Thứ hai, Tháng mười hai 23, 2024
No menu items!
Homec/Tài LiệuBài Học Kinh ThánhBài thứ 328 Ca ngợi Chúa sau khi thắng kẻ thù

Bài thứ 328 Ca ngợi Chúa sau khi thắng kẻ thù

Đọc Thi-thiên 18:1-19

Câu căn bản: Lạy Đức Giê-hô-va, Ngài là năng lực của con, con yêu mến Ngài.  Câu 1.

Suy niệm:  Thi-thiên của Đa-vít làm. Bài thơ này còn được ghi trong 2 Sa-mu-ên chương 22, mặc dù hai bài có đôi chút khác biệt. Phần đầu của 2 Sa-mu-ên chương 22 nói rõ trường hợp bài thơ này được sáng tác. Thi-thiên này có thể chia làm nhiều đoạn:

  1. Câu 1-3. Những lời ca ngợi Chúa tổng quát. Trong những câu này tác giả ví sánh Chúa với 7 điều khác nhau: Chúa là năng lực hay sức mạnh của ông. Đứng trước một kẻ thù kinh khủng nhất, chủ tâm tiêu diệt mình, Đa-vít chỉ biết chạy trốn và chỉ nhờ một sức mạnh bảo trợ, che chở là Chúa. Chữ thứ hai ông dùng là Vầng đá. Sống trong những miền núi non thì hang đá là nơi an toàn nhất. Chữ thứ ba là Đồn lũy. Đồn lũy là nơi đóng quân để chống lại quân thù. Chúa bảo vệ Đa-vít như thành lũy kiên cố nên ông được an toàn. Chữ thứ tư là Đấng Giải cứu. Chúa nhìn thấy cảnh cô đơn, khó nguy, sát gần cái chết và đã giơ tay giải cứu. Có bao nhiêu người tin Chúa sống qua chiến tranh loạn lạc đã nói được câu này? Hình ảnh tiếp theo là Cái khiên hay thuẫn để cheo chở những tên bay đạn lạc Chữ thứ sáu là Sừng cứu rỗi. Đa-vít là một mục tử nên biết rõ đôi sừng nhọn của con cừu dùng để chống đỡ kẻ thù. Con chiên Đa-vít trước mãnh hổ Sau-lơ chỉ có sức mạnh của Chúa tiếp cứu và chống đỡ cho khỏi bị thương tích. Hình ảnh so sánh cuối cùng là Nơi ẩn náu, tức là ngọn tháp cao của những tiền đồn cổ xưa.  Đa-vít một mình chống đối với một quân đội hùng mạnh, chỉ nương nhờ vào quyền năng của Chúa, coi Chúa là tất cả vũ khí của mình. Vì vậy tác giả mới quyết tâm kêu cầu và ca ngợi Chúa.
  2. Câu 4-6. Đây là cách mô tả hoàn cảnh khốn cùng của tác giả. Cái chết đã gần, cuộc đời sắp hết sợ hãi vô cùng. Trong tình cảnh như thế chỉ còn một nơi kêu cầu, nhìn lên, đó là Chúa.  Chúa nghe những tiếng kêu cứu này, dù ta đang ở đâu và trong hoàn cảnh nào. Chúa nghe lời con dân Ngài cầu xin.  Đó là một thực tế mà con dân Chúa lúc nào cũng phải nắm vững.
  3. Câu 7-15. Đây là cách miêu tả quyền năng của Chúa trong một cơn giông bão, quyền năng ấy đã can thiệp vào hoàn cảnh nguy nan của tác giả.
  4. Câu 16-19. Chúa quyền năng đoái thương Đa-vít nắm tay cứu tác giả, nâng đỡ, đem ra nơi khoảng khoát yên tịnh. Trên thực tế Đa-vít không thấy bàn tay của Chúa nhưng Đa-vít được giải cứu hoàn toàn và thoát khỏi tay kẻ thù.

Nguyễn Sinh

RELATED ARTICLES
Theo dõi trangspot_img

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN