Thứ Năm, Tháng Ba 28, 2024
No menu items!
spot_imgspot_imgspot_imgspot_img
HomeTin nổi bậtThường Trực Tổng Hội Làm Việc Với Đoàn Giám Sát Của Quốc...

Thường Trực Tổng Hội Làm Việc Với Đoàn Giám Sát Của Quốc Hội

Chiều ngày 06/07/2020, tại Văn phòng Tổng Hội, Thường trực Tổng hội – Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) (HTTLVN(MB) đã có buổi làm việc với Đoàn Giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (VHGDTNTN&NĐ) của Quốc hội về việc thực hiện chính sách pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

Đến với buổi làm việc có Bà Hoàng Thị Hoa – Phó Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTN&NĐ làm Trưởng đoàn; Ông Nguyễn Văn Tuyết – Phó Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội cùng các thành viên trong Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc Hội. Bên cạnh đó còn có đại diện của Sở Nội vụ Thành Phố Hà Nội; Vụ VHGDTNTN&NĐ cùng tham dự.

Tiếp đoàn có Mục sư Nguyễn Hữu Mạc – Hội trưởng HTTLVN(MB), Mục sư Bùi Văn Sản – Phó Hội trưởng I HTTLVN(MB), Mục sư Nguyễn Đức Đồng – Phó Hội trưởng II HTTLVN(MB), Mục sư Hoàng Văn Luân – Tổng Thư ký HTTLVN(MB), Mục sư Bùi Văn Triệu – Tổng Thủ quỹ HTTLVN(MB).

Thường trực Tổng Hội làm việc với Đoàn Giám sát của Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội

Trưởng Đoàn Giám sát Bà Hoàng Thị Hoa cho biết, thực hiện chương trình công tác của Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội năm 2020 tổ chức giám sát việc thực hiện luật tín ngưỡng và tôn giáo. Đối với mỗi một luật khi ban hành, thông thường có thể mất từ 4 đến 5 năm sẽ tổ chức giám sát, nhưng riêng luật tín ngưỡng tôn giáo, sau khi Quốc hội đã biểu quyết thông qua tháng 11/2016 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Sau 2 năm thực hiện, Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội muốn nghe những nội dung thực tế của mỗi tôn giáo trong việc thực hiện luật tôn giáo như thế nào, khi triển khai luật có khó khăn ngay trong tổ chức tôn giáo hay khó khăn vướng mắc trong quá trình quản lý nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo của các cấp chính quyền địa phương.

Mục sư Bùi Văn Sản – Phó Hội trưởng I HTTLVN(MB) trình bày một số nội dung liên quan

Thay mặt Thường trực Tổng Hội, Mục sư Bùi Văn Sản báo cáo một số nội dung về việc thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

Về những thuận lợi:

Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội luôn quan tâm, tạo điều kiện cho Giáo hội đăng ký sinh hoạt tôn giáo, đáp ứng nguyện vọng chính đáng về tâm linh của người dân có đạo.

Vụ Tin lành (Ban Tôn giáo Chính phủ) luôn quan tâm, kết hợp với các địa phương, đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho chức sắc, chức việc hiểu rõ về Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.

Chính quyền các địa phương đã ủng hộ, tạo điều kiện cho Giáo hội trong việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo, mở lớp huấn luyện, công nhận, thuyên chuyển, bổ nhiệm chức sắc, chức việc thuận lợi.

Về những khó khăn:

Việc công nhận tư cách pháp nhân cho các Điểm nhóm đã đủ điều kiện còn chậm. Từ năm 2016 đến nay chỉ có 11 Điểm nhóm được các địa phương chấp thuận cho Giáo hội thành lập tổ chức tôn giáo cơ sở.

Việc cấp giấy chứng nhận sinh hoạt tôn giáo tập trung (theo Điểm nhóm) tại một số địa phương còn nhiều khó khăn, như tại Quảng Bình, Nghệ An, một số nơi còn bị bắt bớ.

Việc nhiều điểm nhóm chưa được cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung gây trở ngại trong việc thuyên chuyển các chức sắc đến nhận chức việc, nhất là những chức sắc ở ngoài địa phương chuyển đến.

Cuối báo cáo, Thường trực Tổng hội cũng có những kiến nghị, đề xuất đối với Quốc hội và các cơ quan liên quan như:

Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Tín ngưỡng, tôn giáo để hoàn thiện, phù hợp với đặc thù của mỗi tôn giáo. Ví dụ: Ban lãnh đạo Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) được đại biểu Đại Hội đồng giới thiệu và bầu cử theo nguyên tắc dân chủ bằng phiếu kín tại trong khi Đại hội đang diễn ra, nên không có danh sách dự kiến từ trước. Do vậy, Giáo hội không thể gửi hồ sơ đăng ký trước theo như Điều 34 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo quy định.

Tăng cường giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của các cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo và các tổ chức tôn giáo.

Xem xét đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận sinh hoạt tôn giáo tập trung cho các Điểm nhóm mới. Chấp thuận thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc cho các Điểm nhóm đã hoạt động ổn định nhiều năm, có đủ điều kiện thành lập.

Cấp đất cho các tổ chức tôn giáo cơ sở trực thuộc đã được chính quyền chấp thuận thành lập để xây dựng trụ sở và cấp đất cho Giáo hội xây dựng trường Thánh Kinh Thần Học Hà Nội như đề án Giáo hội đã lập.

Tiếp nhận báo cáo của HTTLVN(MB), các đại biểu Đoàn Giám sát ghi nhận những đề xuất, ý kiến đóng góp của Giáo hội. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng muốn biết rõ hơn một số nguyên nhân cụ thể, một số vấn đề nêu ra đã đủ các điều kiện về pháp luật để được chấp thuận hay chưa, những nguyên nhân chủ quan, những bất cập nào đang còn tồn tại để hai bên cùng thảo luận và tháo gỡ những vướng mắc về những thủ tục hành chính, về việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, việc chính quyền địa phương đang làm khó dễ, việc phong chức phong phẩm và luật đất đai về tôn giáo.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, thay mặt Đoàn Giám sát, Bà Hoàng Thị Hoa – Phó Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTN&NĐ ghi nhận những đề xuất kiến nghị của giáo hội và cho biết sau khi khảo sát thực tế và làm việc với một số địa phương, tổ chức cơ sở tôn giáo Đoàn Giám sát sẽ làm việc với ban tôn giáo chính phủ để xem xét những vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

Bà Hoàng Thị Hoa – Phó Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTN&NĐ trao tặng phần quà lưu niệm đến Tổng Hội – HTTLVN(MB)

Tin tức: Ms Lê Văn Thành

 

 

RELATED ARTICLES
Theo dõi trangspot_img

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN