Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024
No menu items!
spot_imgspot_imgspot_imgspot_img
Homec/Tài LiệuBài Học Kinh ThánhBài 30: Kiên Trì Cầu Nguyện

Bài 30: Kiên Trì Cầu Nguyện

Bài 30: Kiên Trì Cầu Nguyện

Lu-ca 11:5-8

Đoạn, Ngài phán cùng môn đồ rằng: Nếu một người trong các ngươi có bạn hữu, nửa đêm đến nói rằng: Bạn ơi, cho tôi mượn ba cái bánh, vì người bạn tôi đi đường mới tới, tôi không có chi đãi người. Nếu người kia ở trong nhà trả lời rằng: Đừng khuấy rối tôi, cửa đóng rồi, con cái và tôi đã đi ngủ, không dậy được mà lấy bánh cho anh; ta nói cùng các ngươi, dầu người ấy không chịu dậy cho bánh vì là bạn mình, nhưng vì cớ người kia làm rộn, sẽ dậy và cho người đủ sự cần dùng.

Bài dạy đầu tiên của Chúa Giê-xu cho các môn đệ là tại núi ô-liu, thường gọi là bài giảng trên núi. Khoảng một năm sau đó các môn đệ xin Chúa dạy cho cầu nguyện. Chúa trả lời họ bằng cách dạy bài cầu nguyện mà ngày nay ta gọi là bài cầu nguyện chung. Sau đó Chúa cũng dạy các môn đệ cách thức cầu nguyện nữa, theo đó Chúa cho họ biết phải lấy tư cách là con để cầu nguyện với Cha trên trời, và sẽ chắc chắn được đáp ứng. 

Nhưng Chúa thêm câu chuyện một người đến xin bạn bánh vào lúc đêm khuya, để dạy môn đệ một bài học có hai tác dụng, đó là Chúa không muốn chúng ta chỉ cầu nguyện cho mình, nhưng còn cho những người đang hư vong chung quanh mình nữa. Việc cầu thay như thế cần đến một tính bạo dạn cầu xin và luôn làm Chúa vui lòng.

Câu chuyện ẩn dụ có nhiều lợi điểm để dạy về cầu thay chân chính.

Trước tiên là tình thương. Người ấy tìm cách giúp người có nhu cầu: Bạn đến với mình.

Thứ hai là nhu cầu. Không có gì để mời bạn ăn khi bạn đói. Vì bạn tôi đi đường mới tới, tôi không có chi đãi người.

Thứ ba, tin rằng có thể xin cứu giúp. Nếu một trong các ngươi có bạn nửa đêm đến nói rằng: bạn ơi cho mượn ba cái bánh.

Thứ tư, bị chối từ. Tôi không dậy được mà lấy bánh cho anh.

Thứ năm, kiên trì xin mãi. Nhưng vì người kia làm rộn..

Thứ sáu, lời cầu xin được đáp ứng….Sẽ dậy và cho người đủ sự cần dùng.

Ẩn dụ này chú trọng vào ý niệm người cầu nguyện kêu xin Chúa như nhờ vả một người bạn. Đưa đến hai bài học: Một là, nếu chúng ta là bạn của Đức Chúa Trời, và đến với Chúa trong tư thế như bạn, thì chúng ta cũng phải chứng minh rằng mình là bạn của những người có nhu cầu. Tình bạn của Chúa đối với chúng ta phải đi song song với tình bạn của chúng ta đối với người túng thiếu. Bài học thứ hai là, khi chúng ta đến với Chúa trong tư thế như vậy, chúng ta có thể có tự do xin được phúc đáp.

Tại đây có việc sử dụng cầu nguyện theo hai cách: một là xin được năng lực và ân phúc cho chính đời sống mình; hai là, trên mức cao hơn, vinh quang của việc cầu nguyện, mà chính Chúa Giê-xu đã đích thân dạy, đó là cầu thay cho người khác. Đó là khi người cầu nguyện trong tư thế là con của Chúa dùng khả năng là con của Chúa cầu nguyện thay cho người khác và có khi cho cả vương quốc.

Kinh Thánh cho chúng ta những tấm gương cầu thay của Áp-ra-ham và Môi-se; Sa-mu-ên và Ê-li; với nhiều người thuở xưa nữa, đã minh chứng rằng họ có quyền năng của Chúa và đắc thắng. Khi nào ta trở thành một điều phước hạnh cho ai khác thì ta có thể đếm được phước hạnh nhận được từ nơi Chúa. Nghĩa là khi ta đến gần Chúa với tư cách là bạn của người túng thiếu, nghèo khổ và hư vong, thì ta có thể trông cậy ở tình bạn của Chúa đối với ta. Người ta bảo rằng, một thiện nhân làm bạn với kẻ nghèo là thân hữu của Chúa. Trong tư thế đó ta có thể mạnh dạn cầu xin Chúa: Lạy Chúa! Con có người ban đang túng thiếu mà con phải cứu giúp. Vì là bạn, con phải nhận việc cứu giúp này. Trong Chúa con cũng có một người bạn mà lòng nhân từ và sự giàu có vô tận: Con tin rằng Chúa có thể cho con những gì con xin cho bạn con. Nếu con đây, vốn là xấu xa còn sẵn lòng làm việc nghĩa cho bạn con, Chúa là người bạn thiên thượng có thể làm gì cho con khi con cầu xin Ngài?

Câu hỏi đặt ra cũng có một ngụ ý, đó là với tính cách là người Cha, Chúa chẳng quan tâm hơn đến một lời cầu xin như vậy sao, vì một người cha vẫn hơn người bạn nhiều lắm. Tuy nhiên nếu chúng ta để ý kỹ, thì lời dạy về việc đến xin Chúa như xin một người bạn, mở ra nhiều điều mới lạ cho chúng ta.

Khi một đứa con xin cha điều gì thì việc đó rất bình thường và tự nhiên, người cha gần như có bổn phận phải cho. Nhưng khi một người xin bạn giúp thì đòi hỏi lòng tốt, thông cảm và thương xót nữa. Đứa con xin cha là vì nó tự nhiên phải nhờ cậy cha, nhưng hai người bạn nhờ nhau thì không ai mắc nợ ai gì cả. Trong câu chuyện này Chúa Giê-xu mở ra cho chúng ta thấy một điều huyền diệu về sự cầu nguyện, đó là Ngài muốn chúng ta đến với Chúa Cha trong quan hệ bạn bè này, tức là chúng ta là những người quen thuộc với Chúa như bạn, tâm trí và đời sống thông cảm với nhau.

Như vậy chúng ta phải sống như bạn của Chúa. Tôi là đứa con của Chúa khi tôi còn đi lang thang, nhưng là người bạn lại phụ thuộc vào một số hành vi. Chúa Giê-xu từng dạy: Nếu các ngươi làm theo lời ta dạy, thì các ngươi là bạn của ta. (Giăng 15:14).Trong khi đó thư Gia-cơ 2:21,22 ghi rằng: Thế thì ngươi thấy đức tin đồng công với việc làm, và nhờ việc làm, mà đức tin được trọn vẹn. Vậy được ứng nghiệm lời kinh thánh rằng: Áp-ra-ham tin Đức Chúa Trời và điều đó kể là công chính cho người; và người được gọi là bạn của Đức Chúa Trời.

Vai trò của Thánh Linh lại được chú ý. Cùng Thánh Linh đó vừa chỉ đạo vừa làm chứng cho việc quen thuộc của chúng ta đối với Chúa; chính Thánh Linh giúp chúng ta trong việc cầu nguyện. Đây là cuộc đời mà người được xưng là bạn của Chúa dám mạnh dạn nói rằng: tôi có một người bạn mà vào lúc nửa đêm tôi có thể chạy đến xin cứu giúp. Nhưng hơn thế nữa là khi tôi với tư thế bè bạn thân thiết đó, dám chạy đến xin cứu giúp cho bạn tôi y như tôi muốn Chúa giúp tôi.

Khi tôi đến với Chúa trong lúc cầu nguyện, Chúa luôn xem thử mục đích của tôi là gì. Nếu chỉ là mục đích là cho tôi được an ủi được niềm vui mà thôi mà tôi tìm đến ân sủng của Ngài, tôi có thể không nhận được. Nhưng nếu tôi có thể nói rằng để cho Chúa đuợc vinh quang khi tôi phân phát ân phúc của Chúa ban cho người khác, tôi chắc chắn sẽ được đáp lời.

Hoặc là tôi xin cho người khác thật, nhưng muốn đợi cho đến khi Chúa cho tôi giàu, nghĩa là không có việc hi sinh hay hành động đức tin nào cả, tôi sẽ không được Chúa ban cho gì cả.

Nhưng nếu tôi có thể nói rằng tôi đã lo cho người bạn túng thiếu của tôi, nghĩa là dù tôi nghèo khó tôi đã bắt đầu nghĩa cử yêu thương, vì biết rằng tôi có một người Bạn sẽ giúp đỡ tôi, lời cầu nguyện của tôi sẽ được đáp ứng.

Câu chuyện kết thúc bằng câu: “Người sẽ cho người đủ sự cần dùng”

Nhưng câu trả lời không phải luôn luôn tức khắc. Một điều mà con người chúng ta có thể tôn vinh và hưởng niềm vui nơi Chúa là lòng tin. Cầu thay là một phần trong chương trình huấn luyện đức tin. Trong đó tình bạn của chúng ta đối với người khác và đối với Chúa được đem ra xét nghiệm.

Trước tiên là tình bạn của tôi với người túng thiếu có chân thật đến nỗi tôi phải bỏ thời gian và hi sinh giấc ngủ của tôi, ra đi dù là nửa đêm và không ngừng kêu xin cho đến khi nhận được điều tôi cần cho bạn tôi.

Thứ hai là tình bạn của tôi với Chúa có thật và trong sáng đến nỗi tôi tin tưởng rằng Chúa không quay lưng từ chối tôi, và vì thế tiếp tục kêu xin cho đến khi Chúa bằng lòng nhậm lời.

Huyền nhiệm về kiên trì cầu nguyện thật là sâu xa. Chúa là Đấng đã hứa, mục đích chủ yếu là ban ân phúc, lại trì hoãn. Đây là phương cách huấn luyện bạn của Ngài trên đất phải biết và hết lòng tin cậy người Bạn thiên thượng, để hiểu rằng sự kiên trì cầu nguyện sẽ thắng và họ có thể vận hành sức mạnh trên trời, nếu họ dấn thân vào đó. Ta nên nhớ rằng có một loại đức tin thấy lời hứa, ôm ấp lấy, nhưng chưa nhận được.  Hê-bơ-rơ 11:13 ghi: “Hết thảy những người ấy đều chết trong đức tin, chưa nhận lãnh những điều hứa cho mình; chỉ trông thấy và chào mừng những điều đó từ đằng xa, xưng mình là kẻ khách và bộ hành trên đất.”

Khi câu trả lời cho sự cầu nguyện không đến, và lời hứa mà chúng ta hết lòng trông mong xem như không hiệu quả, là khi đức tin bị thử nghiệm, quý hơn vàng được thể hiện. Chính là qua cuộc thử nghiệm đó mà đức tin căn cứ vào lời hứa được tinh luyện và tăng cường và chuẩn bị riêng tư, mối tương giao thánh khiết với Chúa hằng sống để nhìn thấy vinh quang của Ngài.

Con dân Chúa đang tìm cách phục vụ trong công tác yêu thương của công việc nhà Cha hãy yên tâm. Người cha của đứa con, vị thầy của lớp học, người khách của khu vực, người đọc Lời Chúa, thầy giảng cho người nghe, mỗi người trong cái vòng nhỏ của mình, hãy chấp nhận và mang gánh nặng về những linh hồn đói khát, hư vong- tất cả hãy vững lòng. Ẩn dụ trong bài này là để dạy chúng ta. Nếu tính lạnh lùng của người bạn ích kỷ trên trần gian này, còn bị sự quấy rầy làm thay đổi thay, đối với Người Bạn Thiên Thượng, là Đấng ưa ban cho, nhưng giữ lại vì điều kiện tâm linh chưa tương xứng, chúng ta vẫn có khả năng sở hữu điều mà Ngài phải ban cho.

Chúng ta hãy dâng lời cảm tạ Chúa là Đấng trì hoãn sự trả lời để dạy chúng ta có chỗ đứng đúng và sử dụng sức mạnh với Ngài, đào tạo chúng ta sống với Ngài trong thân tình không nghi ngờ và đầy lòng tin cậy để thật sự được làm bạn với Đức Chúa Trời.

Có ba điều kết chặt vào nhau như một dây chão, đó là: Người đang đói cần lương thực, người bạn cầu xin cứu giúp người đó,  và Người Bạn cao cả sẵn sàng thương yêu cứu giúp.

Lạy Chúa là giáo sư cao cả, chúng con cảm ơn Ngài vì lời dạy của Chúa thật vinh quang, nhưng cũng khó thu nhận, vì quá cao. Vì chúng con không dám gọi Cha là Người Bạn của chúng con. Nhưng xin Cha cho chúng con có năng lực để kiên trì cầu nguyện để đáp ứng nhu cầu cho anh em chị em, đồng bào của chúng con. Xin Cha dạy chúng con biết cầu thay cho vô số đồng bào chưa biết đến danh Cha để họ sớm tin nhận Cha, tin nhận Chúa Giê-xu đã hi sinh cứu chuộc họ và đang chờ đợi họ trở về với Ngài. Chúa là Cha, là người bạn cao cả, sẵn sàng cứu giúp những ai đang cần đến Ngài.

Phương Pháp Cầu Nguyện

Nguyễn Sinh Biên Soạn

RELATED ARTICLES
Theo dõi trangspot_img

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN