Thứ năm, Tháng mười một 7, 2024
No menu items!
spot_imgspot_imgspot_imgspot_img
Homec/Tài LiệuBài Học Kinh ThánhBài 193 - Chia sẻ Kinh nghiệm tin Chúa

Bài 193 – Chia sẻ Kinh nghiệm tin Chúa

Đọc Kinh Thánh: 1 Giăng 1:1-4

1Nói về lời sự sống, là điều đã có từ ban đầu, điều chúng tôi đã nghe, điều mắt chúng tôi đã thấy, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng và tay chúng tôi đã chạm đến.

2Sự sống nầy đã được bày tỏ; chúng tôi đã thấy và làm chứng, nên chúng tôi công bố cho anh em sự sống đời đời vốn ở với Đức Chúa Cha, và đã được bày tỏ cho chúng tôi.

3Chúng tôi lấy điều đã thấy, đã nghe mà công bố cho anh em để anh em có được sự tương giao với chúng tôi; còn chúng tôi vẫn có sự tương giao với Đức Chúa Cha, và với Con Ngài là Đức Chúa Jêsus Christ.

4Chúng tôi viết điều nầy cho anh em để niềm vui của chúng ta được trọn vẹn.

Suy niệm: Trong suốt Kinh Tân Ước ta sẽ thấy việc chia sẻ kinh nghiệm tin Chúa là một trắc nghiệm về lòng tin thật.

Câu hỏi đặt ra là: Tôi có quan tâm về việc muốn người khác có được kinh nghiệm như tôi không?

Tôi có xót thương những người trong trần gian, ngay chung quanh tôi, là những người chưa có kinh nghiệm như tôi không?

Sứ đồ Phao-lô nói: “Tôi mắc nợ cả người Hi-lạp lẫn những người man khai; cả người khôn lẫn người dại.”

Chỗ khác ông lại viết: “Tình thương của Chúa Cứu Thế thúc đẩy chúng tôi.” Thật ra người tin Chúa, hay môn đệ của Chúa phải là những người đã noi gương Chúa.

Chúa Giê-xu khi còn ở thế gian thường nhìn vào đoàn dân đông đảo mà thương xót, vì Chúa thấy họ như chiên không có người chăn.  Người tin Chúa cũng phải luôn luôn có lòng thương vô số đồng bào đồng loại đang sống trong đêm tối và đang chờ một cuộc phán xét tội.

Kinh nghiệm về cuộc đời của tất cả những người tin Chúa đều luôn luôn là một loại kinh nghiệm, không có gì thay đổi. Không ai có thể trở thành tín đồ của Chúa Cứu Thế mà không có kinh nghiệm như các sứ đồ đầu tiên đã kinh nghiệm.

Sứ đồ Giăng nói: “Chúng tôi là nhân chứng. Chúa đã phán trực tiếp với chúng tôi, Chúa ban Thánh Linh cho chúng tôi, và chúng tôi nhận được quyền năng từ Chúa ban. Bây giờ chúng tôi muốn mời anh chị em chia sẻ niềm vui này và cùng kinh nghiệm với chúng tôi.” Nghĩa là cùng một kinh nghiệm gặp và biết Chúa.

Người ta thường nói rằng: Mỗi cuộc phục hưng thật sự về đạo Chúa, phải là cuộc trở về kinh nghiêm của Hội Thánh đầu tiên.  Mỗi một cuộc chỗi dậy xẩy ra trong Hội Thánh chỉ là cuộc trở lại những gì đã được miêu tả trong sách Công Vụ Các Sứ Đồ.

Trong lịch sử Hội Thánh, cuộc phục hưng tâm linh này chỉ là nhắc lại cuộc phục hưng tâm linh trước đó, nghĩa là cùng một kinh nghiệm. Cùng những hiện tượng, những kinh nghiệm và những kết quả như nhau. Kinh nghiệm tin Chúa, gặp Chúa đều chỉ có một mẫu mực.

Một nhận xét nữa là: Kinh nghiệm của người tin Chúa không khác biệt tùy theo cá nhân.  Dĩ nhiên các cách đi vào kinh nghiệm có thể khác nhau. Có người gặp Chúa trong một cuộc phục hưng; người khác gặp Chúa khi đọc Kinh Thánh. Không sao cả, vì kinh nghiệm vẫn chỉ là gặp Chúa, dù cách gặp có thể khác nhau. Ta chú trọng vào kinh nghiệm chứ không phải con đường  đi vào kinh nghiệm.

Thường có nhiều người cho rằng những hoàn cảnh của chúng ta trong thế kỷ 21 này trước kia không bao giờ xảy ra. Vì chúng ta thuộc về thế hệ mà văn hoá và khoa học đều phát triển tột bực. Người xưa thường tin và kinh nghiệm nhiều điều, nhưng chúng ta với bối cảnh sống khác hẳn, không nên trở lại với những điều cổ lỗ ấy vì không hợp thời nữa rồi.

Nhưng kinh nghiệm tin Chúa và gặp Chúa hoàn toàn độc lập với thời gian và không gian, vì kinh nghiệm ấy mang tính chất vĩnh hằng.

Ta đọc tiểu sử những người tin Chúa qua các thế kỷ khác nhau, ta có thể thấy rằng kinh nghiệm biết Chúa của tất cả đều như nhau. Vì vậy, điểm chủ yếu trong việc tin Chúa là phải có kinh nghiệm của người tin Chúa từ thế kỷ thứ nhất.

Nguyễn Sinh

RELATED ARTICLES
Theo dõi trangspot_img

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN