Co 3:1-4 “1Vậy nếu anh em được sống lại với Đấng Christ, hãy tìm các sự ở trên trời, là nơi Đấng Christ ngồi bên hữu Đức Chúa Trời. 2 Hãy ham mến các sự ở trên trời, đừng ham mến các sự ở dưới đất; 3 vì anh em đã chết, sự sống mình đã giấu với Đấng Christ trong Đức Chúa Trời. 4 Khi nào Đấng Christ, là sự sống của anh em, sẽ hiện ra, bấy giờ anh em cũng sẽ hiện ra với Ngài trong sự vinh hiển.”
Co 3:1-2 ngụ ý gì về công việc hằng ngày? Vậy có thể nào vừa nắm giữ công việc “thế gian” lại vừa “tìm các sự ở trên trời” hơn là “các sự ở dưới đất”? Hoặc là tốt hơn hết hãy bỏ công việc của mình mà dấn thân vào chức vụ?
Vấn đề ở đây là vấn đề thuộc linh, là khả năng hiểu biết, kinh nghiệm, và đáp ứng với Đức Chúa Trời. Làm thể nào để có thể mang yếu tố thuộc linh vào công việc “thế gian”? Chúng ta hãy xem xét:
Nếu Đấng Christ là Chúa của tất cả mọi điều trong cuộc sống, thì Ngài cũng phải là Chúa trên công việc. Co 3:1-25 không phân biệt giữa công việc thiêngliêng và công việc thế gian, nhưng phân biệt giữa sự sống mà Đấng Christ đưa ra, (“các sự ở trên trời”) và điều ngược lại là sự chết thuộc linh xa lìa Ngài (“các sự ở dưới đất”). Điều này được trình bày rất rõ ràng trong ngữ cảnh trước đó (Co 2:20) và trong toàn bộ đoạn 3: các sự ở “thế gian” bao gồm cả sự tà dâm,ô uế, tình dục, ham muốn xấu xa…(Co 3:5,8); “các sự ở trên trời” là có lòng thương xót, mặc lấy sự nhân từ, khiêm nhượng, mềm mại, nhịn nhục…(Co 3:12-15). Tính thuộc linh phải liên hệ đến đạo đức và phẩm cách, chứ không chỉ là thiên hướng.
Tính thuộc linh cũng phải liên quan đến uy quyền của Đấng Christ. Đấng Christ là Chúa trên muôn loài tạo vật (1:15-18). Vì vậy, Ngài là Chúa trên cả công việc. Bất cứ làm việc gì, chúng ta hãy làm công việc đó “trong danh Chúa Giê-xu” (Co 1:17), tức là, quan tâm đến sự chuẩn nhận của Ngài và theo cách thức tôn cao danh Ngài. Thực tế là, Phao-lô đặc biệt nhấn mạnh đến hai hạng người làm việc:nô lệ (Co 1:22-25) và chủ (Co 4:1) theo cách thức này.
Đức Thánh Linh mặc lấy quyền năng cho chúng ta để chúng ta có thể sống và làm việc như Đấng Christ. Tính thuộc linh phải liên quan đến phẩm cách và đạo đức, chứkhông liên quan đến nơi làm việc của chúng ta. Đấng Christ ban Đức Thánh Linh để giúp chúng ta sống theo cách làm đẹp lòng Ngài (Ga 5:16-25). Điều đó có hàm ý sâu sắc về cách thức chúng ta làm công việc của mình, hay “phong cách làm việc” của chúng ta (Tit 2:9-10).
Hơn nữa, Kinh Thánh gọi chúng ta là “đền thờ” của Đức Thánh Linh (ICo 6:19). Có một hình ảnh thật đáng suy gẫm: Trong Xu 31:1-18 35:1-35, Đức Thánh Linh đã giúp những người thợ Do Thái sử dụng tài khéo của mình qua các nghề đẽo đá, mộc,chạm trổ đá, v.v.. để xây một đền thờ thật đẹp dùng cho việc thờ phượng. Còn hơn thế nữa, chúng ta có thể mong đợi Đức Thánh Linh giúp chúng ta có thể sử dụng sự khéo léo và khả năng mà Đức Chúa Trời ban cho để đem đến sự vinh hiển cho Ngài.
Đức Chúa Trời coi trọng công việc của chúng ta ngay cả khi nó không có giá trị đời đời. Cách đánh giá chung về tầm quan trọng của công việc là giá trị của nó theo cáinhìn đờiđời. Công việc sẽ “tồn tại lâu dài” hay không? Nó “thật sự có giá trị” cho cõi đời đời không? Chúng ta có giả định ở đây là Đức Chúa Trời coi trọng công việc có mục đích đời đời, chứ không phải công việc có mục đích hiện tại ở trên đất.
Theo cách đánh giá này, công việc của các mục sư và các giáo sĩ có giá trị đời đời bởi vì nó có liên hệ đến nhu cầu thuộc linh và đời đời của con người. Ngược lại, công việc của người bán giầy, người thu ngân, người đánh máy chỉ có giá trị giới hạn, vì nó chỉ đáp ứng những nhu cầu trên đất. Hàm ý: loại công việc đó không “thật sự có giá trị” với Đức Chúa Trời.
Tuy nhiên, cách suy nghĩ này đã bỏ qua một số lẽ thật quan trọng:
(1)Chính Đức Chúa Trời đã tạo dựng nên một thế giới tạm thời và có hạn định (IIPhi 3:10-11). Tuy nhiên, Ngài coi trọng công việc của Ngài, công bố điều đó là “rất tốt lành”, tốt lành bởi chính bản chất của nó (Sa 1:31 Thi 119:68 Cong 14:17).
(2)Đức Chúa Trời hứa tưởng thưởng cho mọi người trong công việc hằng ngày, dựa trên thái độ và hành vi cư xử của họ (Eph 6:7-9 Co 3:23-4:1).
(3)Đức Chúa Trời quan tâm đến nhu cầu hằng ngày của con người cũng nhưnhu cầu thuộc linh của họ. Ngài quan tâm đến cái ăn, cái mặc, chỗ ở và nhiều vấn đề khác liên hệ đến con người.
(4)Đức Chúa Trời quan tâm đến con người, họ sẽ đi vào cõi đời đời. Trong một chừng mực, công việc đáp ứng nhu cầu của con người nên Ngài cũng coi trọng công việc bởi vì Ngài coi trọng con người.
(còn tiếp)
Tích tài liệu: Bày Tỏ Đức Chúa Trời Qua Công Việc Của Bạn