Thứ tư, Tháng mười hai 25, 2024
No menu items!
Homec/Tài LiệuTĩnh Nguyện Hàng NgàyNgày 06/01 – Sự Mật Thiết Với Giê-su

Ngày 06/01 – Sự Mật Thiết Với Giê-su

“Đức Chúa Giê-su đáp rằng: Hỡi Phi-líp, ta ở cùng các ngươi đã lâu thay, mà ngươi chưa biết ta?” (Giăng 14:9)

Những lời nầy nói lên không phải để chỉ trích, hay để tỏ sự ngạc nhiên; nhưng Chúa Giê-su muốn khuyến khích Phi-líp đến gần với Ngài càng hơn. Rốt lại người cuối cùng mà chúng ta cần tạo mối liên hệ mật thiết chính là Chúa Giê-su. Trước lễ Ngũ tuần các môn đồ biết Chúa Giê-su như là Đấng ban cho họ năng lực chế ngự ác ma và tạo nên một cơn phục hưng (xem Lu-ca 10:18-20). Đây là sự liên hệ mật thiết vô cùng tốt đẹp, tuy nhiên có một tình tương giao mật thiết và sâu sắc hơn nữa: “… ta đã gọi các ngươi là bạn hữu …” (Giăng 15:15). Trên thế giới nầy tình bằng hữu chân thật – có nghĩa sự giống nhau giữa một người với một người khác về tâm tư, ý tưởng, và luôn cả tinh thần – rất hiếm có. Tất cả kinh nghiệm của đời sống đều được hoạch định sẵn để nhờ đó chúng ta có thể bước vào một tình tương giao khắng khít hơn hết với Cứu Chúa Giê-su Christ. Chúng ta nhận lãnh các ơn phước của Ngài và biết Lời Ngài, nhưng chúng ta có thực sự biết Ngài hay không?

Chúa Giê-su phán, “Ta đi là ích lợi cho các ngươi…” (Giăng 16:7). Ngài đã để lại họ mối tương giao đó làm sự dẫn dắt cho họ đến gần Ngài càng hơn. Nguồn vui của Chúa Giê-su là khi một môn đồ dành thì giờ càng hơn để song bước với Ngài trong tình thân ái. Sự sinh bông trái mà Kinh Thánh đã đề cập cho thấy đó luôn luôn là kết quả của sự tương giao mật thiết với Cưú Chúa Giê-su Christ (xem Giăng 15:1-4).

Khi chúng ta đã có được tình tương giao khắng khít với Cưú Chúa Giê-su chúng ta không bao giờ cô đơn, chúng ta cũng không hề thiếu sự thông cảm và lòng nhân ái. Chúng ta có thể cứ tiếp tục dốc đổ tấm lòng chúng ta cho Ngài mà không bị nhìn thấy đó chỉ vì sự xúc động quá độ, hoặc chỉ vì sự thương hại. Một Cơ đốc nhân thật có tình tương giao mật thiết với Cưú Chúa Giê-su sẽ không hề lưu tâm về cá nhân mình, nhưng sẽ luôn luôn biểu lộ các chứng cớ của một đời sống được Chúa Giê-su điều khiển. Đây chính là kết quả của sự sẵn lòng để cho Cưú Chúa Giê-su kiểm soát mọi lĩnh vực của đời sống, luôn cả chiều sâu của từng lĩnh vực đó. Hình ảnh của một đời sống với kết quả như vậy là hình ảnh của một nếp sống quân bình giữa sự mạnh mẽ nhưng trầm tĩnh mà Cứu Chúa chúng ta ban cho những ai khắng khít với Ngài.

-Nguồn: Trích sách “Tất Cả Của Tôi Cho Sự Cao Cả Của Ngài” – Oswald Chambers-

RELATED ARTICLES
Theo dõi trangspot_img

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN