Thứ bảy, Tháng mười hai 7, 2024
No menu items!
spot_imgspot_imgspot_imgspot_img
Homec/Tài LiệuNghiên Cứu Kinh ThánhTôi có phạm tội nếu kết quả công việc tôi làm không...

Tôi có phạm tội nếu kết quả công việc tôi làm không hoàn hảo?

Buổi sáng thứ Hai tốt lành nhé mọi người. Cảm ơn các bạn đã nghe podcast. Chà, thiếu xuất sắc trong công việc có phải là tội lỗi hay không? Đây là một câu hỏi hay, phù hợp với những người đang đi làm, những bà nội trợ, những tình nguyện viên, sinh viên – cho tất cả chúng ta. Và câu hỏi đến với chúng tôi từ một thính giả tên là Dylan.

Đây là những gì anh ấy đã hỏi: “Thưa mục sư John, cảm ơn ông đã quyết định lựa chọn câu hỏi của tôi! Trong Cô-lô-se 3: 22–24, Phao-lô khuyến khích độc giả của mình làm việc hết lòng vì Chúa chứ không phải vì loài người. Điều này có nghĩa là bất kỳ công việc nào không được hoàn thành xuất sắc đều là tội lỗi hay sao? Làm thế nào để chúng ta áp dụng quan điểm của Chúa vào việc dọn dẹp nhà cửa, viết luận ở trường hoặc công việc văn phòng? Tôi cảm thấy tội lỗi về việc này nhiều tháng nay và tôi không chắc liệu mình có đang lên mình hay không hay tôi đang không vâng lời Chúa. Có phải Paul đang nói chúng ta phải thực sự hoàn hảo trong tất cả những gì chúng ta đang làm hay không? ”

Hãy để tôi kể về một câu chuyện trong chức vụ của tôi vào khoảng ba mươi năm trước. Vào thời điểm đó, chúng tôi cố gắng đạt đến sự hoàn hảo trong các buổi thờ phượng. Có một nhóm đã chú trọng đến sự xuất sắc về kỹ thuật và trích dẫn 2 Sa-mu-ên 24:24: “Ta không muốn dâng cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời ta những của-lễ thiêu không đáng giá chi.” Khi áp dụng điều này vào hoàn cảnh hiện tại của chúng ta, nó sẽ có nghĩa là: “Tôi sẽ không dâng cho Chúa bất cứ bài hát nào khi tôi không nỗ lực luyện tập để trở nên xuất sắc, thậm chí là hoàn hảo”.

Sau đó, có một nhóm khác, hoặc có lẽ tôi nên nói rằng đó là tôi. Tôi đánh giá cao cam kết để xuất sắc; tuy nhiên, tôi muốn nhẹ nhàng chỉnh sửa những ý tưởng ở trên một chút là: trong Hội Thánh, Đức Chúa Trời không chỉ quan tâm đến việc chúng ta có phải là những nhạc công xuất sắc hay không, Ngài còn quan tâm đến việc chúng ta có phải là những người tha thứ xuất sắc hay không. Đó là những tôi đã nói lúc đó – liệu chúng ta có vô cùng kiên nhẫn hay không, có thực sự chịu đựng thử thách hay không. Ví dụ: liệu chúng ta có thể hiện sự kiên nhẫn và sự tha thứ nếu ai đó đàn hoặc hát chưa tốt hay không.

Nói cách khác, khi nói đến sự xuất sắc trong đời sống Cơ đốc, chúng ta sẽ không bao giờ có thể nhìn vào kết quả một công việc mà đoán xét nó là hoàn hảo hay chưa. Chúng ta luôn phải tính đến sự xuất sắc trong thái độ, xuất sắc trong cảm xúc, xuất sắc trong các mối quan hệ. Trong Lời Ngài, Đức Chúa Trời nói nhiều hơn về việc chúng ta nên kiểm soát cảm xúc hơn là nên rèn luyện kỹ thuật trong công việc của mình.

Sự Tập Trung Tuyệt Đối

Cuối cùng, cách mà chúng tôi giải quyết vấn đề này là lấy cụm từ “tập trung tuyệt đối” để làm mục tiêu cho chúng tôi. Nói cách khác, có một cái gì đó lớn hơn, sâu nhiệm hơn và quan trọng hơn sẽ diễn ra trong buổi nhóm này hơn là chất lượng đàn hát nhóm nhạc. Không có nghĩa là nó không quan trọng; chỉ là nó không phải là điều quan trọng nhất. Mục đích ở đây là biết Chúa, gặp Chúa, yêu Chúa, trân trọng Chúa, tin cậy Chúa, vui hưởng Chúa.

Đó là những sự kết hợp của trái tim và khối óc. Mọi thứ khác đều phụ thuộc vào điều đó trong buổi nhóm này. Mọi thứ cần xoay quanh việc giúp cho mọi người hiểu được điều đó, bao gồm cả sự xuất sắc trong lúc chúng tôi thường phượng – cho dù đó là âm nhạc hay hệ thống âm thanh, ánh sáng hoặc hệ thống sưởi hoặc điều hòa không khí hoặc bài giảng hay quần áo chúng tôi mặc. Tất cả mọi thứ là để loại bỏ những trở ngại, đem lại sự tập trung để phục vụ việc nhận biết Chúa, gặp gỡ Chúa, yêu Chúa, trân trọng Chúa, tin cậy Chúa, vui hưởng Chúa. Chúng tôi đã đạt được mục tiêu đó bằng cách tập trung tuyệt đối vào Chúa.

Nó ngụ ý rằng công việc kém chất lượng có thể làm xao lãng việc gặp gỡ Chúa. Mọi người sẽ thấy xấu hổ; họ sẽ bị phân tâm, việc tập chú vào Chúa sẽ không đạt được hiệu quả. Nhưng cũng có thể, việc cố để hoàn hảo có thể làm xao lãng việc gặp gỡ Đức Chúa Trời. Và nó cũng được áp dụng khi giảng Lời Chúa chứ không chỉ gói gọn trong âm nhạc. Một bài giảng có bố cục không rõ ràng sẽ không gây dựng được ai cả. Và một bài giảng được trau chuốt một cách khoa trương đến mức làm mất tập trung người nghe cũng không giúp ích được gì. Vì vậy, đích đến cuối cùng không còn là sự xuất sắc kỹ thuật nhưng mục tiêu đó sẽ là loại bỏ đi những trở ngại khiến chúng ta không còn nhìn thấy Đấng Christ nữa.

Làm việc hết lòng

Dylan đang hỏi về Cô-lô-se 3:22–24 và việc mà nó kêu gọi chúng ta trở nên xuất sắc. Nội dung đây:

Hỡi kẻ làm tôi-tớ, trong mọi sự phải vâng-phục kẻ làm chủ mình về phần xác, không những hầu việc trước mắt họ, như mình tìm cách cho đẹp lòng người ta, nhưng vì kính-sợ Chúa, hãy lấy lòng thật-thà mà hầu việc. Hễ làm việc gì, hãy hết lòng mà làm, như làm cho Chúa, chớ không phải làm cho người ta, vì biết rằng anh em sẽ bởi Chúa mà được cơ-nghiệp làm phần-thưởng. Hãy hầu việc Đấng Christ, tức là Chúa.

Tôi nghĩ Dylan đã đúng khi rút ra nguyên tắc cho tất cả chúng ta từ câu Kinh Thánh này, mặc dù chúng hướng đến nô lệ và người sở hữu nô lệ thời đó. Tôi nói điều đó bởi vì trong Cô-lô-se 3:17, ngay trên đoạn này, nói “Mặc dầu anh em nói hay làm, cũng phải nhân danh Đức Chúa Jêsus mà làm mọi điều, nhờ Ngài mà tạ ơn Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Cha.” Tôi nghĩ Phao-lô đang muốn chúng ta áp dụng nguyên tắc đó để chúng ta có thể học hỏi từ cách ông áp dụng nguyên tắc này. Tôi sẽ chỉ ra ba điều mà ông nói.

Tránh xa sự giả tạo

Đầu tiên, đừng cố tỏ ra bên ngoài rằng bạn muốn làm hài lòng mọi người trong khi lòng bạn không quan tâm đến người khác và không thực sự quan tâm đến chất lượng công việc bạn làm. Đó là “làm cho người ta thấy”, là làm để lấy lòng. Nói cách khác, đừng làm một kẻ đạo đức giả.

Nếu bạn định tạo ấn tượng bên ngoài với sếp, giáo viên, vợ / chồng hoặc bạn bè của bạn rằng bạn đang làm điều gì đó để lấy lòng họ, thì hãy làm điều gì đó thực sự khiến họ hài lòng. Đừng là một kẻ đạo đức giả. Đừng là người nói hai lời, bề ngoài muốn lấy lòng người khác nhưng trong sâu thẳm bạn lại không hoàn thành tốt công việc nào cả và bạn đang che giấu điều đó. Điều đó sẽ ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng công việc bạn làm nếu bạn có suy nghĩ đó. Và Phao-lô khuyên “Đừng làm vậy”

Làm cho Chúa Jêsus

Thứ hai, dù bạn có làm công việc gì và bạn đang làm việc cho ai với tư cách là một Cơ đốc nhân, hãy luôn nghĩ về Chúa Jêsus Christ là Đấng mà bạn chịu trách nhiệm về chất lượng công việc và thái độ của bạn trong công việc. Cô-lô-se 3:24 chép: “Hãy hầu việc Đấng Christ, tức là Chúa”.Điều này có nghĩa là khi bạn đang phục vụ bất kỳ ai khác, bạn đang hầu sự Đấng Christ trong việc phục vụ họ. Vì vậy, hãy làm việc như thể Chúa là người trực tiếp giám sát bạn.

Hãy trông đợi phần thưởng

Và thứ ba, Phao-lô nói: “Hãy nhớ rằng phần thưởng cho những việc làm của ngươi sẽ đến từ Chúa, ngay cả khi nó không đến từ con người.”

Rõ ràng, Phao-lô đang ngụ ý rằng (1) chúng ta không nên là những kẻ giả hình, và (2) Chúa chính là người thấy rõ công việc của chúng ta, và (3 ) phần thưởng của chúng ta đến từ Ngài, không phải từ giáo viên, vợ / chồng hoặc sếp – tất cả những điều đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công việc chúng ta làm và thái độ khi chúng ta làm việc đó.

Nhiều thứ quan trọng hơn sự hoàn hảo

Dylan hỏi tiếp rằng: “Điều này có nghĩa là bất kỳ công việc nào không được hoàn thành xuất sắc đều là tội lỗi sao?” Để trả lời câu hỏi đó một cách chính xác, tôi sẽ trả lời là không, không phải luôn luôn. Không phải lúc nào chuyện đó cũng là tội lỗi. Nó không đơn giản như vậy.

Ví dụ, nếu bạn quyết định tự sơn phòng ngủ của mình thay vì thuê một họa sĩ chuyên nghiệp, bởi vì bạn nghĩ rằng Chúa muốn bạn đưa vài trăm đô la mà bạn một nhà truyền giáo thay vì cho thợ sơn, nhưng bạn không phải là một người khéo tay.Chúa sẽ có quan tâm đến mép sơn giữa bức tường và trần nhà chăng?

Tôi đang nói theo kinh nghiệm bản thân. Một thợ sơn lành nghề sẽ lấy một ít sơn (tôi đã thấy anh ấy làm điều này) trên đầu cọ và kéo nó  dọc theo đường thẳng đó với độ chính xác đáng kinh ngạc đến mức đường sơn giữa bức tường và trần nhà màu trắng là hoàn hảo. Còn khi tôi tự sơn, các đường kẻ giữa bức tường màu be và trần nhà màu trắng của tôi sẽ có hình lượn sóng. Đây là câu trả lời của tôi: Đức Chúa Trời sẽ không xem các đường sơn gợn sóng của tôi là tội lỗi. Ngài không làm vậy, mặc dù chúng không xuất sắc về mặt kỹ thuật như cách một thợ sơn có thể tạo ra chúng. Nói cách khác, có nhiều thứ khác quan trọng hơn.

Nhưng nếu tôi tự quảng cáo mình là một thợ sơn và đi vào phòng ngủ của người khác rồi sơn tường của họ với những đường gợn sóng như vậy. Sau đó tôi hy vọng họ sẽ không nhận ra nó xấu như thế nào so với những gì các thợ sơn khác có thể làm, thì đó sẽ là tội lỗi.

Hãy làm hết sức

Điều tương tự cũng có thể được áp dụng cho rất nhiều tình huống khác. Việc bạn đạt điểm B trong lớp đại số thay vì điểm A nếu bạn học tập chăm chỉ và nỗ lực hết mình không phải là tội lỗi. Việc bạn đã cố gắng hết sức những chỉ bán được năm sản phẩm thay vì mười sản phẩm trong tuần này không phải là tội lỗi.

Và tôi định nghĩa “hết sức” như thế này: “hết sức bạn” được định nghĩa là một nỗ lực bao gồm tất cả các yếu tố liên quan, như giấc ngủ (khi bạn ngủ), sức khỏe và gia đình, tuổi tác, năng lượng, quà cáo và các mối quan hệ khác. Và sau đó, khi đã làm hết sức, bạn có thể phó thác mình trong ân điển của Đấng Christ, Đấng đã chết vì bạn để bạn có thể được nhận được sự tha thứ tuyệt vời của Ngài.

Bài: John Piper; dịch: Vĩnh An
(Nguồn: https://www.desiringgod.org/interviews/have-i-sinned-if-i-fall-short-of-excellence-at-work#undistracting-excellence)

RELATED ARTICLES
Theo dõi trangspot_img

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN