Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024
No menu items!
spot_imgspot_imgspot_imgspot_img
Homec/Tài LiệuBài Học Kinh ThánhTìm Hiểu Kinh Thánh - Dân Ngoại

Tìm Hiểu Kinh Thánh – Dân Ngoại

Dân ngoại là ai? Tại sao trong thời Cựu Ước dân ngoại bị loại ra khỏi dân Chúa? Tại sao trong thời Tân Ước, dân ngoại lại được chấp nhận vào dân Chúa?

Phân biệt chủng tộc vẫn là nguyên nhân châm ngòi cho những cuộc hận thù, xui khiến nhiều cuộc chiến và tạo ra nhiều cảnh áp bức hơn bất cứ thành kiến nào khác của con người đối với nhau. Mặc dù loài người có thể bị chia cách bằng kinh tế, tôn giáo và địa dư, nhưng những sức mạnh phân chia các dân tộc mạnh nhất vẫn là màu da và chủng tộc.

Trong Kinh Thánh, một trong những cuộc phân chia chạy dài suốt lịch sử dân Chúa là phân chia giữa người Do-thái và tất cả các giống người, các dân tộc khác. Mặc dù Kinh Thánh dùng nhiều từ như các nước, các chủng tộc, các ngôn ngữ, dân tộc, người Hi lạp, người chưa chịu cắt bì, v.v, tất cả những người đó đều gọi chung là dân ngoại. Đôi khi đối nghịch đắng cay giữa người Do-thái và dân ngoại mà ngày nay vẫn còn là bắt nguồn từ mãi thời ngũ kinh của Môi-se và cũng từng tạo nên xung khắc trong giáo hội thuở ban đầu.

Thời Cựu-ước, máu đã chảy nhiều trong cuộc chinh phục đất Canaan khi dân Chúa được lệnh tiêu diệt tất cả các dân tộc được gọi là dân ngoại sống trên các miền đất đã được hứa ban cho dân Chúa.

Người Israel gồm một chủng tộc đầu tiên gọi là Hê-bơ-rơ sau gọi là Do-thái, phiên âm từ chữ Jews. Họ là hậu tự của Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp. Dù tự xưng là con cháu Áp-ra-ham, nhưng người Do-thái vẫn kỷ niệm cuộc ra đi khỏi Ai-cập như bằng chứng là họ đã được Chúa phân biệt họ với tất cả các dân tộc khác và trở thành tuyển dân của Đức Chúa Trời. Xuất 19:3-6; Phục 7:7-8.

Trong thời Cựu Ước, dân ngoại thường thờ phựơng thần tượng và tà thần (Phục 7:3-6) và việc thờ phượng ấy chứng tỏ là họ chống lại Chúa là Chân Thần duy nhất mà họ đáng phải tôn thờ (Rô-ma 1:23). Việc thờ phượng hình tượng đã đặ họ dưới nguyền rủa của Chúa (Xuất 20:4; Phục 27:5) và họ bị tôi tớ của Chúa là người Israel tiêu diệt.

Israel được lệnh tiêu diệt hết dân ngoại sống trên đất Canaan để cho đất được sạch hình tượng và không còn làm hại đến vương quốc có những thầy tư tế mà Chúa thiết lập tại đó (Xuất 19:3-6; Phục 7:3-6). Đức Chúa Trời muốn rằng Israel phải trở thành một nước không có thần tượng để làm gương mẫu cho một vương quốc vĩnh hằng sau này quy tụ thầy tư tế từ mọi nước trên thế giới như trong Khải Thị 5:9-10 đã tiên đoán. Vì là nước kiểu mẫu, Israel phải trở thành ngọn đuốc sáng thu hút dân ngoại đến phụng thờ Chúa trong đền thờ tại Giê-ru-sa-lem. (Ê-sai 42:6; 49:6; 60).

Israel thường hay từ khước trách nhiệm làm ánh sáng cho dân ngoại, dẫn chứng điển hình là câu chuyện nhà tiên tri Giô-na. Giô-na là một sứ giả của Chúa, nhưng đầu óc hẹp hòi trong việc trung thành với nước nhưng lại trái mạng Chúa trong việc rao báo án phạt của Ngài cho một dân tộc thù nghịch trong kinh thành Ni-ni-ve. Ngay sau khi đã bằng lòng đi rao sứ điệp tiêu diệt, và kêu gọi người trong thành ăn năn hối lỗi, Giô-na vẫn còn bất mãn vì Chúa đã rủ lòng thương xót không tiêu diệt kinh thành ấy (Giô-na 3:10-4:3). Ngược lại với thành kiến về chủng tộc của Giô-na, Đức Chúa Trời đã tỏ bày quan tâm của Ngài đối với kinh thành của dân ngoại (Giô-na 4:11).

Việc Chúa lựa chọn một người như Áp-ra-ham không bao giờ có nghĩa là Ngài giới hạn phước hạnh của Ngài chỉ cho riêng một dân tộc. Vì ngay khi kêu gọi Áp-ra-ham, với lời hứa là sẽ khiến dòng dõi ông trở thành một dân tộc đông đảo, Chúa cũng bảo ngày là các nước trên mặt đất sẽ nhờ Áp-ra-ham mà được phước (Sáng Thế Ký 12:2-3).

Chúa Giê-xu đã hi sinh và phục sinh để mở sinh lộ cho cả người Do-thái lẫn người dân ngoại đến hưởng phước hạnh mà Ngài đã hứa với Áp-ra-ham khi xưa (Ga-la-ti 3:6-14). Cũng như Áp-ra-ham là ông tổ của đức tin, người Do-thái và người dân ngoại chỉ nhờ lòng tin mà được kể là công chính vô tội trước mắt Chúa (Rô-ma 3:29-30; 4:9-12). Trong Chúa Cứu Thế Giê-xu Đức Chúa Trời không phân biệt giữa người Do-thái và người dân ngoại (Ga-la-ti 3:28).

Trong Kinh Tân Ước, những người tín đồ Do-thái không cho rằng Chúa Giê-xu đã hi sinh chuộc tội cho cả người Do-thái lẫn người thuộc dân ngoại. Như Giô-na, Phi-e-rơ nghĩ rằng ân huệ của Chúa chỉ dành riêng cho dân tộc Do-thái mà thôi, nhưng qua kinh nghiệm gặp gỡ đội trưởng Cọt-nây người La-mã, ông mới biết rằng Chúa ban Thánh Linh cho cả người Do-thái lẫn người dân ngoại (Công-vụ 10-11-18).

Chúa Giê-xu ủy nhiệm cho các môn đệ của Ngài là phải làm nhân chứng cho Chúa trong mọi miền dân cư của thế giới (Công vụ 1:8) đảo ngược chiều hướng hẹp hòi của Cựu Ước về một nước Do-thái mà thôi và ra lệnh cho giáo hội phải truyền rao tin mừng cho mọi dân tộc và giống người trên đất.

Khải Tượng của Ê-sai về những nước thuộc dân ngoại đổ về phụng thờ Chúa trong kinh thành của Ngài cuối cùng đã thực hiện trong thành từ trời khi mọi dân tộc sẽ bước đi trong ánh sáng của kinh thành ấy (Khải Huyền 21:24).

Nguyên Sinh

RELATED ARTICLES
Theo dõi trangspot_img

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN