Thứ Năm, Tháng Năm 2, 2024
No menu items!
spot_imgspot_imgspot_imgspot_img
Homec/Tài LiệuBài Học Kinh ThánhBài 301 - Khảo học Thư Hê-bơ-rơ

Bài 301 – Khảo học Thư Hê-bơ-rơ

(trích dẫn chương trình Phát Thanh Nguồn Sống Ngày Chủ Nhật)

Phần mở đầu:

Thư Hê-bơ-rơ miêu tả Chúa Cứu Thế Giê-xu là Đấng cầu thay cho chúng ta tại ngôi Chúa trên trời. Chữ căn bản trong thư Hê-bơ-rơ là ‘Tốt Hơn’. Chữ này được nhắc lại đến 13 lần. Cũng có những chữ khác trong thư này giúp ta hiểu rõ hơn chữ ‘Tốt Hơn’ đó.

Ta có thể liệt kê ra là: đời đời, hoàn toàn, một lần, máu, không có v.v.

Không ai biết tác giả của thư Hê-bơ-rơ. Người ta chỉ phỏng đoán nhưng chưa ai tìm ra chính xác. Có người cho rằng đây là thư của Phao-lô nhưng vẫn không có bằng cớ.

Thư Hê-bơ-rơ có khi còn được gọi là sách Phúc Âm thứ Năm. Bốn sách phúc âm kia miêu tả hoạt động của Chúa trên đất, thư Hê-bơ-rơ miêu tả hoạt động của Chúa ở trên trời ở bên tay hữu của Đức Chúa Trời.

Vinh quang của Chúa Giê-xu được trình bầy trong thư này.

Mắt chúng ta chăm chú vào Chúa Giê-xu là Đấng khai mở và kiện toàn đức tin của chúng ta (12:2). Chúa ngự ở trước mặt chúng ta đội mão triều vinh quang và vinh dự của thiên đàng (2:9)

Thư này viết ra trước tiên là cho người Do-thái tin Chúa, có lẽ ở Giê-ru-sa-lem, đang dao động trong đức tin. Những người làm khó dễ họ chê cười nhạo báng và người tin Chúa tưởng chừng vì tin Chúa họ đã mất nhiều thứ lắm, nào là bàn thờ, các tế sư, các của lễ dâng hiến. Tác giả thư Hê-bơ-rơ minh chứng rằng họ chỉ mất những cái ‘bóng‘ để nhận được hình thật là Chúa Giê-xu.

Họ đánh giá thấp những ưu quyền họ được hửơng trong Chúa Cứu thế, và đang lâm vào tình thế than thân trách phận và nản lòng.

Họ đang trong nguy cơ mất lòng tin (5:11-12)

Họ khởi đầu tốt, nhưng không thấy tiến bộ gì cả.

Đời người tin Chúa cũng như một người đi xe đạp – nghĩa là khi không đi thì phải bước xuống.

Tác giả cố đưa độc giả từ hiểu biết sơ đẳng đến chỗ trưởng thành trong đức tin.

Tác giả khuyến khích người đọc phải trung thành với đạo.

Ông cũng chứng minh rằng Cơ-đốc-giáo vượt cao hơn Do-thái giáo.

Ông muốn bảo vệ họ để khỏi thoái hóa vào những nghi lễ và tập tục của người Do-thái.

Họ được khuyên giục là phải buông trôi tất cả để có thế giữ vững đức tin và hi vọng về phúc âm.

Lá thư cũng là một lời cảnh cáo đúng lúc cũng như an ủi nhiều người, nhất là trong lúc này nhiều người biết rất ít những điều thuộc về Chúa Cứu Thế và rất dễ bị lôi cuốn theo những tà giáo hay các nhóm quá khích.

Thường khi mới đi qua một con đưòng chưa đi lần nào, ta cứ đi một mạch qua không để ý gì lắm về các chi tiết.  Nhưng rồi khi đi trở lại, ta mới quan tâm đến những chuyện mà lần đầu đi không thấy. Ta sẽ học thư Hê-bơ-rơ cũng như vậy.  Đọc qua một lượt và đừng bận tâm đến những chỗ không hiểu.  Khi đọc lại chậm trãi, có khi hằng nhiều tháng, ta sẽ thấy nhiều điều hữu ích. Nhưng ngay khi đọc lần đầu tiên bạn chắc cũng nhận thấy rằng Chúa Giê-xu được nổi bật trên mỗi trang giấy.

Hê-bơ-rơ trình bầy rằng, Chúa Giê-xu:

Cao trọng hơn các nhà tiên tri (1:1-3)

Cao trọng hơn thiên sứ (1:4-2:18)

Cao trọng hơn Môi-se (3:1-19)

Cao trọng hơn Giô-suê (4:1-16)

Cao trọng hơn A-rôn (5:1=10:18)

Các nhân vật trên đây đều quan hệ đến Do-thái giáo.  Các vị này là cái khung thờ phượng của họ. Nhưng Hê-bơ-rơ đưa ra một nhân vật tốt hơn, đó chính là Chúa Giê-xu.

Chúng ta có biết sự khác biệt giữa tôn xưng Chúa là Đấng Giải Cứu và lại là một vị chủ tế không?

Thư Hê-bơ-rơ giải thích rõ chuyện này.

Thư Hê-bơ-rơ còn chứng minh rằng chúng ta không thể hiểu Kinh thánh Cưụ ước mà không tham khảo Kinh thánh Tân ước.

Hay là học Kinh thánh Tân ước mà không biết gì về Kinh thánh Cựu ước

Nguyễn Sinh

RELATED ARTICLES
Theo dõi trangspot_img

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN