Thứ Hai, Tháng Năm 6, 2024
No menu items!
spot_imgspot_imgspot_imgspot_img
Homec/Tài LiệuBài Học Kinh ThánhBài 6: Nhiệm Vụ Cầu Thay

Bài 6: Nhiệm Vụ Cầu Thay

Bài 6: Nhiệm Vụ Cầu Thay

Cô-lô-se 2:1-7

Vả, tôi muốn anh em biết dường nào tôi hết sức chiến tranh cho anh em, cho những người ở Lao-đi-xê,  và cho những kẻ không thấy tôi về phần xác. Hầu cho những kẻ ấy được yên ủi, và lấy sự yêu thương mà liên hiệp, đặng có nhiều sự thông biết đầy dẫy chắc chắn, đến nỗi có  thể hiểu sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời, tức là Đấng Christ, mà trong Ngài đã giấu kín mọi sự quý báu về khôn ngoan thông sáng.

Tôi nói như vậy, hầu cho chẳng ai lấy lời dỗ dành mà lừa dối anh em. Vì dẫu thân tôi xa cách, nhưng tâm thần tôi vẫn ở cùng anh em, thấy trong anh em có thứ tự hẳn hoi và đức tin vững vàng đến Đấng Christ thì tôi mừng rỡ lắm. Anh em đã nhận Đức Chúa Giê-xu Christ thể nào, thì hãy bước đi trong Ngài thể ấy, hãy châm rễ và lập nền trong Ngàilấy đức tin làm cho bền vững, tuỳ theo anh em đã được dạy dỗ, và hãy dư dật trong sự cảm tạ. 

Một  trong những quan tâm của sứ đồ Phao-lô đối với con dân Chúa là đời sống của người tin Chúa. Vì tin Chúa chỉ là bước đầu, trên đường theo Chúa còn nhiều trở lực. Trong câu thứ nhất ông viết:  Tôi hết sức chiến tranh cho anh em. Chúng tôi xin đổi chiến tranh trong bản dịch cũ thành chiến đấu cho thích hợp.

Sứ đồ Phao-lô chiến đấu trong khi cầu nguyện. Đây là kinh nghiệm mà người tin Chúa trưởng thành phải trải qua. Cầu nguyện có nhiều cách và vấn đề cầu nguyện cũng đa dạng, chỉ có đối tượng là không thay đổi mà thôi. Ta cầu nguyện với Chúa.

Nhưng nói chiến đấu trong cầu nguyện là chiến đấu với ai?

Lúc viết lá thư này sứ đồ Phao-lô đang ở tù, đang bị xích tay với một người lính canh La-mã, nên ông không thể đi đâu hay vận động gì cả. Nhưng không phải vì thế mà ông không cầu nguyện. Ông bảo rằng lúc ấy ông hết sức cầu nguyện hay hết sức chiến đấu. Người lính cùng bị xích chung với ông chắc là người chứng kiến thái độ cầu nguyện của Phao-lô rõ nhất. Nhưng chiến đấu trong cầu nguyện nghĩa là gì?

Ta nhớ đến hình ảnh Chúa Giê-xu trong vườn Ghết-xê-ma-nê trước khi Chúa bị bắt, xử tội rồi chịu tử hình. Chúa đã cầu nguyện kiểu chiến đấu này. Nghĩa là cầu nguyện thiết tha, đem hết tâm hồn vào lời cầu nguyện. Chúa Giê-xu khi ấy cầu nguyện cho Ý Cha được thể hiện.  Sứ đồ Phao-lô lúc ấy cũng cầu nguyện cho những tín hữu tại các nơi này được sống theo Ý Cha.

Con đường theo Chúa có nhiều trở lực, tai hại và khó khăn nhất là bản ngã và các cuộc tiến công của Sa-tan. Hai trở lực này thường khiến ta xao nhãng mục đích chính mà bận tâm về những chuyện phụ thuộc không cần thiết. Đây là điều mà sứ đồ Phao-lô quan tâm và ông thiết tha cầu nguyện như người lính chiến đấu để con dân Chúa được đắc thắng.

Sứ đồ Phao-lô cầu nguyện cho các tín hữu tại Cô-lô-se, Lao-đi-xê, những người ông biết cũng như những người ông chưa gặp.  Có thể là một số người đã tin Chúa qua các nhà truyền giáo khác hoặc là qua các tín hữu tại chính các nơi này. Không gặp mặt, không quen biết nhưng vẫn quan tâm cầu thay. Đó là tâm tình của người tin Chúa.

Có mấy điều Sứ đồ Phao-lô cầu nguyện cho các tín hữu đó mà ta có thể kể ra là:

  1. Ông xin Chúa cho họ được an ủi. Trong câu này từ an ủi còn có nghĩa là tạo phấn khởi, khuyến khích sống tích cực. Người tin Chúa dễ nản lòng vì hoàn cảnh hay vì cám dỗ. Nhưng ai vững niềm tin và được nhiều người cầu thay sẽ cứ tiến bước.
  2. Hợp một trong tình thương. Khi nào các tín hữu hăng hái trong đức tin thì sẽ gia tăng tình thương, dễ tạo hòa khi hợp một. Khi những người trong Hội thánh không yêu mến Chúa tha thiết nữa, thì cũng không thể thương yêu nhau và sự hợp một cũng khó thể hiện. Vì không  cùng một mục đích thì không thể hợp một được.
  3. Sứ đồ Phao-lô cầu nguyện cho những nguời này được khuyến khích trong đức tin, phát sinh tình yêu thương và hợp một không phải để có một tập thể đông đảo, tổ chức tốt đẹp, vì như thế người tin Chúa cũng chẳng khác gì các tổ chức của ngoài đời.

Người tin Chúa có một mục đích rõ rệt là cố đạt cho đến ba điều sau đây:

  1. Có hiểu biết vững chắc về những gì mình tin.  Đây là Niềm Tin Căn Bản. Không có niềm tin này, người tin Chúa rất dễ dao động khi nghe về các niềm tin mới lạ nào khác.
  2. Hiểu biết rõ về vai trò của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Tại đây sứ đồ Phao-lô gọi là sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời. Chúa Giê-xu là mầu nhiệm của Đức Chúa Trời cứu nhân loại ra khỏi tội ác và cho được hòa thuận với Đúc Chúa Trời.
  3. Khi đã hiểu rõ vai trò của Chúa Giê-xu và tin Ngài bằng niềm tin không thay đổi, thì người tin Chúa bước vào một kinh nghiệm khôn ngoan thông sáng giấu kín trong Chúa Giê-xu. Đây là cái khôn ngoan để biết phân biệt chân giả và sống trong đời với sự sống thánh thiện do Chúa chỉ đạo.

Trong phần thứ hai của phân đoạn Kinh Thánh này sứ đồ Phao-lô có ý nhắc cho mọi người tin Chúa một lần nữa là phải nắm cho vững hiểu biết về Chúa Giê-xu và không bao giờ bị những  tà thuyết làm cho phân vân và dao động. Ông bảo: Tôi nói như vậy, hầu cho chẳng ai lấy lời dỗ dành mà lừa dối anh em.

Ai là những kẻ dỗ dành này? Đây là những người đem triết thuyết của loài người pha trộn với lời dạy của Chúa và đưa ra những đường lối tin tưởng sai lệch. Sứ đồ Phao-lô rất mừng vì biết rằng  những tín hữu mà  ông quan tâm “thy trong anh em có th t hn hoi và đc tin vng vàng đến Đng Christ thì tôi mng r lm.”

Hai đặc điểm của các tín hữu mà ông đề cập đến ở đây là: Thứ tự hẳn hoi & Đức  tin vững vàng.

Đây là những yếu tố cơ bản cho một Hội thánh vững mạnh. Đức Thánh Linh chỉ có thể làm việc khi Hội thánh tổ chức trật tự hẳn hoi và có đức tin vững vàng.

Ngày nay có nhều phong trào cố  gắng làm cho Hội thánh vui, linh hoạt hấp dẫn với những bài hát kích động và những lối trình diễn mới lạ cốt thu hút người khác đến với Chúa. Nhưng hai yếu tố thứ tự và đức tin vẫn phải là cơ bản. Người ta thường bận rộn quá với những gì phụ thuc mà quên đi những điểm then chốt chính yếu.

Phần sau ông khuyên tổng quát: Anh em đã nhận Đức Chúa Giê-xu Christ thể nào, thì hãy bước đi trong Ngài thể ấy, hãy châm rễ và lập nền trong Ngàilấy đức tin làm cho bền vững, tuỳ theo anh em đã được dạy dỗ, và hãy dư dật trong sự cảm tạ. 

Trong các câu này Sứ đồ Phao-lô dạy: Đã tin Chúa như thế nào hãy bước đi như vậy. Hiểu biết Chúa sâu nhiệm mỗi ngày nghĩa là châm rễ và lập nền vững chắc nơi Chúa như đã dược dạy và đừng quên cảm tạ.

Đây là những câu khuyên mỗi chúng ta học biết về Chúa nhiều hơn chứ không phải chỉ tin mà thôi.

Nguyễn Sinh 

RELATED ARTICLES
Theo dõi trangspot_img

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN