Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024
No menu items!
spot_imgspot_imgspot_imgspot_img
Homec/Tài LiệuBài Học Kinh ThánhBài 19: Cầu Nguyện Theo Hướng Dẫn Của Chúa

Bài 19: Cầu Nguyện Theo Hướng Dẫn Của Chúa

Bài 19: Cầu Nguyện Theo Hướng Dẫn Của Chúa

Sau một buổi giảng Kinh thánh đặc biệt, một nữ thính giả tiến lên gặp mục sư diễn giả và tỏ lòng biết ơn vì đã nói rất rõ về khúc Kinh thánh đã dùng. Bà ấy nói rằng: Tôi cảm ơn mục sư vì đã nói rất là rõ, vì tôi điếc hoàn toàn, chỉ nhìn vào môi ông mấp máy mà đoán và hiểu thôi. Tôi xem truyền hình, xem phim cũng thế, khác với nhiều người khiếm thính khác. Tôi phải chăm chú nhìn vào môi của người nói, nếu không, tôi chẳng biết người ấy nói gì, vì hoàn toàn không tiếp thu được âm thanh.

Việc thu nhận lời Chúa theo cách của phụ nữ này tượng trưng cho cách tiếp thu lời Chúa của chúng ta, vì Chúa là đấng Chủ tể vô hình nhưng cũng yên lặng. Có người bảo rằng Chúa thinh lặng như ánh sáng. Chúng ta không nhìn thấy Chúa, chúng ta cũng không nghe tiếng Chúa qua tai của mình. Nhưng dù Chúa không phát ngôn mà chúng ta vẫn phải khôn ngoan và tìm hiểu ý định của Ngài.

Có người mong rằng cứ mỗi tuần một hai lần Chúa thực sự đến thăm ta tại nhà riêng, nơi bàn giấy hay chỗ nào thanh vắng và bảo: “Đây là giờ ta gặp gỡ con để ban cho con ý chỉ của ta cho tuần lễ tới đây”. Nhưng nếu như thế thì chúng ta đã bước đi theo âm thanh chứ không theo đức tin rồi!

Vì Chúa vô hình và thinh lặng, chúng ta không nhìn vào môi Ngài mà đoán biết được gì, làm sao ta tiếp thu sứ điệp từ nơi Chúa?

Lắng nghe trong thinh lặng để biết ý Chúa

  1. Trước tiên, chúng ta phải nhậy cảm và khôn khéo vì ý Chúa rất là khó tiên đoán.

Thi Thiên 32 có hai tên gọi. Một là Thi Thiên của Đa-vít sáng tác, hai là Thi Thiên giáo dục hay trong nguyên văn là MASKIL.

Thi Thiên 32 chia làm ba phần, theo ba chỗ nghỉ gọi là Sê-la. Sau một chỗ nghỉ, dòng thơ chuyển sang một ý khác. Như sau chỗ sê-la thứ ba, có các câu này: Ta sẽ dạy dỗ ngươi, chỉ cho ngươi con đường phải đi; Mắt ta sẽ chăm chú ngươi mà khuyên dạy ngươi (Thi-thiên 32:8).

Câu này không nói Chúa dùng tiếng nói mà khuyên dạy, nhưng dùng mắt. Vận chuyển của mắt rất thinh lặng, chính vì vậy mà ta phải nhậy cảm và tinh khôn lắm mới tiếp thu và hiểu được ý Chúa. Ý Chúa không những huyền nhiệm mà còn không ai đoán biết trước được.

  1. Thứ hai, chúng ta cần phải tinh tường và kiên nhẫn, vì kế hoạch của Chúa tiếp tục khai mở. Những gì xảy ra cho chúng ta nơi chúng ta đang sống hiện nay thuộc về kế hoạch tổng quát của Chúa cả. Nhưng kế hoạch đó vẫn còn đang trong quá trình khai mở trong cuộc đời chúng ta, nghĩa là đưa chúng ta từ chỗ mình đang sống vào một tương lai có khả năng thay đổi. Đôi khi những thay đổi này chúng ta không bao giờ ngờ.

Gương của Tiên Tri Giê-rê-mi, sách tiên tri Giê-rê-mi mở đầu bằng những lời giới thiệu tiên tri Giê-rê-mi và sau đó viết:

Có lời Đức Giê-hô-va phán cùng tôi như vầy: trước khi tạo nên ngươi trong lòng mẹ, ta đã biết ngươi rồi; trước khi ngươi sinh ra, ta đã biệt riêng ngươi, lập ngươi làm tiên tri cho các nước. (Giê-rê-mi  1:4-5).

Chúa cho Giê-rê-mi biết rằng ông đã được biệt riêng ra làm sứ giả của Chúa trước khi ông sinh ra đời. Trước khi ông được tạo thành thai nhi trong lòng mẹ, Chúa đã biết ông. Trước khi ông được sinh ra Chúa đã biệt riêng ông ra và đã lập ông làm tiên tri, tức là sứ giả của Ngài cho các nước. Ta thấy kế hoạch định trước của Chúa đã ấn định, ngay cả trước khi chúng ta được trở thành thai nhi thì kế hoạch của Chúa dành cho chúng ta đã đặt ra hẳn hoi.

  • Trước khi Giê-rê-mi biết Chúa, Chúa đã biết Giê-rê-mi.
  • Thứ hai, Chúa đã biệt riêng Giê-rê-mi cho Ngài. Nghĩa là Giê-rê-mi đã thuộc hẳn về Chúa và phe của Ngài trước khi được sinh ra.
  • Thứ ba, Chúa chỉ định Giê-rê-mi làm sứ giả của Ngài cho các dân tộc. Chữ lập trong câu này là chỉ định, là phong chức cho, ban cho.

Có năm cách để biết được ý Chúa trong thinh lặng.

Thứ nhất là Phải có một tâm trí chấp nhận.

Muốn có một tâm trí như thế chúng ta cần được yên lặng và tương đối không bị lo âu và căng thẳng. Mỗi chúng ta đều sống cuộc đời khá căng thẳng, vì thế rất cần có những thời gian thinh lặng với Đấng Toàn Năng. Ai cũng biết giờ yên lặng rất cần cho người tin Chúa, nhưng quan trọng là phải thực sự sống trong giờ đó thường xuyên và định kỳ nhất định.

Thời gian và không gian tùy theo mỗi người. Ngoài bãi biển, trên núi, ngoài công viên, sau vườn v.v. Có khi là hàng giờ đi bộ ở một nơi vắng người để suy nghĩ và chiêm nghiệm. Những khi ấy tâm trí ta được thư giãn và tâm hồn ta dễ dạy hơn, nhậy cảm hơn và sẵn sàng tiếp thu.

Khi Chúa nói rằng Chúa biết rõ Giê-rê-mi, Chúa đã biệt riêng Giê-rê-mi cho Ngài và Giê-rê-mi được chọn làm sứ giả cho Ngài, Giê-rê-mi kinh hoàng đáp:

6 Tôi thưa rằng: Ôi, Lạy Chúa Giê-hô-va, nầy tôi chẳng biết nói chi, vì tôi là con trẻ. 7 Nhưng Đức Giê-hô-va lại phán: Chớ nói: Tôi là con trẻ; vì ngươi sẽ đi khắp nơi nào ta sai ngươi đi, và sẽ nói mọi điều ta truyền cho nói. 8 Đừng sợ vì cớ chúng nó; vì ta ở với ngươi đặng giải cứu ngươi, Đức Giê-hô-va phán vậy. 9 Đoạn, Đức Giê-hô-va giang tay rờ miệng tôi. Đức Giê-hô-va lại phán cùng tôi rằng: Nầy, ta đã đặt những lời ta trong miệng ngươi (Giê-rê-mi 1:6-9). Thái độ của Giê-rê-mi thoạt tiên là tiêu cực, nhưng sau đó Chúa đụng đến ông và ông trở thành sứ giả của Ngài.

Thứ hai là Nghiên cứu Kinh Thánh để tìm ra ý Chúa.

Chúng ta cần nắm vững rằng: Ý chỉ của Chúa không bao giờ trái ngược với Lời Chúa trong Kinh Thánh. Không bao giờ ta làm theo ý Chúa rồi sau đó đọc Kinh Thánh thấy rằng hành động của mình bị lên án.

Lời Chúa dạy rằng: 97 Tôi yêu mến luật pháp Chúa biết bao! Trọn ngày tôi suy gẫm luật pháp ấy. 98 Các điều răn Chúa làm cho tôi khôn ngoan hơn kẻ thù nghịch tôi, Vì các điều răn ấy ở cùng tôi luôn luôn. 99 Tôi có trí hiểu hơn hết thảy kẻ dạy tôi, Vì tôi suy gẫm các chứng cớ Chúa. 100 Tôi thông hiểu hơn kẻ già cả, Vì có gìn giữ các giềng mối Chúa. 101 Tôi giữ chơn tôi khỏi mọi đường tà, Để gìn giữ lời của Chúa. 102 Tôi không xây bỏ mạng lịnh Chúa; Vì Chúa đã dạy dỗ tôi.103 Lời Chúa ngọt họng tôi dường bao! Thật ngọt hơn mật ong trong miệng tôi! 104 Nhờ giềng mối Chúa tôi được sự thông sáng; Vì vậy, tôi ghét mọi đường giả dối. 105 Lời Chúa là ngọn đèn cho chơn tôi, Ánh sáng cho đường lối tôi(Thi-thiên 119:97-105).

Trên thực tế thì tìm ý Chúa trong Kinh Thánh là tìm ở đâu?

  1. Tìm những câu Kinh Thánh gần với các đề tài cần nghiên cứu, và bắt đầu đọc để chiêm nghiệm. Dĩ nhiên là nhiều đề tài không sát gần với vấn đề của mình, ta có thể tìm ý tương đương. Đó là một cách.
  2. Thứ hai là lưu ý về những nguyên lý và nguyên tắc trong Kinh Thánh. Phân biệt rõ các bảng hiệu: Tốc độ giới hạn 30 kmLái xe cẩn thận.
  3. Một phương cách thứ ba để tìm ý Chúa trong Kinh Thánh là thảo luận với bạn bè tốt trong bữa ăn hay trong khi họp mặt.

Tìm ý Chúa trong Kinh Thánh đòi hỏi phải kiên nhẫn và cố gắng. Bạn có thể biết ý Chúa khi làm quen với Lời Ngài và nhờ Thánh Linh hướng dẫn. Dĩ nhiên là bạn cũng cần phải biết phương cách phân tích Kinh Thánh.

Thứ ba, nhờ Thánh Linh làm sáng tỏ và thuyết phục.

Đây là phương pháp phối hợp Lời Chúa với Quyền năng Thánh Linh như một nội lực lôi kéo thu hút ta theo một chiều hướng để đạt đến mục đích.

Khi nào ta bước đi theo Thánh Linh hướng dẫn và trong tâm hồn tràn ngập Lời Chúa là khi ta sẵn sàng theo ý chỉ của Chúa, thì quyền năng Chúa như từ lực thu hút ta và ta sẽ cảm biết hướng đi về phía nào. Nhiều khi ta không thấy xẩy ra ngay, nhưng sẽ đến giây phút cảm nhận đó.

Vua Đa-vít nói trong Thi Thiên 40 câu 1 rằng: “Tôi nhịn nhục trông đợi Đức Giê-hô-va, Ngài nghiêng qua nghe tiếng kêu cầu của tôi.” Cuộc chờ đợi Chúa đáp lời có thể lâu, nhưng Chúa sẽ làm điều mà Ngài từng tuyên hứa. Ta cũng nên nhớ rằng Chúa không sử dụng ngày giờ như chúng ta, nhưng là Ngài sử dụng vĩnh hằng. Ngài biết rõ kế hoạch cho mỗi chúng ta mặc dù nhiều khi chúng ta bối rối đến nỗi không biết cầu xin như thế nào nữa.

Thứ tư, hãy quyết định khi nào thấy an bình ngự trị.

Cô-lô-se 3:15-16 ghi: 15 Nguyền xin sự bình an của Đấng Christ cai trị trong lòng anh em, là bình an mà anh em đã được gọi đến đặng hiệp nên một thể; lại phải biết ơn. 16 Nguyền xin lời của Đấng Christ ở đầy trong lòng anh em, và anh em dư dật mọi sự khôn ngoan. Hãy dùng những ca vịnh, thơ thánh, bài hát thiêng liêng mà dạy và khuyên nhau, vì được đầy ơn Ngài nên hãy hết lòng hát khen Đức Chúa Trời.

Từ cai trị trong câu Nguyền xin sự bình an của Đấng Christ cai trị trong lòng anh em, có nghĩa là “làm trọng tài”. Trọng tài là người lên tiếng kết thúc trận bóng. Đó cũng là tiếng nói quyết định những bàn thắng, thua, sai phạm và giải quyết các nan đề để không xẩy ra chuyện quá đáng. Trọng tài là người làm cho trận bóng có thể thực hiện. Đó cũng là vai trò của bình an.

Khi nào có một cuộc tranh cãi, gây hấn hay biện luận hoặc là xáo trộn, sự bình an của Đấng Christ phải bước vào để phân định và thắng lợi. Nghĩa là sự bình an của Chúa sẽ làm cho mọi vấn đề được giải quyết.

Khi nào ta cảm thấy bình an của Chúa ngự trị, hãy an tâm tiến bước.

Thứ năm, phải đón chờ những cuộc tranh đấu và những nỗi ngạc nhiên khi ta kinh nghiệm những kết quả.

Gia cơ 1:2-3 ghi: 2 Hỡi anh em, hãy coi sự thử thách trăm bề thoạt đến cho anh em như là điều vui mừng trọn vẹn, 3 vì biết rằng sự thử thách đức tin anh em sanh ra sự nhịn nhục.

Nhiều khi chúng ta bước vào một hoàn cảnh rõ ràng là ý Chúa dành cho mình. Chúng ta từng chiêm nghiệm về hoàn cảnh đó, lấy ý kiến và nhận lời khuyên từ người khác, thấy được bình an, nhưng sau đó hai tuần thì nhận ra không phải đơn giản như thế. Vì nhiều khi trong ý Chúa cũng có những chuyện bất ngờ và phải tranh đấu, vật lộn. Nhưng chúng ta vẫn có an bình, và ý thức rằng mình phải đối đầu với khó khăn và trở lực. Đó là kế hoạch của Chúa và hoàn cảnh đó là Chúa muốn sử dụng chúng ta.

Những điều cần ghi nhớ:

  1. Bí quyết để nhận biết ý muốn của Chúa là ta phải vượt xa mọi lý do khước từ và hợp lý hóa.

Giê-rê-mi viện lý do là “còn trẻ tuồi và không biết ăn nói”. Nhưng ông quên rằng Chúa biết tất cả, Chúa không kêu gọi tôi hay bạn vào một hoàn cảnh để so sánh với một người nào khác. Bạn được gọi để làm một dụng cụ cho Chúa. Trong vai trò Chúa đặt bạn, theo kế hoạch của Chúa, không ai có thể ngăn cản được.

  1. Thành công theo sau vụ làm theo ý Chúa là vì Chúa và thuộc về Chúa, không phải là của bạn.

Chúa trả lời cho Giê-rê-mi khi ông viện cớ khước từ việc Chúa giao như sau:

7 Nhưng Đức Giê-hô-va lại phán: Chớ nói: Tôi là con trẻ; vì ngươi sẽ đi khắp nơi nào ta sai ngươi đi, và sẽ nói mọi điều ta truyền cho nói. 8 Đừng sợ vì cớ chúng nó; vì ta ở với ngươi đặng giải cứu ngươi, Đức Giê-hô-va phán vậy. 9 Đoạn, Đức Giê-hô-va giang tay rờ miệng tôi. Đức Giê-hô-va lại phán cùng tôi rằng: Nầy, ta đã đặt những lời ta trong miệng ngươi (Giê-rê-mi 1:7-9).

17 Vậy, ngươi hãy thắt lưng, chờ dậy, bảo cho chúng nó mọi sự mà ta truyền cho ngươi. Đừng sợ sệt vì cớ chúng nó, kẻo ta làm cho ngươi sợ sệt trước mặt chúng nó chăng. 18 Nầy, ngày nay, ta lập ngươi lên làm thành vững bền, làm cột bằng sắt, làm tường bằng đồng, nghịch cùng cả đất nầy, nghịch cùng các vua Giu-đa, các quan trưởng nó, các thầy tế lễ, và dân trong đất.19 Họ sẽ đánh nhau với ngươi, những không thắng ngươi; vì ta ở cùng ngươi đặng giải cứu ngươi, Đức Giê-hô-va phán vậy (Giê-rê-mi 1:17-19).

Bài này không có ý bảo quý vị vội vã bước vào những quyết định, nhưng cần chiêm nghiệm những khả năng của mình. Nhiều khi chúng ta chối từ tiếng Chúa gọi vì cho rằng mình không đủ điều kiện. Thật ra ai cũng thiếu điều kiện cả. Chính vì vậy mà chúng ta cần được Chúa trang bị

Chúng ta được an ủi khi biết rằng Chúa lo mọi việc chu đáo kể cả kế hoạch Ngài đặt ra cho chúng ta. Đức nhân từ của Chúa vội vàng đến cứu chúng ta. Chúa lại rất kiên nhẫn ngoài trí tưởng tượng của chúng ta. Chúa muốn dùng chúng ta dù chúng ta là ai và có những điều kiện nào.

Phương Pháp Cầu Nguyện
Nguyễn Sinh Biên Soạn

RELATED ARTICLES
Theo dõi trangspot_img

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN