“Nghe tin ấy, vua Hê-rốt cùng cả thành Giê-ru-sa-lem đều bối rối.” (Ma-thi-ơ 2:3)
Chúa Jêsus là sự rắc rối cho những người không muốn thờ phượng Ngài, và Ngài khuấy động sự chống đối với những người này. Đây có lẽ không phải là điểm chính trong suy nghĩ của Ma-thi-ơ, nhưng đó là một hàm ý không thể tránh khỏi khi câu chuyện tiếp diễn.
Trong câu chuyện này, có hai kiểu người không muốn thờ phượng Chúa Jêsus.Nhóm thứ nhất là những người đơn giản không liên quan gì đến Chúa Jêsus. Ngài là con số không trong cuộc đời họ.
Nhóm này được đại diện bởi các thầy tế lễ cả và thầy thông giáo ở giai đoạn đầu cuộc đời Chúa Jêsus. Ma-thi-ơ 2:4 chép: “Vua [Hê-rốt] bèn nhóm các thầy tế lễ cả và các thầy thông giáo trong dân lại mà tra hỏi rằng Đấng Christ phải sanh tại đâu.” Họ cho nhà vua biết thế này thế kia, rồi quay lại với công việc bình thường. Sự thụ động và im lặng hoàn toàn của các nhà lãnh đạo đang lấn át khung cảnh về những điều trọng đại đang diễn ra.
Và lưu ý rằng Ma-thi-ơ 2:3 nói “Nghe tin ấy, vua Hê-rốt cùng cả thành Giê-ru-sa-lem đều bối rối.” Nói cách khác, tin đồn này xoay quanh việc ai đó nghĩ rằng Đấng Mê-si đã được sinh ra. Trạng thái không hoạt động trong vai trò của các thầy tế lễ cả là điều đáng kinh ngạc: tại sao không đi với các nhà thông thái? Họ không thiết tha việc tìm kiếm Con Đức Chúa Trời và thờ phượng Ngài.
Nhóm người thứ hai không muốn thờ phượng Chúa Jêsus là kiểu người bị đe dọa nghiêm trọng bởi Ngài. Đó là Hê-rốt trong câu chuyện này. Ông ta thật sự sợ hãi—quá sợ đến mức ông ta lên kế hoạch, nói dối và sau đó phạm tội giết người hàng loạt chỉ để thoát khỏi Chúa Jêsus.
Vì vậy ngày nay, hai kiểu của sự đối lập này sẽ chống lại Đấng Christ và những người thờ phượng Ngài: nhóm thờ ơ và nhóm thù địch. Tôi hy vọng chắc chắn rằng bạn không thuộc một trong hai nhóm này.
Và nếu bạn là một Cơ Đốc nhân, hãy để Giáng sinh này là thời gian bạn suy ngẫm về ý nghĩa của Giáng sinh—cái giá phải trả—để thờ phượng và đi theo Đấng Mê-si.
TIN VUI MỪNG LỚN
25 Bài Đọc Tĩnh Nguyện Dành Cho Mùa Vọng
https://vietnamesetheologicalreview.org/vi/desiringgod/john-piper/john-piper-tin-vui-mung-lon-2/