Các sách đại Tiên Tri ( Phần giới thiệu )

0
4913

GIỚI THIỆU

Nội dung tổng quát :

Những Tiên tri sau cùng: Ê-sai, Giê-rê-mi, Ê-xê-chi-ên và 12 tiểu tiên tri.

Thời kỳ của các Tiên tri 850 TC – 400 TC.
Các tiên tri không chỉ rao sứ điệp đoán xét nhưng cũng mang đến hy vọng.

444 câu thánh kinh trong Cựu Ước nói đến Đấng Christ, cứ 30 câu thì có một câu nói đến Đấng Christ.

Trong Cựu Ước những lời tiên tri ám chỉ về sự Hiện Đến Lần Thứ Hai của Đấng Christ nhiều gấp 20 lần những lời tiên tri nói về sự Hiện Đến Lần Thứ Nhất của Ngài.

Sự hiện thấy của các tiên tri trước thời kỳ lưu đày :

Giô-na 850 TC – Không có sự hiện thấy nào

  1. Giô-ên 800 TC – Sự giáng lâm của Đức Thánh Linh (Gio Ge 2:28-32)
    Sự Tái lâm của Đấng Christ (3:17)
    Thời kỳ Trị vì 1000 năm (2:21-273:12-21)

Ô-sê 750 TC – Sự trở về của dân Giu-đa (OsHs 3:45)

  1. A-mốt 750 TC – Thời kỳ Trị vì 1000 năm (AmAm 9:13-15)
    Sự hợp lại sau khi bị tan lạc của dân Giu-đa (9:11)
  2. Mi-chê 700 TC – Thời kỳ Trị vì 1000 năm (MiMk 4:1-7)
    Sự Giáng Sinh của Đấng Christ (5:2)
  3. Ê-sai 740 TC – Sự Giáng Sinh của Đấng Christ (EsIs 9:6-76:17:18)
    Thập tự giá (50:155:1-12)
    Sự trở về của dân Giu-đa (11:11-1660:8-16)
    Cơn Đại Nạn (14:4-202:19-2128:20-2111:4565:1-6)
    Thời kỳ 1000 năm (35:1-1011:4-102:2-4)
    Trời Mới (65:766:226:18-22)
  4. Na-hum 650 TC – Không có sự hiện thấy nào
  5. Sô-phô-ni 650 TC – Sự Hiện Đến Lần Thứ Hai (SoXp 3:8)
  6. Ha-ba-cúc 600 TC – 1000 năm (HaKb 2:14)
  7. Giê-rê-mi 626 TC – Sự Giáng Sinh của Đấng Christ (Gie Gr 31:15)
    Sự trở về của dân Giu-đa (3:1816:14-1523:3-831:8)
    1000 năm (13:27-3933:12-26)

Sự hiện thấy của các tiên tri trong thời kỳ lưu đày :

Đa-ni-ên 606 TC – Thập tự giá (DaDn 9:24-27)
Thời kỳ của các Dân Ngoại (2:31-45)
Cơn Đại Nạn (12:1)
Sự Tái Lâm (7:9-14)

Ê-xê-chi-ên 592 TC – Sự trở về của dân Giu-đa
(Exe Ed 20:40-4434:11-2836:24-3237:1-28)
Cơn Đại Nạn (28:11-19)
Sự Hiện Đến Lần Thứ Hai (39:1-29)
1000 năm (36:33-3840:1-440:8-35)

Áp-đia 580 TC – Nói đến chiến trận giữa xác thịt và Thánh Linh (Gia-cốp và Ê-sau). Xác thịt không hưởng được nước Đức Chúa Trời.

Sự hiện thấy của các tiên tri sau thời kỳ lưu đày :
Xa-cha-ri 520 TC – Thập tự giá (XaDr 9:911:12-1313:7)
Cơn Đại Nạn (11:15-17)
Sự Hiện Đến Lần Thứ Hai (1:312:9-1414:4-11)
1000 năm (8:3-414:16-21)
A-ghê 520 TC – 1000 năm (AgKg 2:6-9)
3. Ma-la-chi 450 TC – Sự Hiện Đến Lần Thứ Hai (MaMl 3:1-34:1-6)
Sự Hiện Đến Lần thứ Nhứt (3:3) Sứ giả

  1. DÀN BÀI 
    Ê-SAI 
    740-700 TC

SỨ ĐIỆP PHÁN XÉT (EsIs 1:139:8)
Tội lỗi của Y-sơ-ra-ên và Giu-đa
Sự phán xét các dân ngoại
Mục đích phán xét của Chúa
Hy vọng thật và giả của Giê-ru-sa-lem
Những sự kiện trong thời trị vì của vua Ê-xê-chia

39 chương trong nửa phần đầu của sách Ê-sai nói chung rao báo sứ điệp phán xét đối với tội lỗi. Ê-sai rao báo sứ điệp phán xét dân Giu-đa, Y-sơ-ra-ên và các dân tộc ngoại bang ở chung quanh. Dân Giu-đa có hình thức tin kính nhưng trong lòng họ đã băng hoại. Những lời cảnh cáo của Ê-sai nhằm làm tinh sạch dân sự bằng cách giúp họ hiểu được bản tánh thực và sứ điệp của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, họ đã làm ngơ trước những lời cảnh cáo được lặp lại nhiều lần của Ê-sai. Chúng ta cần lưu tâm đến lời tiên tri và không nên lặp lại lỗi lầm của họ.

SỨ ĐIỆP YÊN ỦI (40:1-66:24)
1. Sự giải phóng Y-sơ-ra-ên ra khỏi cảnh phu tù
2. Đấng Cứu Chuộc tương lai
3. Vương quốc tương lai

27 chương trong nửa phần sau của sách Ê-sai nói chung mang đến sứ điệp tha thứ, yên ủi, và hy vọng. Sứ điệp hy vọng nầy hướng tới sự hiện đến của Đấng Mê-si-a. Ê-sai nói về Đấng Mê-si-a nhiều hơn bất cứ tiên tri nào khác trong Cựu Ước. Ông mô tả Đấng Mê-si-a như là một Tôi Tớ chịu thương khó cũng như là một Chúa Tối Cao. Điều này mãi cho đến thời Tân Ước mới được hiểu một cách rõ ràng. Trên nền tảng những gì Chúa Jêsus Christ đã làm, Đức Chúa Trời ban sự tha thứ nhưng không cho tất cả những ai tin nhận Ngài. Đây là sứ điệp yên ủi của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta bởi vì những ai lưu tâm đến sứ điệp này tìm thấy sự bình an và mối thông công với Ngài đời đời.

GIÊ-RÊ-MI 
626-584 TC

SỰ PHÁN XÉT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI TRÊN GIU-ĐA (Gie Gr 1:145:5)
Sự kêu gọi Giê-rê-mi
2. Giê-rê-mi lên án Giu-đa vì các tội lỗi của nó
3. Giê-rê-mi nói tiên tri về sự hủy diệt
4. Giê-rê-mi tố cáo những người lãnh đạo của Giu-đa
5. Lời hứa về sự phục hồi
6. Sự phán xét Chúa đã hứa chắc chắn sẽ đến

Giê-rê-mi đối đầu với nhiều người đầy tội lỗi: các vua, các tiên tri giả, những người tại đền thờ, những người tại cổng thành. Việc thiếu đáp ứng của dân sự khiến Giê-rê-mi tự hỏi liệu ông có đang được lợi ích gì chăng. Ông thường cảm thấy ngã lòng và đôi khi cay đắng. Đem đến những sứ điệp u ám như thế cho dân này là một trách vụ khó khăn. Chúng ta cũng phải có trách nhiệm rao báo tin nầy đến cho một thế giới sa ngã: Những ai cứ miệt mài trong đường tội lỗi đều bị định tội đời đời. Dù có thể cảm thấy ngã lòng trước sự thiếu đáp ứng, song chúng ta phải nỗ lực nói cho người khác về những hậu quả của tội lỗi và niềm hy vọng Đức Chúa Trời ban cho. Những ai chỉ nói với người khác những điều họ muốn nghe là đang không trung thành với sứ điệp của Đức Chúa Trời.

SỰ PHÁN XÉT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI TRÊN CÁC DÂN TỘC (46:1-52:34)
Lời tiên tri về các dân ngoại
Sự sụp đổ của Giê-ru-sa-lem

Giê-rê-mi đã sống để chứng kiến nhiều lời tiên tri của ông trở thành hiện thực – đáng chú ý nhất là sự sụp đổ của Giê-ru-sa-lem. Sự ứng nghiệm lời tiên tri này và nhiều lời tiên tri khác nghịch cùng các dân ngoại xảy ra như là hậu quả của tội lỗi. Những ai từ chối xưng nhận tội lỗi của mình là tự chuốc lấy án phạt trên chính họ.
Ê-XÊ-CHI-ÊN 
592-571 TC

SỨ ĐIỆP VỀ SỰ HỦY DIỆT (Exe Ed 1:124:27)
1. Sự kêu gọi và chức vụ của Ê-xê-chi-ên
2. Các sự hiện thấy về tội lỗi và sự phán xét
3. Sự Hình phạt là chắc chắn

Trong khi Giê-rê-mi đang nói tiên tri ở Giê-ru-sa-lem rằng thành phố sẽ sớm bị rơi vào tay người Ba-by-lôn, thì Ê-xê-chi-ên đang rao báo cùng sứ điệp đó cho các phu tù đang ở tại Ba-by-lôn. Cũng giống như dân thành Giê-ru-sa-lem, các phu tù cứng cõi tin rằng Giê-ru-sa-lem sẽ không sụp đổ và họ sẽ sớm trở về xứ sở mình. Ê-xê-chi-ên cảnh cáo họ rằng sự hình phạt chắc chắn sẽ đến vì cớ tội lỗi của họ và Đức Chúa Trời đang thanh tẩy dân sự Ngài. Đức Chúa Trời sẽ luôn hình phạt tội lỗi, cho dù chúng ta có tin điều đó hay không.

SỨ ĐIỆP NGHỊCH CÙNG CÁC DÂN NGOẠI (25:1-32:32)

Ê-xê-chi-ên lên án các hành động tội lỗi của bảy quốc gia. Dân sự trong các quốc gia này đang nói rằng Chúa quá yếu không thể bảo vệ dân sự Ngài và thành Giê-ru-sa-lem. Nhưng Chúa đang cho phép dân sự của Ngài bị đánh bại để hình phạt tội lỗi của họ. Tuy nhiên, các dân tộc ngoại bang này sẽ đối diện với một số phận tương tự và lúc ấy họ sẽ biết rằng Đức Chúa Trời là Toàn Năng. Ngày nay, những ai dám chế nhạo Chúa cũng sẽ đối diện với một số phận kinh khiếp.

SỨ ĐIỆP HY VỌNG (33:1-48:35)
1. Việc phục hồi dân sự của Đức Chúa Trời
2. Việc phục hồi sự thờ phượng Đức Chúa Trời

Sau khi Giê-ru-sa-lem sụp đổ, Ê-xê-chi-ên rao ra các về sự phục hồi trong tương lai và hy vọng cho dân sự. Đức Chúa Trời là thánh khiết, song Giê-ru-sa-lem và Đền thờ đã trở nên ô uế. Cả dân tộc phải được thanh tẩy trải qua 70 năm phu tù. Ê-xê-chi-ên vẽ nên một bức tranh sống động về sự thánh khiết không thay đổi của Đức Chúa Trời. Chúng ta cũng phải có được một khải tượng về sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, một ý thức tươi mới về sự vĩ đại của Ngài, khi chúng ta đối diện với những sự tranh chiến của đời sống mỗi ngày.