Thứ năm, Tháng mười một 14, 2024
No menu items!
spot_imgspot_imgspot_imgspot_img

Thử thách

Đọc CVCSĐ 12:1-24

1Đang lúc ấy, vua Hê-rốt ra tay bức hại một số người trong Hội Thánh.

2Vua dùng gươm giết Gia-cơ là anh của Giăng;

3Khi thấy điều đó vừa lòng người Do Thái, vua cũng sai bắt Phi-e-rơ nữa.

4Bấy giờ là những ngày lễ Bánh Không Men. Vua bắt Phi-e-rơ bỏ vào ngục, giao cho bốn toán lính thay phiên canh giữ, và định sau lễ Vượt Qua sẽ đem ra xử trước dân chúng.

5Vậy, Phi-e-rơ bị giam trong ngục, còn Hội Thánh cứ khẩn thiết cầu nguyện với Đức Chúa Trời cho ông.

6Nhưng, ngay trong đêm trước khi Hê-rốt đưa Phi-e-rơ ra xử, Phi-e-rơ đang ngủ giữa hai tên lính, bị xích bằng hai xiềng và có lính canh giữ trước cửa ngục.

7Thình lình, một thiên sứ của Chúa xuất hiện, và ánh sáng chiếu trong ngục tối. Thiên sứ đập vào sườn Phi-e-rơ đánh thức ông và nói: “Hãy mau trỗi dậy.” Xiềng liền rớt ra khỏi tay ông.

8Thiên sứ bảo: “Hãy nịt lưng và mang dép vào.” Phi-e-rơ làm theo. Thiên sứ lại tiếp: “Hãy mặc áo ngoài và theo ta.”

9Phi-e-rơ bước ra theo mà không biết rằng điều thiên sứ làm đó là thật, cứ tưởng là mình thấy khải tượng.

10Khi qua khỏi vọng canh thứ nhất, rồi vọng canh thứ hai, họ đến cổng sắt dẫn vào thành phố. Cổng đó tự động mở ra trước mặt hai người và họ vượt qua, ra ngoài đường phố; thiên sứ lập tức lìa Phi-e-rơ.

11Phi-e-rơ tỉnh lại và nói: “Bây giờ tôi biết chắc rằng Chúa đã sai thiên sứ Ngài giải cứu tôi thoát khỏi tay Hê-rốt và khỏi mọi điều dân Do Thái đang mong đợi.”

12Khi nhận thức được điều đó, ông đến nhà Ma-ri, mẹ của Giăng, cũng gọi là Mác; ở đây có nhiều người đang nhóm lại cầu nguyện.

13Ông gõ cửa cổng trước, một đầy tớ gái tên Rô-đơ đi ra nghe ngóng.

14Nhận ra tiếng Phi-e-rơ, cô quá vui mừng đến nỗi quên cả mở cổng, mà chạy trở vào báo tin rằng Phi-e-rơ đang đứng trước cổng.

15Họ bảo: “Cô điên rồi!” Nhưng nàng quả quyết đó là thật. Họ nói: “Chắc là thiên sứ của ông.”

16Nhưng Phi-e-rơ cứ tiếp tục gõ; khi họ mở cổng, thấy Phi-e-rơ thì kinh ngạc.

17Nhưng ông lấy tay ra hiệu bảo im lặng, rồi thuật lại cho họ cách nào Chúa đã cứu mình khỏi ngục; ông bảo: “Hãy cho Gia-cơ và anh em biết việc nầy.” Sau đó, ông ra đi và đến một nơi khác.

18Đến sáng, có sự rối loạn lớn giữa bọn binh lính, vì họ không biết việc gì đã xảy ra cho Phi-e-rơ.

19Hê-rốt sai truy lùng nhưng không tìm được Phi-e-rơ; vua tra hỏi những người lính canh, rồi ra lệnh giết chúng. Sau đó, vua rời Giu-đê xuống Sê-sa-rê và lưu lại tại đó.

20Bấy giờ, Hê-rốt rất tức giận dân Ty-rơ và Si-đôn; vì vậy, họ đồng lòng đến chầu vua. Sau khi thuyết phục được viên cận thần của vua là Ba-la-tút, họ đến cầu hòa vì xứ họ lệ thuộc vào lương thực của xứ vua.

21Đến ngày đã định, Hê-rốt mặc triều phục ngồi trên ngai truyền phán cho họ.

22Dân chúng kêu lớn: “Đây là tiếng của một vị thần, không phải tiếng loài người đâu!”

23Lập tức, một thiên sứ của Chúa đánh Hê-rốt vì vua không nhường vinh quang cho Đức Chúa Trời. Vua bị trùng đục mà chết.

24Bấy giờ, đạo Đức Chúa Trời tiếp tục gia tăng và ngày càng phát triển.

Câu căn bản: Vậy Phi-e-rơ bị giam trong tù, còn Hội Thánh cứ cầu nguyện cho người luôn.  (Câu 6).

Suy niệm: Bài học này có năm câu hỏi, hôm nay chúng ta trả lời hai câu, ngày mai ba câu tiếp theo:

1. Tại sao Vua Hê-rốt bách hại Hội Thánh?

2. Thái độ của sứ đồ Phi-e-rơ khi bị tù như thế nào? Việc sứ đồ Phi- e-rơ bị bắt, gây ra những tác động nào trong Hội Thánh?

3. Việc thiên sứ giải cứu sứ đồ Phi-e-rơ cho ta thấy Chúa hành động như thế nào?

4. Tại sao vua Hê-rốt bị Chúa sát hại? 5. Bài học qua đoạn Kinh Thánh này là gì?

Chúng ta sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi đã nêu:

1. Tại sao Vua Hê-rốt bách hại Hội Thánh?

Vua Hê-rốt trong chương 12 là Hê-rốt Ạc-ríp-ba I, là cháu của Hê- rốt Đại Đế là bạo vương đã ra lệnh giết hài nhi trong thời Chúa Giê-xu sinh ra, cốt để sát hại Chúa. Hê-rốt Ạc-ríp-ba I là cha của Hê-rốt Ạc-ríp- ba II là người về sau dự phần trong phiên tòa xét xử sứ đồ Phao-lô ghi trong CVCSĐ 25, 26. Ta cũng nên lưu ý là các vua Hê-rốt trong thời đó là vua bù nhìn do chính quyền La-mã đặt lên để thu thuế cho họ, nên bị dân ghét. Nhưng ông vua này bắt bớ hãm hại những người thuộc về Hội-thánh của Chúa Giê-xu nên được lòng các giới lãnh đạo Do-thái giáo. Lý do sứ đồ Gia-cơ bị sát hại có lẽ cũng là tiếp nối việc ném đá chấp sự Ê-tiên và phong trào diệt đạo mới do Phao-lô khởi động. Vua Hê-rốt bách hại Hội-thánh là để chứng tỏ ông có lòng với dân thuộc địa, vì ông là người do bọn thống trị La-mã cử đặt. Ạc-ríp-ba là người lai giống Ê-đôm nên người Do-thái không mấy ưa thích. Như vậy việc bách hại Hội Thánh là để được lòng dân và cũng được La-mã khen là giữ đất thuộc địa an toàn.

Một trong những lý do Hội Thánh bị bách hại là vì chính trị, nhưng xét cho cùng cũng do quyền lợi cá nhân của người cầm quyền. Ta thấy ông vua Hê-rốt dường như có toàn quyền sinh sát và không ai ngăn cản được tay ông ta. Tuy nhiên đó là cách nhìn của loài người. Ông vua cũng là người thôi, và quyền chủ tể vẫn là Chúa.

2. Thái độ của sứ đồ Phi-e-rơ khi bị tù như thế nào? Việc sứ đồ Phi- e-rơ bị bắt, gây ra những tác động nào trong Hội Thánh?

Trước tiên ta thấy Phi-e-rơ rất bình thản, tin cậy nơi Chúa và ngủ như không có gì xẩy ra, mặc dù đó là đêm đầu tiên bị tù. Phi-e-rơ tin lời Chúa đã phán với ông là ông sẽ sống cho đến tuổi già. Ông cũng tin rằng Hội-thánh đang cầu nguyện cho ông.

Khi một lãnh đạo Hội-thánh như Phi-e-rơ bị bắt thì Hội Thánh chắc dao động nhiều. Tuy nhiên ta không thấy họ chạy ngược chạy xuôi nhưng họp nhau cầu nguyện.Vậy, Phi-e-rơbị giam trong tù, còn Hội thánh cứ cầu nguyện Đức Chúa Trời cho người luôn. (Câu 5) Câu 13-17 cho ta thấy rằng các tín hữu họp nhau đông đảo cầu nguyện suốt đêm, trong lúc Phi-e-rơ bị xiềng và ngủ giữa hai tên lính. Hình ảnh này tương phản rất đẹp, chứng tỏ Hội Thánh có lòng kính thờ Chúa và trình dâng lên Chúa nan đề khó giải của họ, và Chúa hành động. Họ không ngờ đang khi họ cầu nguyện như thế thì thiên sứ đã giải cứu Phi-e-rơ và đưa ông về với họ.

Hai người lính gác tay xích vào tay Phi-e-rơ không biết lúc nào ông rời khỏi nhà tù và bằng cách nào, Vua Hê-rốt vô cùng tức giận vì nghĩ rằng Phi-e-rơ vượt ngục và vì thế quy trách cho lính gác. Còn Hội-thánh mừng vui vì lời cầu nguyện của họ được Chúa nhậm. Biến cố Phi-e-rơ bị tù làm cho Hội-thánh cầu nguyện nhiều hơn, đó là một kết quả rất quý.

Nguyễn Sinh

Bài viết trước
Bài tiếp theo
RELATED ARTICLES
Theo dõi trangspot_img

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN