Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024
No menu items!
spot_imgspot_imgspot_imgspot_img
Homec/Tài LiệuBài Học Kinh ThánhTìm Hiểu Kinh Thánh - Nữ Tiên Tri Đê-Bô-Ra

Tìm Hiểu Kinh Thánh – Nữ Tiên Tri Đê-Bô-Ra

Người ta vẫn cho rằng tại châu Á, phụ nữ bao giờ cũng giữ vai trò thứ yếu. Theo đạo Nho, lời dạy của Khổng Tử thì:

Phụ nhân trượng ư nhân dã,
thị cố vô chuyên chế chi nghĩa.
Hữu tam tòng chi đạo:
Tại gia tùng phụ,
thích nhân tùng phu,
phu tử tùng tử,
vô cảm tự toại dã.
Giáo lệnh bất xuất khuê môn,
sự tại quỹ tự chi gian nhi dĩ hỹ.

Nghĩa là:

Đàn bà nương dựa vào người, vì thế không có việc tự chuyên.

Có đạo tam tòng: Ở nhà theo cha, về nhà chồng theo chồng, chồng chết theo con, không dám tự ý theo mình. Có dạy bảo hay ra lệnh cho ai thì cũng không ra khỏi buồng khuê. Công việc chỉ quanh quẩn trong chuyện bếp núc mà thôi.

Tuy nhiên châu Á đã thay đổi quá nhiều từ một nghìn năm qua, và đạo Nho cũng chỉ còn là một loại luân lý tiền dân chủ. Ngày nay ngay tại Đông Á, các lãnh đạo cao nhất của một số nước lại là phụ nữ, mặc dù trong các nước này Hồi giáo thịnh trị và người Hồi rất khinh thị phái nữ.

Nhưng không phải đợi cho đến thế kỷ 20 hay 21 phụ nữ mới giành được chỗ đứng trong chính trị, 3387 năm trước đây, trong thời Thẩm Phán hay các Quan Án của dân tộc Do-thái, đã có một phụ nữ lãnh đạo. Đó là bà Đê-bô-ra. Các Quan Xét 4:1-10 ghi như sau:

1 Sau khi Ê-hút đã qua đời, dân Y-sơ-ra-ên lại làm điều ác trước mặt Đức Giê-hô-va.
 2 Đức Giê-hô-va phó chúng vào tay Gia-bin, là vua Ca-na-an trị vì tại Hát-so. Quan thống lãnh đạo binh người là Si-sê-ra ở tại Ha-rô-sết của dân ngoại bang.
 3 Vua Gia-bin có chín trăm xe sắt và trong hai mươi năm, người hà hiếp dân Y-sơ-ra-ên cách hung bạo; nên Y-sơ-ra-ên kêu cầu cùng Đức Giê-hô-va.
 4 Trong lúc đó, Đê-bô-ra, là nữ tiên tri, vợ của Láp-bi-đốt, làm thẩm phán đoán xét dân Y-sơ-ra-ên.
 5 Bà ở trên núi Ep-ra-im, giữa khoảng Ra-ma và Bê-tên, dưới cây chà là Đê-bô-ra, và dân Y-sơ-ra-ên lên đến cùng bà, đặng nghe phán xét.
 6 Bà sai gọi Ba-rác, con trai A-bi-nô-am, từ Kê-đe trong Nép-ta-li, mà nói cùng người rằng: Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên đã truỵền lịnh nầy: Hãy chọn đem theo ngươi một vạn người trong con cháu Nép-ta-li và trong con cháu Sa-bu-lôn, mà đi thẳng đến núi Tha-bô.
 7 Ta sẽ khiến Si-sê-ra, là thống lãnh đạo binh vua Gia-bin, luôn với các xe cộ và cả quân lính của hắn; ta sẽ phó hắn vào tay ngươi.
 8 Ba-rác đáp rằng: Nếu bà đi với tôi, thì tôi sẽ đi; nhưng nếu bà không đi với tôi, tôi sẽ không đi.
 9 Bà bèn đáp: Phải, tôi sẽ đi với ông, song sự vinh hiển của việc nầy sẽ chẳng về ông; vì Đức Giê-hô-va sẽ phó Si-sê-ra vào tay một người nữ. Vậy, Đê-bô-ra đứng dậy, đi cùng Ba-rác đến Kê-đe.
10 Ba-rác nhóm hiệp người Sa-bu-lôn và người Nép-ta-li tại Kê-đe, có một muôn người đi theo sau người, và Đê-bô-ra cũng đi lên với người.”

Đê-bô-ra làm thẩm phán, tức là quan án quản trị dân trong một đất nước không có vua. Lúc ấy Do-thái đang bị Gia-bin, vua một nước trong vùng Ca-na-an, có chỉ huy quân đội là tướng Si-sê-ra thống trị với vũ khí đầy đủ. Vị tướng này đã thu hết khí giới trong nước Do-thái, đến nỗi: Giữa 40 nghìn người Israel người ta chẳng thấy cái khiên cũng chẳng thấy ngọn dáo. (theo như lời thơ của Đê-bô-ra). Đê-bô-ra là một phụ nữ đa tài, vừa thi sĩ, nữ tiên tri lại vừa là quan án hay vị thẩm phán cai trị dân. Bà đã cao tuổi, nhưng được Chúa kêu gọi làm nhiệm vụ lãnh đạo dân, như lời thơ của bà: Trong Israel thiếu quan trưởng cho đến chừng ta là Đê-bô-ra chổi dậy, như một người mẹ trong Israel.

Lý do dân Chúa bị kẻ thù thống trị là: Người ta đã chọn các thần mới, tức thì cơn giặc có tại cửa thành (theo bài thơ của Đê-bô-ra) Nghĩa là: Sau khi Ê-hút qua đời, người Israel lại theo tà thần phản bội Chúa và bị trừng phạt phải chịu thần phục Gia-bin, một ông vua Ca-na-an tàn ác. Khi dân Chúa hết lòng tôn thờ Ngài thì nước được an lành, nhưng khi họ bỏ Chân Thần thờ Tà Thần, thì lập tức bị sa vào tay quân thù. Đê-bô-ra là người được Chúa trao trách nhiệm lãnh đạo trong hoàn cảnh như thế.

Một ngày nọ Đê-bô-ra nghe được tiếng gọi của Chúa. Bà sai người đưa tin đến Ba-rác, một người tên thuộc đại tộc Nép-ta-li, có lẽ anh này là một dũng sĩ. Sứ điệp cho Ba-rác như sau:

“6 Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên đã truỵền lịnh nầy cho anh: Hãy chọn đem theo ngươi một vạn người trong con cháu Nép-ta-li và trong con cháu Sa-bu-lôn, mà đi thẳng đến núi Tha-bô.
 7 Ta sẽ khiến Si-sê-ra, là thống lãnh đạo binh vua Gia-bin, luôn với các xe cộ và cả quân lính của hắn; ta sẽ phó hắn vào tay ngươi.
 8 Ba-rác đáp rằng: Nếu bà đi với tôi, thì tôi sẽ đi; nhưng nếu bà không đi với tôi, tôi sẽ không đi.
 9 Bà bèn đáp: Phải, tôi sẽ đi với anh, song sự vinh hiển của việc nầy sẽ chẳng về anh; vì Đức Giê-hô-va sẽ phó Si-sê-ra vào tay một người nữ. Vậy, Đê-bô-ra đứng dậy, đi cùng Ba-rác đến Kê-đe.
10 Ba-rác nhóm hiệp người Sa-bu-lôn và người Nép-ta-li tại Kê-đe, có một muôn người đi theo sau người, và Đê-bô-ra cũng đi lên với người.”

Mười nghìn người được tuyển mộ làm nghĩa quân đi đánh Gia-bin, vì họ không phải là lính chiến, mà chỉ là dân. Trong khi đó quân đội Gia-bin đông đảo, lại có cả chiến xa che chở. Dĩ nhiên đây là những chiến xa do ngựa kéo, vì chưa đến thời đại cơ khí. Ngay Ba-rác cũng không phải là nhà tướng, ông ta chỉ theo lệnh Chúa truyền qua bà Đê-bô-ra mà ra đi. Ba-rác nghĩ rằng tự mình đứng ra nghĩa quân sẽ không thành công, vì không ai biết ông ta là ai cả, vì vậy Ba-rác năn nỉ Đê-bô-ra cùng đi. Việc tuyển nghĩa quân thành công, vì mọi người biết Đê-bô-ra là một đấng tiên tri Chúa đang sử dụng.

Đê-bô-ra không phải là tướng chỉ huy nghĩa quân, mà chỉ là một người vâng lệnh của Chúa và truyền lệnh lại cho Ba-rác. Tâm sự của Ba-rác chắc chắn là bối rối, vì đứng đầu một đoàn quân ô hợp chưa từng ra trận. Nhưng Đê-bô-ra hướng dẫn Ba-rác và đoàn nghĩa quân đến núi Tha-bô. Lời Chúa truyền cho Ba-rác qua môi miệng Đê-bô-ra rằng: “Hãy đứng dậy, vì nầy là ngày Đức Giê-hô-va phó Si-sê-ra vào tay ngươi. Đức Giê-hô-va há chẳng đi đằng trước ngươi sao?”

Ba-rác tuân lệnh kéo quân đi. Nhưng quân Ba-rác chỉ có việc đuổi theo quân địch để cướp của cải vì

Đức Giê-hô-va dùng mũi gươm làm cho Si-sê-ra và hết thảy xe cộ cùng toàn quân lính người vỡ chạy trước mặt Ba-rác; Si-sê-ra bèn xuống xe mình, chạy bộ mà trốn. 16 Ba-rác đuổi theo xe cộ và đạo binh cho đến Ha-rô-sết về dân ngoại bang; cả đạo binh Si-sê-ra bị gươm giết, không còn lại một người.”

Chương 5:20, bài thơ của Đê-bô-ra có thêm chi tiết về trận chiến này: “20 Các từng trời có dự vào chiến trận; Những ngôi sao cứ theo đường mình mà đánh Si-sê-ra.” Nghĩa là đại quân của Gia-bin hoàn toàn bị Chúa tiêu diệt, có thể là bằng mưa đá và sấm sét.

Tướng Si-sê-ra chạy đến nhà một người thân thuộc họ Kê-nít để nghỉ chân. Phụ nữ Gia-ên tiếp đón ông ta, nhưng cũng chính bà này đã hạ sát ông ta trong khi ngủ.

Câu nói của Đê-bô-ra mà Ba-rác nghe lúc khởi hành đã thành sự thật:

Phải, tôi sẽ đi với ông, song sự vinh hiển của việc nầy sẽ chẳng về ông; vì Đức Giê-hô-va sẽ phó Si-sê-ra vào tay một người nữ.” Mới nghe tưởng đâu người nữ đó chính là Đê-bô-ra, nhưng hóa ra bà Gia-ên, một người quen biết tướng Si-sê-ra.

Toàn thể cuộc chiến chống Gia-bin là do lời cầu nguyện của người Do-thái vì bị áp bức, Chúa đã dùng nữ tiên tri Đê-bô-ra và tướng Ba-rác lãnh đạo giải phóng dân và sau đó đất nước được hòa bình trong 40 năm. Chắc chắn dưới sự cai quản của Đê-bô-ra là nữ tiên tri và tướng Ba-rác.

Bà Đê-bô-ra chỉ làm nhiệm vụ nữ tiên tri truyền lại lời Chúa cho Ba-rác và chắc chắn là cho dân tộc Do-thái trong việc thờ Chúa cũng như sống với nhau trong hòa bình.

Gương sáng của Đê-bô-ra là chuyên truyền lại lời Chúa, chứ không phải lời của chính bà hay người nào. Bà tuyệt đối trung thành theo Chúa và làm trọn phận sự Chúa giao. Bà không làm nữ hoàng, nhưng chỉ là một phán quan và nhà tiên tri truyền rao lời Chúa cho dân tộc.

Ngày nay trên thế giới cũng có những phụ nữ được Chúa sử dụng trong các công tác như nữ tiên tri Đê-bô-ra ngày xưa. Nếu ai bằng lòng tin nhận và vâng phục Chúa trọn vẹn, chắc chắn Chúa sẽ sử dụng tùy theo hoàn cảnh và môi trường sống của mình.

Nguyễn Sinh

RELATED ARTICLES
Theo dõi trangspot_img

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN