Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
No menu items!
spot_imgspot_imgspot_imgspot_img
Homec/Tài LiệuNghiên Cứu Kinh ThánhChúa Jêsus Hứa Sẽ Trở Lại, Vậy Ngài Đâu Rồi?

Chúa Jêsus Hứa Sẽ Trở Lại, Vậy Ngài Đâu Rồi?

Chúa Jêsus Hứa Sẽ Trở Lại, Vậy Ngài Đâu Rồi?

Chiến tranh đã xuất hiện kể từ khi Ca-in giết A-bên, nhưng chưa bao giờ lịch sử chứng kiến nhiều cuộc chiến hoành hành trên khắp thế giới như trong sách Khải Huyền nhắc đến. Việc Vladimir Putin xâm lược Ukraine chính là viễn cảnh phe chống Chúa đối đầu với Y-sơ-ra-ên, trận chiến đến từ phương bắc. Thỏa thuận hạt nhân sắp tới với I-ran làm gia tăng nguy cơ từ phía đông. Và các mối nguy toàn cầu sẽ đe dọa tất cả chúng ta từ mọi hướng.

Không có gì lạ khi chúng ta khao khát sự trở lại của Đấng Christ. Ngài ở đâu? Lời hứa Ngài sẽ đến khi nào mới thành hiện thực?

Trong suốt lịch sử, nhiều người tin vào những quan điểm méo mó về ngày Chúa Jêsus tái lâm, do không nghiên cứu kỹ Kinh thánh. Trong 2000 năm, nhiều người đặt câu hỏi: “Chúa Jêsus hứa sẽ trở lại. Vậy Ngài đâu rồi?” (2 Phi-e-rơ 3:4 BDY). Ngày ấy đang đến gần hơn bao giờ hết, và chúng ta cần hiểu biết các sự kiện trong Kinh Thánh.

Không thể xác định Ngày ấy qua Kinh Thánh

Trước tiên, hãy nhớ rằng chúng ta không thể đoán được Ngày Chúa đến qua Kinh thánh. Có lẽ đây là câu nói khó hiểu nhất của Chúa Jêsus: “Về ngày và giờ đó, chẳng có ai biết chi cả, thiên sứ trên trời hay là Con cũng vậy, song chỉ một mình Cha biết mà thôi” (Ma-thi-ơ 24:36).

Ngày Chúa trở lại là bí mật được bảo vệ chặt chẽ nhất trong vũ trụ. Chúa Jêsus nói những lời ấy vào Thứ Ba Tuần Thương Khó. Thứ Năm, Ngài lại nói với các môn đồ rằng: “Ta đi sắm sẵn cho các ngươi một chỗ… Ta sẽ trở lại đem các ngươi đi với ta, hầu cho ta ở đâu thì các ngươi cũng ở đó” (Giăng 14: 2-3).

Khi nói những lời đó, rõ ràng chính Chúa Jêsus cũng không biết liệu Ngày ấy sẽ đến vào tuần sau, năm sau hay 2000 năm nữa. Sau khi Chúa phục sinh, các môn đồ hỏi chừng nào Ngài sẽ khôi phục vương quốc. Ngài trả lời: “Kỳ hạn và ngày giờ mà Cha đã tự quyền định lấy, ấy là việc các ngươi chẳng nên biết” (Công Vụ Các Sứ Đồ 1:7).

Đương nhiên, khi trở lại ngai vàng, Chúa Jêsus đã lấy lại toàn bộ đặc quyền thuộc về thiên tính Ngài. Tuy nhiên, ngoài Đức Chúa Trời ra, không có bất kỳ ai biết ngày và giờ Chúa chúng ta trở lại. Chúa Jêsus nói: “Vậy, hãy tỉnh thức, vì các ngươi không biết ngày, cũng không biết giờ” (Ma-thi-ơ 25:13).

Manh mối từ Kinh Thánh

Nhưng chúng ta có thể tìm ra manh mối từ Kinh Thánh không? Trong Ma-thi-ơ 16:3, Chúa Jêsus nói với những người hoài nghi rằng: “Các ngươi biết phân biệt rõ sắc trời, mà không phân biệt được dấu chỉ thì giờ ư!”

Mặc dù không thể biết chính xác Ngày ấy, nhưng chúng ta có thể đưa ra một số giả định về thời đại mình đang sống. Từ những phân đoạn như Khải huyền 6, tôi tin rằng Cơn đại nạn sắp tới khởi đầu bằng việc một kẻ chuyên quyền tìm cách kiểm soát chính phủ toàn cầu. Nói cách khác, thời kỳ Đại nạn sắp tới sẽ bắt đầu với sự xuất hiện của một nhà độc tài quyền lực, người cuối cùng sẽ trở thành kẻ chống Chúa (Anti Christ).

Không chỉ Cơ Đốc nhân, các nhà khoa học cũng nói về ngày tận thế. Tiến sĩ David Ashta cho biết: “Có ít nhất bảy lý do chúng ta nên xem xét tiến tới một chính phủ liên bang thế giới.” Lý do của ông là: Giảm thiểu bất bình đẳng; loại bỏ rủi ro tiền tệ; bảo vệ môi trường; ấn định thuế; kiềm chế sức mạnh của các tập đoàn đa quốc gia; ứng phó với các cuộc khủng hoảng toàn cầu; và giải quyết vấn đề di cư.

Tiến sĩ Ashta nói: “Nếu ngày nay thế giới vẫn chưa chuyển sang chủ nghĩa liên bang toàn cầu, thì một phần là do vẫn chưa có động cơ thúc đẩy các bang đi theo hướng này.”

Điều đó rõ ràng làm sao! Các học giả và chính khách đặt nền tảng cho chủ nghĩa toàn cầu, vì họ đang chờ đợi một sự kiện sẽ thúc đẩy thế giới theo hướng đó.

Sự kiện ấy sẽ thúc đẩy điều gì?

Có thể là sự thịnh vượng của Hội Thánh. 

Có thể là một đại dịch với tỷ lệ tử vong cao.

Có thể là sự sụp đổ kinh tế toàn thế giới.

Có thể là những đe dọa từ thế giới tự nhiên như tiểu hành tinh, sao chổi, phun trào siêu núi lửa, vụ nổ sao và các thiên tai khác.

Cũng có thể là một cơn bão địa từ. Tiến sĩ Russell Blong, học giả và nhà nghiên cứu người Úc viết: “Một cơn bão địa từ nghiêm trọng với quy mô như tháng 9 năm 1859 hoặc tháng 5 năm 1921 có khả năng phá vỡ cuộc sống hiện đại trên một khu vực rộng lớn ngay lập tức bằng sự cố lưới điện… Sự cố này sẽ ảnh hưởng đến hệ thống vệ sinh cấp nước, hệ thống sưởi/điều hòa, dịch vụ y tế và thông tin liên lạc (bao gồm điện thoại di động, dịch vụ mạng và dịch vụ tài chính”.

Có thể là vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Có thể là trật tự thế giới sụp đổ, như chúng ta đang thấy đang diễn ra ở Đông Âu.

Trong cuốn “Bên bờ vực thẳm: Mối nguy tiềm tàng và tương lai của nhân loại”, Tiến sĩ Toby Ord viết: “Bảo vệ tương lai nhân loại là thách thức của thời đại chúng ta. Vì chúng ta đang hiện diện tại một thời điểm quan trọng trong lịch sử loài người. Nhờ tiến bộ về ngôn ngữ học, sức mạnh của con người đã phát triển đến mức, lần đầu tiên trong lịch sử lâu dài của nhân loại, chúng ta có khả năng tự hủy diệt chính mình – chấm dứt toàn bộ tương lai của chúng ta”.

Kỳ đại nạn có thể bắt đầu bởi bất kỳ mối nguy đã nói trên, hoặc bởi những yếu tố mà chúng ta thậm chí không hề biết. Sự kiện Chúa trở lại có thể gần kề với đợt thảm họa toàn cầu tiếp theo.

Trong thời gian chờ đợi, chúng ta có việc phải làm. Chúng ta phải xây dựng đền thờ để Ngài ngự vào. Bất chấp mọi nguy hiểm thời đại, không gì hạnh phước hơn được sống trong thời kỳ sau rốt với tư cách đại sứ Đấng Christ. Viễn cảnh không hề ảm đạm; tôi thấy vinh quang! Nếu Chúa tái lâm trong thế hệ chúng ta, hãy để Ngài thấy rằng chúng ta đang làm việc!

Bài: Robert J. Morgan; dịch: Nhạn Võ
(Nguồn: https://www.crosswalk.com/special-coverage/end-times/where-is-this-coming-that-christ-promised.html

RELATED ARTICLES
Theo dõi trangspot_img

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN