Đọc CVCSĐ 12
Câu căn bản: Phi-e-rơ tỉnh lại và nói rằng: Bây giờ ta nhận biết Đức Chúa Trời đã sai thiên sứ Ngài giải cứu ta khỏi tay Hê-rốt cùng khỏi điều dân Giu-đa đang mong đợi. (Câu 11).
Suy niệm: Hôm nay chúng ta trả lời ba câu hỏi sau đây:
- Việc thiên sứ giải cứu sứ đồ Phi-e-rơ cho ta thấy Chúa hành động như thế nào?
- Tại sao vua Hê-rốt bị Chúa sát hại?
- Bài học qua đoạn Kinh Thánh này là gì?
Ta sang câu hỏi thứ Ba:
- Việc thiên sứ giải cứu sứ đồ Phi-e-rơ cho ta thấy Chúa hành động như thế nào?
Đây là lần thứ hai Phi-e-rơ bị tù và được thiên sứ giải cứu. Lần thứ nhất ghi trong chương 5:17-23
Có lẽ vì đã được thiên sứ giải thoát khỏi khám tù một lần, nên Phi- e-rơ hoàn toàn tin nơi sự tể trị của Chúa và yên lòng ngủ.
Thiên sứ của Chúa hiện đến như một người, nhưng phép lạ xẩy ra nhiều đoạn, từ xiềng xích được tháo ra, cho đến các cánh cửa và cổng tù mở ra dần cho đến khi Phi-e-rơ ra ngoài đường phố. Phi-e-rơ tưởng chừng mình đang trong giấc mơ, khi tỉnh dậy thấy đã được tự do. Chúa hành động thật chi tiết và chu đáo đến nỗi Phi-e-rơ không thể ngờ được.
Mặt khác, Chúa trả lời cầu nguyện của nhóm người tụ họp tại nhà bà Ma-ri là mẹ của ông Mác, người viết Phúc Âm Mác. Họ không ngờ Phi-e-rơ bị bắt giam lúc ban ngày mà sau khi cầu nguyện, đêm khuya ông đã được Chúa giải cứu. Linh nghiệm của lời cầu nguyện nhiều khi vượt thời gian và không gian.
Khi Phao-lô gặp Chúa trên đường đi Đa-mách thì Chúa bảo ông rằng: Ta là Giê-xu mà người đang bắt bớ! Nghĩa là bách hại người của Chúa là xúc phạm đến chính Ngài và Chúa ra tay can thiệp. Khi Phi-e-rơ bị bắt, Chúa đã có kế hoạch giải thoát cho ông và sai thiên sứ thực hiện nhanh chóng. Khi chúng ta cầu nguyện cho những người bị bách hại, chúng ta cần nhớ điểm này. Chúng ta chỉ cầu xin Chúa giải cứu, nhưng Chúa đã có phương án hành động của Ngài. Chúng ta cần hoàn toàn giao thác cho Chúa làm việc.
Câu hỏi thứ tư: 4. Tại sao vua Hê-rốt bị Chúa sát hại? Xin đọc lại từ câu 20-25
Câu 23 vắn tắt trả lời cho câu hỏi của chúng ta, đó là: Liền lúc đó, có thiên sứ của Chúa đánh vua Hê-rốt, bởi cớ chẳng nhường vinh quang cho Đức Chúa Trời; và vua bị giun sán gây thủng ruột mà chết.
Ta thấy trong đoạn Kinh Thánh này Chúa sai thiên sứ làm hai việc: một là giải cứu Phi-e-rơ ra khỏi tù, và thứ hai là sát hại vua Hê-rốt. Vua Hê-rốt ngang ngược, bách hại Hội thánh và giết Giăng không thương xót, khi được hai thành Ty-rơ và Si-đôn thuận phục, thì vua cho rằng tột đỉnh vinh quang đã đến với vua. Người ta tôn vinh vua như thần linh, nhưng chính lúc đó vua bị sát hại. Ngoài Chúa là Chân Thần ra, không có ai là thần linh và loài ngươi phải tôn thờ một mình Chúa mà thôi. Vua Hê-rốt bị trừ để cho đạo Chúa phát triển mạnh hơn và nhiều người được cứu hơn,
Câu hỏi cuối cùng: 5. Bài học qua đoạn Kinh Thánh này là gì?
Sau đây là các bài học cho chúng ta:
- Người tin Chúa sống trong xã hội thường bị khinh chê và gặp các khó khăn, Sa-tan luôn có mặt và tìm đủ cách làm hại ta để ngăn cản công việc mở rộng nước Chúa. Điều quan trọng là chúng ta ý thức rằng Chúa biết tất cả và Ngài có phương án hành động đúng lúc, và bằng phương cách mà chúng ta không hiểu. Chúa ở với chúng ta trong các khó khăn và hướng dẫn chúng ta từng bước. Chúng ta chỉ cần vâng phục Chúa là đủ.
- Chúng ta cần họp nhau cầu nguyện với đức tin rằng Chúa sẽ giải cứu hay giải quyết các nan đề. Chúng ta cầu nguyện và phải tin rằng Chúa nhậm lời, như thế mới kinh nghiệm quyền năng của Chúa. Cầu nguyện là vũ khí duy nhất mà ma quỷ phải chịu khuất phục.
- Chúng ta sống trong đức tin nơi Chúa, tin rằng Chúa nhậm lời cầu nguyện của mình đối với các người thân, và cũng tin rằng, đến đúng thời điểm thì những kẻ làm hại Hội Thánh cũng sẽ bị Chúa lên án.
Nguyễn Sinh