Thứ hai, Tháng mười một 11, 2024
No menu items!
spot_imgspot_imgspot_imgspot_img
Homec/Tài LiệuBài Học Kinh ThánhBài 166 - Cám dỗ và bị cám dỗ

Bài 166 – Cám dỗ và bị cám dỗ

Đọc Kinh Thánh:  Gia-cơ 1:13-17

13Đang lúc bị cám dỗ đừng ai nói: “Tôi bị Đức Chúa Trời cám dỗ”; vì Đức Chúa Trời không thể nào bị điều ác cám dỗ, và chính Ngài cũng không cám dỗ ai.

14Nhưng mỗi người bị cám dỗ bởi chính dục vọng mình lôi cuốn và quyến dụ.

15Rồi khi dục vọng đã cưu mang thì sinh ra tội lỗi; tội lỗi đã trưởng thành thì sinh ra sự chết.

16Thưa anh em yêu dấu của tôi, đừng để bị lừa dối:

17Mọi ơn lành tốt đẹp và tặng phẩm toàn hảo đều đến từ thiên thượng, được ban xuống từ Cha của sự sáng; trong Ngài không có sự thay đổi, cũng chẳng có bóng của sự chuyển dịch.

Suy niệm:  Tác giả Gia-cơ tiếp tục dạy về thử thách và cám dỗ.

Trong tiếng Hi-lạp (Greek) Peirazo vừa nghĩa là thử thách lại cũng nghĩa là cám dỗ.

Trong tiếng Việt thì hai chữ khác hẳn nhau. Tác giả Gia-cơ bảo chúng ta phải định nghĩa cho rõ khi nào là thử thách và khi nào là cám dỗ.

Kinh Thánh ghi lại nhiều lần Chúa thử thách người của Ngài như Áp-ra-ham: Sáng Thế Ký 22:1 Sau các việc đó, Đức Chúa Trời thử nghiệm Áp-ra-ham. Ngài gọi ông: “Áp-ra-ham!” Ông thưa: “Dạ, có con đây.” Đó là khi Chúa bảo ông dâng Y-sác.

Xuất Ai-cập 16:4 Đức Giê-hô-va phán với Môi-se: “Nầy, để thử xem họ có đi theo luật lệ của Ta không. Ta sẽ ban mưa bánh từ trời cho các con và mỗi ngày dân chúng sẽ đi ra lượm phần bánh trong ngày. Đó là khi Chúa thử dân Chúa tại hoang mạc.

Mục đích của các cuộc thử này  là để giúp con dân Chúa thêm lòng kính sợ Chúa hơn.

Thử thách là do Chúa đưa đến với ý định và mục đích tốt lành và trọn vẹn của Ngài. Chúa luôn luôn thành tín và muốn cho con dân Chúa trưởng thành trong đức tin, nên mới thử thách để rèn luyện

Chúa không bao giờ cám dỗ ai, nghĩa là sập bẫy người cho phạm tội. Chúa có thử thách để rèn luyện, nhưng không cám dỗ ai phạm tội bao giờ. Tác giả Gia-cơ giải thích rõ cám dỗ từ đâu xuất phát:

14Nhưng mỗi người bị cám dỗ bởi chính dục vọng mình lôi cuốn và quyến dụ.

Sứ đồ Phi-e-rơ  thì giải thích rằng:

8Hãy tiết độ và tỉnh thức; kẻ thù anh em là ma quỷ, như sư tử gầm thét, đang rình rập chung quanh anh em, tìm người để cắn nuốt.

9Hãy đứng vững trong đức tin mà kháng cự nó, vì biết rằng anh em cùng niềm tin trên khắp thế giới cũng đang chịu hoạn nạn như mình.

1 Phi-e-rơ 5:8-9.

Qua hai phân đoạn Kinh Thánh trên đây chúng ta thấy ma quỷ chính là kẻ cám dỗ chúng ta phạm tội. Tuy nhiên, trong mỗi chúng ta có “tư dục” là lòng tham chưa bị tiêu diệt, nên mới hưởng ứng cạm bẫy do ma quỷ gây nên.

Chúa Giê-xu dạy môn đệ Ngài cầu nguyện:

13Xin đừng để chúng con bị cám dỗ, Nhưng cứu chúng con khỏi điều ác! (Vì vương quốc, quyền năng, vinh quang đều thuộc về Cha đời đời. A-men)’

Ma-thi-ơ 6:13. Lời cầu nguyện này có thể diễn ý là:  Xin cho chúng con thắng tư dục để không bị ma quỷ cám dỗ…

Xin Chúa giúp mỗi chúng ta được ơn Chúa bao phủ dẫn dắt để lòng luôn luôn hướng về Chúa, không cưu mang tội lỗi, bị cám dỗ và phạm tội cùng Chúa.

Chúng ta có thể xin ân điển Chúa cho mình thắng được tham dục và hết lòng kính sợ Chúa để không bị ma quỷ lôi cuốn vào đường phạm tội.

Nguyễn Sinh

RELATED ARTICLES
Theo dõi trangspot_img

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN