Thứ tư, Tháng ba 26, 2025
No menu items!
Homec/Tài LiệuBài Học Kinh ThánhBản Sắc Của Người Tin Chúa

Bản Sắc Của Người Tin Chúa

Đọc Kinh Thánh:1 Phi-e-rơ 2:9

Nhưng anh em là dòng giống được lựa chọn, là chức thầy tế lễ nhà vua, là dân thánh, là dân thuộc về Đức Chúa Trời, hầu cho anh em rao giảng nhân đức của Đấng đã gọi anh em ra khỏi nơi tối tăm, đến nơi sáng láng lạ lùng của Ngài.

Phi-líp 2:15 cũng ghi: Hầu cho anh em ở giữa dòng dõi hung ác ngang nghịch, được nên con cái của Đức Chúa Trời, không vết, không tì, không chỗ trách được. Lại giữa dòng dõi ấy chiếu sáng như đuốc trong thế gian.

Suy niệm: Chúng ta là muối của đất, nhưng muối phải mang tính mặn. Khi nào không còn mặn nữa, muối phải bỏ đi vì vô dụng. Đó là lối nói tiêu cực.

Chúng ta là ánh sáng của trần gian, nhưng phải nhớ vị trí của ánh sáng. Núi cao là nơi đèn rọi xa được; chân đèn cũng là chỗ đặt đèn lên để soi khắp nhà. Còn thắp đèn mà lấy thùng úp lại thì đèn trở thành vô dụng. Cuối cùng Chúa kết luận bài dạy về ánh sáng rằng: Sự sáng các người phải soi trước mặt người ta như vậy để họ thấy việc làm của các người mà ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời.

Vấn đề chính không phải là danh hiệu, nhưng là cách sống đạo. Là muối nhưng có mặn không mới quan trọng. Là ánh sáng nhưng có chiếu vào cõi tối tăm không hay là che đậy lại. Đạo Chúa thực tế là như vậy. Điều đầu tiên ta cần xét là tại sao người tin Chúa phải trở thành muối hay ánh sáng? và tại sao chúng ta muốn được như vậy?

Chúa Giê-xu dường như có ba lý luận ở chỗ này:

  1. Lý luận thứ nhất: theo định nghĩa, muối phải mang tính mặn. Bản sắc của muối là mặn. Ánh sáng cũng vậy, bản sắc của ánh sáng là soi sáng. Đây là những trường hợp trong tự nhiên, không cần phải chứng minh gì cả, ai cũng hiểu. Nhưng khi nói như thế là đã có hàm ý phê bình chỉ trích rồi. Nghĩa là, đừng bao giờ quên tính mặn của muối, nếu là muối thật. Cũng đừng bao giờ quên tính soi sáng của ánh sáng, nếu là đèn thắp sáng.

  1. Lý luận thứ hai là theo tính cách phê bình châm biếm. Nghĩa là, vị trí của ánh sáng không được phản lại với mục đích của nó. Chúng ta được ví sánh như một cái thành xây trên núi thì không che khuất được, nhưng ai cũng trông thấy. Chúng ta là người tin Chúa thì mọi người đều phải nhận ra mới phải. Người tin Chúa và người không tin Chúa phải có những tương phản như sáng với tối.

Nhưng Chúa lý luận xa hơn nữa, gọi là lý luận thậm xưng, khi nói đến hình ảnh đèn thắp sáng rồi úp lại trong thùng thay vì đặt lên chân đèn là chỗ của nó. Đó là chuyện trái ngược không bao giờ xẩy ra và chỉ có kẻ dại khờ mới làm như vậy. Nói khác đi, Chúa lý luận: Ta đã cho các anh trở thành ánh sáng, như thành trên núi không khuất được. Các anh có cố tình giấu ánh sáng đi hay không? Nếu làm như thế các anh thật là kỳ quặc và dại dột!

  1. Lý luận thứ ba của Chúa Giê-xu là Chúa nói về tính vô dụng khi muối không mặn và khi đèn không sáng.

Nhiều thứ chung quanh ta cũng trở nên vô dụng nếu bản sắc hay tính chất của nó không còn nữa, dù rằng có thể sử dụng lại trong hình thức nào khác. Muối và ánh sáng thì khi mất bản sắc là hoàn toàn vô dụng, chỉ loại bỏ mà thôi. Ánh sáng mang tính chất chiếu sáng, khi không chiếu sáng nữa thì chẳng còn dùng làm gì được. Khi ánh sáng mất sáng là giá trị nó cũng hết. Vì ánh sáng chỉ mang một bản sắc.

Người tin Chúa cũng hoàn toàn vô dụng nếu hữu danh vô thực. Sứ đồ Phao-lô cũng đề cập đến loại người như thế khi bảo rằng: …chỉ có hình thức đạo đức nhưng phản đối quyền năng của đạo. Những người ấy tự xưng là người tin Chúa, nhưng không thật như vậy. Họ chỉ muốn bề ngoài là người tin Chúa, nhưng không hành động, không sống theo lời Chúa dạy. Đó là hình ảnh muối không mặn và đèn không ánh sáng.

Tệ hại nhất là những thành phần sống lưng chừng. Nghĩa là không hẳn theo đời, vì cho đời là xấu, mà cũng không hẳn sống đạo để thực sự được an bình và hi vọng. Nói tóm lại, một người tín đồ chân chính của Chúa Giê-xu không thể nào sống kín giấu được hoặc là không thể không làm cho người khác để ý.

Người thật sự tin Chúa và hành động theo lời Chúa dạy phải nổi bật lên. Người ấy sẽ như muối hay như thành trên núi.

Nguyễn Sinh

RELATED ARTICLES
Theo dõi trangspot_img

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN