗi của chỉ một người mà nhiều người phải chết thì ân điển của Đức Chúa Trời càng lớn hơn, và quà tặng bởi ân điển của một Người là Chúa Cứu thế Giê-xu lại càng dư dật cho nhiều người khác nữa.” Rô-ma 5: 15.

Nguyễn Sinh

RELATED ARTICLES
Theo dõi trangspot_img

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN