Thứ năm, Tháng mười một 21, 2024
No menu items!
spot_imgspot_imgspot_imgspot_img
Homec/Tài LiệuPhương Pháp Sống ĐạoThánh-Linh Trong Thế Giới Ngày Nay - Bài thứ 3: Đức Thánh...

Thánh-Linh Trong Thế Giới Ngày Nay – Bài thứ 3: Đức Thánh Linh Biến Đổi Cuộc Đời

Bài thứ 3. Đức Thánh Linh Biến Đổi Cuộc Đời

Hãy nhắc lại cho các tín đồ phải vâng phục những bậc cầm quyền chấp chánh, phải vâng lời các bậc ấy, sẵn sàng làm mọi việc lành,  chớ nói xấu ai, chớ tranh cạnh, hãy dong thứ, đối với mọi người tỏ ra một cách mềm mại trọn vẹn.  Vì chưng chúng ta ngày trước cũng ngu muội, bội nghịch, bị lừa dối, bị đủ thứ tình dục dâm dật sai khiến, sống trong sự hung ác tham lam, đáng bị người ta ghét và tự chúng ta cũng ghét lẫn nhau.   Nhưng từ khi lòng nhân từ của Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa chúng ta, và tình thương yêu của Ngài đối với mọi người ta đã được bày ra, thì Ngài cứu chúng ta,  không phải cứu vì việc công bình chúng ta đã làm, nhưng cứ theo lòng thương xót Ngài, bởi sự rửa về sự lại sanh và sự đổi mới của Đức Thánh Linh  mà Ngài đã rải ra trên chúng ta cách dư dật bởi Đức Chúa Jêsus Christ, Cứu Chúa chúng ta;  hầu cho chúng ta nhờ ơn Ngài được xưng công bình, trở nên con kế tự của Ngài trong sự trông cậy của sự sống đời đời. (Tít 3:1-7)

Trong nhiều năm tại Hoa-kỳ người ta bàn cãi nhiều về việc cầu nguyện tại trường học.  Có người cho rằng học sinh nếu có được một ít tôn giáo cũng tốt hơn là không.  Tuy nhiên nhiều người tin chắc rằng việc cầu nguyện tại trường học phải là bổn phận của các thầy giáo cô giáo, vì đây không phải là một hương vị tôn giáo nhưng là việc sống chết trong niềm tin vào Đấng Chủ Tể vũ trụ vạn vật.

Không phải chỉ vì một vài nét đẹp hay tốt lành của tôn giáo mà Chúa Giê-xu vào đời đâu.  Vì thế gian đã quá nhiều tôn giáo rồi.

Trong xã hội Hi-La thời đó môn huyền bí đã rất phổ truyền và gây ảnh hưởng rất lớn.  Thành phố lớn hay nhỏ đều đầy dẫy những đền miếu.  Những lễ hội linh đình là một phần của đời sống xã hội của nhiều nước. Tên của thần thánh và hình thức lễ nghi có thể khác biết từ Babylone đến Byblos đến Alexandria đến Ephesus đến Athens hay Corinth, Pompei, Tây-ban-nha, nhưng những nét chính vẫn vậy: đại loại là nhiều nam và nữ thần, mỗi vị có nhiệm vụ riêng và cũng thích hợp với từng của tế lễ.  Thế giới đầy dẫy mê tín và quỷ thuật.  Chính vì vậy mà đức tin trong Do-thái-giáo nổi bật như hải đăng giữa đêm tối.  Một Chân Thần là Đức Chúa Trời điều khiển dòng lịch sử của loài người cũng như chế ngự mọi thứ sức mạnh trong vũ trụ.  Một Chân Thần giải phóng dân tộc khỏi làm nô lệ và lập quốc độc lập, một Chân Thần ban cho dân Chúa một bộ luật và cho họ một mẫu hệ thống thờ phượng.  Đó chính là Chân Thần mà người Do-thái tôn thờ.

Tôn giáo vô số ở dân ngoại hay trong Do-thái với mặc khải siêu nhiên, nhưng Chúa Giê-xu vào đời tuyên bố là chưa đủ.  Chúa đã đàm đạo với một lĩnh tụ tôn giáo trong thời ấy, Ngài bảo:

Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời.   Ni-cô-đem thưa rằng: Người đã già thì sanh lại làm sao được? Có thể nào trở vào lòng mẹ và sanh lần thứ hai sao?   Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng ngươi, nếu một người chẳng nhờ nước và Thánh Linh mà sanh, thì không được vào nước Đức Chúa Trời.   Hễ chi sanh bởi xác thịt là xác thịt; hễ chi sanh bởi Thánh Linh là thần.   Chớ lấy làm lạ về điều ta đã nói với ngươi: Các ngươi phải sanh lại.   Gió muốn thổi đâu thì thổi, ngươi nghe tiếng động; nhưng chẳng biết gió đến từ đâu và cũng không biết đi đâu. Hễ người nào sanh bởi Thánh Linh thì cũng như vậy. (Giăng 3:3-8).  Chúa Giê-xu không nói gì về tôn giáo, nhưng nhấn mạnh đến việc phải được sinh lại lần thứ hai, một cuộc sinh ra do Đức Thánh Linh thực hiện.  Đó là điều Đức Chúa Trời đòi hỏi và cũng đã cung ứng phương tiện.

Con người cần một cuộc thay đổi từ nguồn gốc.  Cuộc thay đổi ấy ngày nay vẫn cần. Việc này chỉ có thể thực hiện được bằng quyền năng của Đức Thánh Linh.  Đức Thánh Linh kêu gọi những kẻ lạc lầm, thay đổi cuộc đời của họ và đảm bảo cho họ một quan hệ mới với Đức Chúa Trời.

Đức Thánh Linh kêu gọi

Một học sinh có điểm thấp, nếu chịu khó cố gắng học, sẽ lên điểm tốt. Những người béo mập quá độ nếu bằng lòng mỗi ngày bỏ thời gian ra luyện tập chẳng bao lâu sẽ tụt nhiều cân và thấy khỏe mạnh hơn. Người lực sĩ có thể luyện tập nhiều năm tháng để đạt đến con người lý tưởng của mình, thương gia biết nghiên cứu thị trường cũng có thể thành công lớn.  Nghĩa là những quyết tâm của chúng ta có thể đưa chúng ta đến các thành quả mong muốn.  Nhưng việc thay đổi mà Chúa Giê-xu nói với lĩnh tụ Ni-cô-đem không phải chỉ có quyết tâm là đủ.

Việc thay đổi này vượt quá tầm của ý chí chúng ta.  Nhiều khi nan đề lại ở chỗ là nhiều người không ý thức được đó là nan đề.  Như những chứng dịch cúm chẳng hạn, con virút lan tràn khắp nơi mà không ai hiểu phải làm gì để ngăn chặn.  Nó lại biến dạng luôn luôn thành ra thuốc chủng chế không kịp.  Khi dịch bệnh đã bốc phát, không ai biết phải xử lý thế nào. Vấn đề thay đổi con người không thể do tôn giáo mà cũng không do có quyết  tâm cao.

Ta cần hiểu điều này, không ai có thể đến với Chúa được nếu như Chúa không kêu gọi người đó.

Những gì sứ đồ Phao-lô viết cho hội thánh Cô-rinh ngày xưa có thể áp dụng cho tất cả chúng ta, đó là:

Phao-lô, theo ý Đức Chúa Trời, được gọi làm sứ đồ của Đức Chúa Jêsus Christ, cùng Sốt-then, anh em chúng ta,   gởi cho Hội thánh Đức Chúa Trời tại thành Cô-rinh-tô, tức là cho những người đã được nên thánh trong Đức Chúa Jêsus Christ, được gọi làm thánh đồ, lại cho mọi người bất luận ở nơi nào, cầu khẩn danh Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, là Chúa của những người ấy và của chúng ta:   Nguyền xin anh em được ân điển và sự bình an ban cho bởi Đức Chúa Trời, Cha chúng ta, và bởi Đức Chúa Jêsus Christ!  (1 Côrinh 1:1-3).

Được gọi làm thánh đồ đó là câu căn bản.  Nghĩa là cuộc bắt đầu phát khởi từ phía Chúa,  chứ không phải từ phía con người chúng ta.  Chúa Thánh Linh là Đấng khởi xướng ra việc tin Chúa.  Chúng ta không thật sự đến với Chúa khi nào Chúa thật sự kêu gọi ta.  Vấn đề ở đây ví sánh như một người bệnh nặng quá không kêu cứu được, bệnh nặng quá không tự chữa bệnh được, bệnh nặng quá đến nỗi không biết mình bệnh nặng tới đâu.  Thế rồi Thánh Linh Chúa gọi chúng ta.  Ngài có thể dùng cách giảng truyền phúc âm – như chúng tôi đang nói với bạn bây giờ.  Chúa có thể dùng một câu Kinh-thánh hay một câu chuyện trong Kinh-thánh. Chúa cũng có thể dùng lời nói hay việc làm của một người nao.  Chúa dùng cả các cơ hội như thất bại, cô đơn, khổ cực hoặc là tuyệt vọng.  Phương cách có thể nhiều, nhưng vẫn không ngoài mục đích kêu gọi.

Chúng ta không tự đến với Chúa cho đến khi Ngài đuổi theo chúng ta.  Thánh Linh của Chúa dò biết tận ngọn ngành của nan đề trong đời ta.  Đó là tính nổi loạn, kiêu căng, ích kỷ v.v và Chúa bảo ta phải thay đổi.

Thánh Linh Tân Tạo

Cho đến khi nào Thánh Linh kêu gọi ta mới thức tỉnh và biết nan đề của mình tệ hại như thế nào. Sứ đồ Phao-lô mô tả cuộc đời trước khi tin Chúa như sau:

Vì chưng chúng ta ngày trước cũng ngu muội, bội nghịch, bị lừa dối, bị đủ thứ tình dục dâm dật sai khiến, sống trong sự hung ác tham lam, đáng bị người ta ghét và tự chúng ta cũng ghét lẫn nhau. (Tít 3:3).

Để giải quyết các nan đề như kể trên, tức là ngu muội, bội nghịch, bị lừa dối, dục tình, gian ác, tham lam, thù ghét, Thánh Linh của Đức Chúa Trời không những chỉ kêu gọi ta mà còn tân tạo ta nữa.  Sứ đồ Phao-lô mô tả việc làm ấy của Thánh Linh như sau:

Nhưng từ khi lòng nhân từ của Đức Chúa Trời, là Cứu Chúa chúng ta, và tình thương yêu của Ngài đối với mọi người ta đã được bày ra, thì Ngài cứu chúng ta,   không phải cứu vì việc công bình chúng ta đã làm, nhưng cứ theo lòng thương xót Ngài, bởi sự rửa về sự lại sanh và sự đổi mới của Đức Thánh Linh  mà Ngài đã rải ra trên chúng ta cách dư dật bởi Đức Chúa Jêsus Christ, Cứu Chúa chúng ta;  hầu cho chúng ta nhờ ơn Ngài được xưng công bình, trở nên con kế tự của Ngài trong sự trông cậy của sự sống đời đời.   Lời nầy là chắc chắn, ta muốn con nói quyết sự đó, hầu cho những kẻ đã tin Đức Chúa Trời lo chăm chỉ làm việc lành: đó là điều tốt lành và có ích cho mọi người. (Tít 3:4-8).

Ba ngôi Đức Chúa Trời thực hiện việc giải cứu chúng ta.  Trọng tâm chương trình của Đức Chúa Trời đối với con người là cứu vớt, và việc ấy do cả Ba ngôi thực hiện.

Đức Chúa Cha, do sự đôn hậu của tình thương đã khiến cho chúng ta có thể lành lặn lại.  Muốn thế, Ngài đã ban Thánh Linh cho chúng ta để thực hiện cuộc thay đổi cần thiết trong chúng ta.  Cuộc thay đổi này khả dĩ có được là do Chúa Giê-xu đã hi sinh chuộc tội thay cho chúng ta và đã sống lại. Như thế cả Ba Ngôi Đức Chúa Trời đã phối hợp để xoay hướng cuộc đời của mỗi chúng ta.

Sứ đồ Phao-lô mô tả việc làm của Thánh Linh là:  Thánh Linh thanh tẩy sinh ra mới và tân tạo.  Thanh tẩy toàn vẹn và tân tạo là việc chúng ta cần.  Chúng ta bị tội ác làm cho nhơ bẩn, chúng ta lại chờ đợi hủy diệt vì cuộc nổi loại của mình.

Khi Thánh linh làm việc, Ngài biết nan đề của chúng ta là từ đâu, và phương cách giải quyết.  Vì Chúa là Đấng Sáng Tạo, Ngài sáng tạo một sự sống mới trong chúng ta.  Thuở ban đầu khi Chúa sáng tạo trời đất thì Thánh Linh vận hành trên mặt nước,  chính Thánh Linh đó hà sinh khí vào mỗi chúng ta.  Chính Chúa phải vật lộn với cuộc sống cay đắng, đơn lẻ, giận dữ và tìm cách thay đổi.

Một khởi đầu mới, một hi vọng mới, một mối giao hảo phong phú tốt lành là kết quả.  Mối nợ của chúng ta đối với Chúa được bôi xóa đi cả.  Những giá trị và động lực của chúng ta bắt đầu biến đổi.  Chúa hành động trong ta khiến ta tôn thờ Ngài và quan tâm đến người khác,  Chúng ta gọi đó là: tân tạo, tái tạo, đời sống mới.  Một mình Chúa đã thực hiện cuộc thay đổi này, một cuộc thay đổi mà chúng ta không thể tự thực hiện.

Thánh Linh đảm bảo

Công việc của Đức Thánh Linh không ngừng ở chỗ thay đổi mà thôi.  Vì Đức Thánh Linh kêu gọi chúng ta mãi từ khi chúng ta chưa biết lắng nghe.  Chúa tân tạo chúng ta ngay giữa dịch bệnh tội ác.  Ngài còn đảm bảo rằng chúng ta thuộc riêng về Đức Chúa Trời với một quan hệ mới trong tình thương, tin cậy và vâng phục.  Như sứ đồ Phao-lô từng nói:

“Vì hết thảy kẻ nào được Thánh Linh của Đức Chúa Trời dắt dẫn, đều là con của Đức Chúa Trời.  Thật anh em đã chẳng nhận lấy thần trí của tôi mọi đặng còn ở trong sự sợ hãi; nhưng đã nhận lấy thần trí của sự làm con nuôi, và nhờ đó chúng ta kêu rằng: A-ba! Cha!  Chính Đức Thánh Linh làm chứng cho lòng chúng ta rằng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời.” (Rô-ma 8:14-16)

Bạn thân mến, nếu thực sự muốn biết Đức Chúa Trời và được thay đổi cuộc đời thì ta cần sự trợ giúp của Thánh linh đến mức nào?  Bạn cần đọc lại các câu trên đây, vì nếu không nhờ Thánh Linh, chúng ta không thể nào nói đến tên Đức Chúa Trời và cũng không thể nào gọi Ngài bằng Cha được.

Một điều ta cần nhớ là: Chính Đức Chúa Trời trong thân vị của Thánh Linh thực sự đến và sống trong cuộc đời của ta, tân tạo con người ta, khuôn đúc tư tưởng, bẻ cong ý chí, vạch ra đường lối cho ta. Đức Thánh Linh còn cho chúng ta cái quyền gọi Đức Chúa Trời là Cha nữa.

Cho nên những câu nói như:

Một chút tôn giáo cũng tốt cho trẻ nhỏ chứ  hay  Muốn thay đổi thế giới này cần phải có nhiều quyết tâm sẽ chỉ là lý thuyết suông vì Chúa Giê-xu từng truyền lệnh và hứa rằng: Ngươi phải sinh lại, Ngươi có thể được sinh lại.  Đức Thánh Linh thực hiện lời hứa đó và đã khiến cho hằng triệu người tuân hành mệnh lệnh này trên khắp thế giới kể cả chúng tôi.  Chúng tôi ước mong các bạn cũng hưởng ứng lời Chúa và nhờ Thánh Linh thực hiện ngay thời gian này.

Nguyễn Sinh biên soạn

 

RELATED ARTICLES
Theo dõi trangspot_img

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN