Thứ năm, Tháng mười hai 26, 2024
No menu items!
Homec/Tài LiệuBài Học Kinh ThánhTìm Hiểu Kinh Thánh - Hoả Ngục

Tìm Hiểu Kinh Thánh – Hoả Ngục

Hỏa Ngục

Khải huyền 20:7-15

Khi một nghìn năm chấm dứt, Sa-tan sẽ được thả ra khỏi chỗ giam cầm; nó sẽ đi ra lừa dối các dân ở bốn phương trên đất, là dân Gót và Ma-gót, để tập trung chúng lại cho chiến tranh. Quân số của chúng đông như cát bờ biển. Chúng tràn ra khắp đất, vây trại của các thánh đồ và thành được yêu quý. Nhưng lửa từ trời xuống thiêu hủy chúng. Còn ma quỷ là kẻ lừa dối họ bị ném vào hồ lửa lưu huỳnh, trong đó đã có con thú và kẻ tiên tri giả. Họ sẽ bị đau đớn cả ngày lẫn đêm cho đến đời đời   Bấy giờ tôi thấy một ngai lớn và trắng với Đấng ngồi trên ngai. Trước mặt Ngài đất trời đều trốn hết, không còn tìm thấy chỗ nào cho chúng. Tôi thấy những người chết, cả lớn lẫn nhỏ, đều đứng trước ngai, và các sách được mở ra. Một sách khác là sách sự sống cũng được mở. Những người chết bị phán xét tùy theo công việc họ làm, căn cứ trên những điều đã ghi trong các sách ấy. Biển giao lại những người chết mình chứa; Sự chết và Âm phủ cũng giao lại những người chết mình giữ. Mỗi người sẽ bị phán xét tùy theo công việc mình đã làm. Rồi Sự chết và Âm phủ bị ném xuống hồ lửa. Hồ lửa là sự chết thứ hai. Người nào không được ghi tên vào sách sự sống thì bị ném xuống hồ lửa.

Có người nghĩ rằng: Nếu nhiều người vào hỏa ngục như thế thì tôi cũng chẳng bận tâm làm gì. Nếu thân thuộc và bè bạn của tôi đều vào hỏa ngục cả thì tôi cũng vào ở đời đời với họ có sao đâu? Ý nghĩ này của những kẻ không tin nhận Chúa và không biết sống để làm gì.

Hỏa ngục ở đâu ? Hỏa ngục kinh khủng như thế nào?

Rất khó cho chúng ta quan niệm về hỏa ngục, vì đó là lĩnh vực chúng ta thực sự không hiểu vì chúng ta còn sống trên thế giới ngày nay. Vì lý do này, nhiều người thường cho hoàn cảnh sống của mình trên đất là hỏa ngục.

Tuy nhiên, sách Khải huyền trong Kinh thánh Tân Ước phủ nhận ý niệm đó. Một chủ đề chính của sách Khải huyền là sẽ có một ngày mà thế giới chúng ta đang sống đây sẽ bị thay thế bằng hai loại cuộc đời:  một cuộc đời ở bên trong bốn  bức tường của thành Giê-ru-sa-lem mới và một cuộc đời khác sống bên ngoài các bức tường đó.

Khải huyền 21:27 ghi rằng: “Tất cả những kẻ ô uế, kẻ làm điều ghê tởm, kẻ nói dối đều không được vào thành, ngoại trừ những người được ghi trong sách sự sống của Chiên Con.

Những người tên không được ghi trong sách sự sống của Chiên Con đề bị ở ngoài thành, tức là hỏa ngục, và cuộc đời ấy không phải là tiếp tục kinh nghiệm sống trên đất.

Dù rằng Kinh thánh không cung cấp mọi chi tiết liên quan đến Hỏa ngục, nhưng đó là một nơi mà không ai muốn vào.

Trước tiên, Khải huyền 20:7-10 cho biết rằng hỏa ngục là nơi chuẩn bị cho Sa-tan và bọn tùy tùng của nó. Vì vậy không có gì tốt lành trong hỏa ngục.

Khi một nghìn năm chấm dứt, Sa-tan sẽ được thả ra khỏi chỗ giam cầm; nó sẽ đi ra lừa dối các dân ở bốn phương trên đất, là dân Gót và Ma-gót, để tập trung chúng lại cho chiến tranh. Quân số của chúng đông như cát bờ biển. Chúng tràn ra khắp đất, vây trại của các thánh đồ và thành được yêu quý. Nhưng lửa từ trời xuống thiêu hủy chúng. Còn ma quỷ là kẻ lừa dối họ bị ném vào hồ lửa lưu huỳnh, trong đó đã có con thú và kẻ tiên tri giả. Họ sẽ bị đau đớn cả ngày lẫn đêm cho đến đời đời.

Thứ hai, hỏa ngục là một nơi được miêu tả là ”hồ lưu hùynh cháy” và “hồ lửa

Khải huyền 20:10 và câu 14

Còn ma quỷ là kẻ lừa dối họ bị ném vào hồ lửa lưu huỳnh, trong đó đã có con thú và kẻ tiên tri giả. Họ sẽ bị đau đớn cả ngày lẫn đêm cho đến đời đời. Rồi Sự chết và Âm phủ bị ném xuống hồ lửa. Hồ lửa là sự chết thứ hai.

Các hình ảnh này dù hiểu theo nghĩa đen hay nghĩa bóng thì hỏa ngục vẫn là nơi đau khổ không có niềm vui nào trong đó.

Tiên tri A-mốt miêu tả Ngày của Chúa là một “ngày tăm tối”

A-mốt 5:18-20

“Khốn thay cho các ngươi là kẻ trông mong ngày của Đức Giê-hô-va! Các ngươi trông mong ngày của Đức Giê-hô-va làm gì? Đó là ngày tối tăm chứ không phải là ngày tươi sáng. Giống như một người chạy trốn sư tử lại gặp con gấu; khi bước vào nhà dựa tay trên vách thì lại bị rắn cắn. Chẳng phải ngày của Đức Giê-hô-va là ngày tối tăm, không ánh sáng, ngày mù mịt, không tia sáng đó sao?

Chúa Giê-xu miêu tả hỏa ngục là:

Ma-thi-ơ 24:51 và 25:30:

trừng phạt nó nặng nề, và cho nó chịu chung số phận với những kẻ đạo đức giả ở nơi sẽ có khóc lóc và nghiến răng.”

“Còn tên đầy tớ vô ích kia, hãy ném nó ra chỗ bóng tối bên ngoài, nơi đó sẽ có khóc lóc và nghiến răng.”

Hỏa ngục trong Kinh thánh thật là khủng khiếp vì trái với thiên đàng. Thiên đàng là nơi có Chúa sống với con dân của Ngài với mọi phước hạnh, thì hỏa ngục là nơi dành cho những kẻ bị kết án và chịu cơn thịnh nộ của Chúa.

Hiện nay, Chúa vẫn kiên nhẫn đối với thế giới loài người tội ác này, và vẫn đối xử

tử tế đối với mọi người như Ma-thi-ơ 5:45

để các con được trở nên con của Cha các con ở trên trời, vì Ngài khiến mặt trời mọc lên chiếu sáng kẻ gian ác lẫn người lương thiện, ban mưa cho người công chính lẫn người bất chính.

Chúa vẫn là nguồn ân phúc cho mọi người như Gia-cơ 1:17

Mọi ơn lành tốt đẹp và tặng phẩm toàn hảo đều đến từ thiên thượng, được ban xuống từ Cha của sự sáng; trong Ngài không có sự thay đổi, cũng chẳng có bóng của sự chuyển dịch.

Nhưng trong hỏa ngục thì không phải vậy, 2 Tê-sa-lô-ni-ca 1:8-9 ghi như sau:

Ngài sẽ trừng phạt những kẻ không chịu nhận biết Đức Chúa Trời và không vâng phục Tin Lành của Chúa chúng ta là Đức Chúa Jêsus.

Trong suốt Kinh thánh những kẻ phản chống lại Chúa đều bị tống khứ khỏi sự hiện diện của Chúa. Khi tổ phụ loài người là A-đam và Ê-va trái nghịch lệnh Chúa thì bị đuổi ra khỏi địa đàng Ê-đen. Việc này không có nghĩa là rời khỏi một nơi đẹp nhất trên mặt đất nhưng còn  là bị ngăn cách với Chúa và các ân phúc của Ngài.

ng thế 3:16-19 ghi các lời nguyền rủa của Chúa dành cho vợ chồng A-đam:

Ngài phán với người nữ:“Ta sẽ gia tăng nhiều nỗi nhọc nhằn khi con mang thai, và thêm nhiều đau đớn mỗi khi con sinh đẻ.Tuy nhiên, con vẫn ước muốn sống bên chồng,và chồng sẽ cai trị con.”

“Ngài phán với A-đam “Vì con đã nghe theo lời vợ, ăn trái cây mà Ta đã ra lệnh cấm ăn, nên đất đai sẽ vì con mà bị nguyền rủa; con phải khổ nhọc suốt đời mới có miếng ăn từ đất sinh ra. Đất sẽ sinh gai góc và cây tật lê, và con sẽ ăn rau cỏ ngoài đồng ruộng.””

Kể từ khi ấy, sự xa cách Thiên Chúa trở thành một lời nguyền rủa cuối cùng, vì có nghĩa là mất đi mọi ân lành từ Chúa ban. Khi Chúa Hằng Hữu tức giận về việc dân Chúa thờ phượng con bò bằng vàng mà họ đúc nên tại chân núi Si-nai, Ngài tuyên bố rằng Ngài sẽ không vào đất hứa cùng với họ. Tuy nhiên lĩnh tụ Môi-se cũng không muốn vào đất hứa, vì ông hiểu rằng vắng mặt Chúa là mất đi ân phúc của Ngài.

Xuất Ê-díp-tô 33:15-16 ghi rằng:

Môi-se thưa: “Nếu chính Ngài không cùng đi, xin đừng đem chúng con lên khỏi đây. Nếu Ngài không cùng đi với chúng con thì làm sao người ta biết được rằng con và dân của Ngài được ơn trước mặt Ngài? Có Ngài đi cùng thì con và dân của Ngài sẽ được phân biệt với muôn dân trên mặt đất.”

Lĩnh tụ Môi-se tin rằng dân Chúa không vào đất hứa là một điều nguyền rủa, vì họ sẽ bị xa cách Chúa Hằng hữu và không thể thờ phượng Ngài nữa.

Phục Truyền Luật Lệ Ký 4:27-28

Đức Giê-hô-va sẽ phân tán anh em giữa các dân tộc, chỉ một số ít còn lại trong các nước mà Đức Giê-hô-va sẽ đẩy anh em đến. Tại đó, anh em sẽ thờ cúng những thần bằng gỗ và bằng đá, là công việc của tay loài người làm ra, nên chẳng thấy, chẳng nghe, chẳng ăn cũng chẳng ngửi.”

Về sau này khi nước Giu-đa bị người Ba-by-luân tàn phá, dân Chúa không những đau khổ vì xứ sở bị phá hoại, nhưng họ còn khốn khổ vì Chúa khước từ họ.

Như Giê-rê-mi 2:37:

Từ nơi đó, ngươi sẽ chắp tay trên đầu mà ra đi, vì Đức Giê-hô-va loại bỏ những kẻ mà ngươi trông cậy, chúng sẽ chẳng làm cho ngươi được thịnh vượng.”

Dân Chúa trở thành Lo-Ru-ha-ma, nghĩa là không được Chúa thương, và Lo-Am-mi, nghĩa là không phải là dân Chúa nữa. Ô-sê 1:6-9 ghi:

Nàng lại mang thai và sinh một người con gái. Đức Giê-hô-va phán với Ô-sê: “Hãy đặt tên nó là Lô Ru-ha-ma, vì Ta không còn thương xót nhà Y-sơ-ra-ên, cũng không tha thứ cho chúng nữa.

Nhưng Ta sẽ thương xót nhà Giu-đa và sẽ giải cứu chúng, vì Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời của chúng. Ta sẽ không cần dùng đến cung tên, gươm đao hay chiến tranh, cũng không dùng ngựa hay kỵ binh mà giải cứu chúng.”

Sau khi cai sữa Lô Ru-ha-ma, Gô-me lại mang thai và sinh một con trai.

Đức Giê-hô-va phán: “Hãy đặt tên nó là Lô Am-mi, vì các ngươi không còn là dân của Ta nữa và Ta cũng không còn là Đức Chúa Trời của các ngươi nữa.”

Trong Kinh thánh Tân Ước ý niệm về sự phân cách với Đức Chúa Trời là tình trạng trừng phạt kinh khủng được đề cập đến trong các thư của sứ đồ Phao-lô viết ra. Theo sứ đồ Phao-lô thì tội nhân không được cứu là bị “phân cách với Đức Chúa Trời” như Cô-lô-se 1:21:

Còn anh em ngày trước vn xa cách Đức Chúa Tri, tr nên thù nghch vi Ngài bi nhng ý tưởng và hành động xu xa ca anh em,

Phân cách như thế là phân cách với “sự sống mà Chúa ban” như Ê-phê-sô 4:18 đã ghi:

Tâm trí h ti tăm, xa l vi s sng ca Đức Chúa Tri vì s ngu mui ng tr trong h, và lòng h chai cng.  

Trong Khải Huyền 20 cho chúng ta cảnh cuối cùng của sự phân cách đó là Hỏa ngục:

Rồi tôi thấy một thiên sứ từ trời xuống, tay cầm chìa khóa của vực sâu và một cái xiềng lớn.

Người bắt con rồng, tức là con rắn xưa, là ma quỷ, là Sa-tan, và xiềng nó lại một nghìn năm.

Người ném nó xuống vực sâu, đóng cửa vực và niêm phong lại, để nó không còn lừa dối các nước nữa, cho đến khi một nghìn năm chấm dứt. Sau đó, Sa-tan phải được thả ra một thời gian ngắn.

Tôi thấy các ngai, và những người ngồi trên ngai được ban cho quyền xét xử. Tôi cũng thấy linh hồn của những người bị chết chém vì làm chứng cho Đức Chúa Jêsus và lời Đức Chúa Trời, và linh hồn của những người không thờ lạy con thú cùng hình tượng nó, không nhận dấu của nó trên trán hoặc trên tay mình. Những người ấy đều được sống lại và trị vì với Đấng Christ một nghìn năm.

Những người chết còn lại không được sống lại cho đến khi một nghìn năm ấy chấm dứt. Đây là sự sống lại thứ nhất.

Phước thay và thánh thay là những người được dự phần trong sự sống lại thứ nhất! Sự chết thứ hai không có quyền gì trên họ, nhưng họ sẽ làm thầy tế lễ của Đức Chúa Trời và của Đấng Christ; họ sẽ trị vì với Ngài một nghìn năm.

Khi một nghìn năm chấm dứt, Sa-tan sẽ được thả ra khỏi chỗ giam cầm;

nó sẽ đi ra lừa dối các dân ở bốn phương trên đất, là dân Gót và Ma-gót, để tập trung chúng lại cho chiến tranh. Quân số của chúng đông như cát bờ biển.

Chúng tràn ra khắp đất, vây trại của các thánh đồ và thành được yêu quý. Nhưng lửa từ trời xuống thiêu hủy chúng.

Còn ma quỷ là kẻ lừa dối họ bị ném vào hồ lửa lưu huỳnh, trong đó đã có con thú và kẻ tiên tri giả. Họ sẽ bị đau đớn cả ngày lẫn đêm cho đến đời đời.

Bấy giờ tôi thấy một ngai lớn và trắng với Đấng ngồi trên ngai. Trước mặt Ngài đất trời đều trốn hết, không còn tìm thấy chỗ nào cho chúng.

Tôi thấy những người chết, cả lớn lẫn nhỏ, đều đứng trước ngai, và các sách được mở ra. Một sách khác là sách sự sống cũng được mở. Những người chết bị phán xét tùy theo công việc họ làm, căn cứ trên những điều đã ghi trong các sách ấy.

Biển giao lại những người chết mình chứa; Sự chết và Âm phủ cũng giao lại những người chết mình giữ. Mỗi người sẽ bị phán xét tùy theo công việc mình đã làm.

Rồi Sự chết và Âm phủ bị ném xuống hồ lửa. Hồ lửa là sự chết thứ hai.

Chúng ta có nhiều câu hỏi về hỏa ngục, nhưng Kinh thánh là Lời Chúa chỉ cho biết bấy nhiêu thôi.

Theo Kinh thánh, hỏa ngục là một nơi mà những người không được Chúa cứu sẽ bị phân cách với Ngài, là nguồn của mọi sự thiện lành và phước hạnh.

Một cách để vui hưởng sự hiện diện phước hạnh của Chúa là bằng lòng công nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu là Đấng chết thay tội cho mình để được cứu rỗi. Đó cũng là cách để không bao giờ bị rơi vào hỏa ngục.

Nguyễn Sinh

RELATED ARTICLES
Theo dõi trangspot_img

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN