Thứ tư, Tháng mười hai 4, 2024
No menu items!
spot_imgspot_imgspot_imgspot_img
Homec/Tài LiệuNghiên Cứu Kinh ThánhTôi Nên Làm Gì Với Những Tội Lỗi “Không Ai Thấy”?

Tôi Nên Làm Gì Với Những Tội Lỗi “Không Ai Thấy”?

Tôi Nên Làm Gì Với Những Tội Lỗi “Không Ai Thấy”?

Lừa dối bản thân

Định kiến, thù ghét, kiêu ngạo, thích được tâng bốc – những tội lỗi này ẩn sâu bên trong tâm hồn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng luôn có những tội lỗi tiềm tàng mà lòng chúng ta hằng che giấu. Tuy nhiên, các trước giả Kinh Thánh đã biết rất rõ về xu hướng “tự lừa dối bản thân” rất lâu trước khi có bộ môn Khoa học Hành vi.

Đó là điều khiến Đa-vít phải kêu lên trong tuyệt vọng: “Ai biết được các sự sai lầm mình? Xin Chúa tha các lỗi tôi không biết.” (Thi thiên 19:12). Đó là lý do Chúa nhắc nhở tiên tri Giê-rê-mi rằng “Lòng người ta là dối trá hơn mọi vật, và rất là xấu xa: ai có thể biết được?” (Giê-rê-mi 17:9).

Dù chúng ta không nhận thức được một số tội lỗi, từ kiêu ngạo đến thiên vị và nhiều tội khác, thì chúng vẫn hiện diện và âm thầm định hình bản thân chúng ta.

Vậy chúng ta nên đối phó thế nào với những tội lỗi giấu kín mà mình hề không biết? Mục sư Bắc Phi Augustine của thành Hippo (354–430) sẽ giúp chúng ta. 

Giai đoạn đầu quá trình phát triển thần học, Augustine tin chắc rằng tội lỗi không phải là tội lỗi trừ khi chúng ta cố tình vi phạm. Tuy nhiên, theo thời gian, ông bắt đầu nhận ra sự sa ngã của con người sâu sắc và phức tạp hơn nhiều.

Tội lỗi đã lan tràn bản chất con người đến nỗi chúng ta có thể vô tình phạm tội mà không hề hay biết. Khi nói về cuộc đấu tranh thầm kín với tội “thích được tâng bốc” – một tội mà phần lớn cuộc đời Augustine không hề nhận ra – ông cầu nguyện: “Con vô cùng lo lắng về những lỗi lầm ẩn giấu của mình, điều mà mắt Chúa thấy nhưng mắt con thì không”.

Tội lỗi không chỉ khiến tâm trí chúng ta không nhìn ra ánh sáng chân lý. Tội lỗi còn che đậy khiến tâm trí chúng ta không nhìn ra mình đang phạm tội.

Khi bắt đầu hiểu được mức độ nguy hiểm của những tội lỗi không hay biết, chúng ta dễ dàng rơi vào vòng xoáy ngờ vực đen tối, cám dỗ chán ghét bản thân hoặc tuyệt vọng ngập tràn. Đó là điều đã xảy ra với Augustine. Nhưng không bao giờ dừng lại ở đó, ông chuyển từ việc tra xét lòng mình sang việc theo đuổi ý muốn Chúa.

Augustine đã làm được điều này như thế nào? Dưới đây là bốn bài học dành cho chúng ta:

  1. Khóc than vì những tội lỗi mà bạn biết

Xuyên suốt phần 10 sách “Những lời thú tội”, Augustine khóc than cho những tội lỗi ông nhìn thấy. Nhưng than thở không chỉ là kể lại, mà còn giúp ông khiêm nhường và nhận ra rằng ông chưa từng hiểu rõ động cơ của mình. “Bóng tối ai oán vẫn ngự trị đâu đó trong tôi” Augustine thừa nhận “nơi ấy che đậy những tội lỗi ẩn giấu tôi”. Sự khiêm nhường giúp ông sẵn sàng nhận ra những tội lỗi mà ông không hề hay biết.

  1. Cầu xin Chúa phơi bày những tội lỗi bạn không biết

“Anh em chẳng được chi, vì không cầu xin” (Gia-cơ 4:2). Bạn có thường xuyên cầu xin Chúa tiết lộ những tội lỗi kín giấu không? Có chăng trong tận đáy lòng, bạn không muốn biết về chúng? Ví dụ của Augustine đặc biệt hữu ích trong trường hợp này. “Con không tài nào hiểu bản rõ thân con như Ngài hiểu! Con cầu xin Ngài, Cứu Chúa của con, xin hãy bày tỏ cho con biết về chính con. Đây, Chúa ơi, con xin trút bỏ mọi khó khăn lên Ngài, để con có thể tiếp tục sống. Con sẽ chiêm ngưỡng sự lạ lùng trong luật pháp Ngài. Ngài biết những sai phạm và điểm yếu con. Xin hãy dạy dỗ con!”

  1. Nhận trách nhiệm về tội lỗi của mình

Khi Augustine cầu xin Chúa “bày tỏ cho con biết về chính con”, ông không chỉ đơn giản muốn biết về tội lỗi mình. Ông cho biết mục đích của mình ngay sau đó: “để con có thể xưng tội với anh em”. Augustine muốn xưng nhận tội lỗi mình với Hội Thánh và nhận trách nhiệm trước họ.

  1. Hy vọng đến từ việc nhận biết Chúa

Augustine bày tỏ niềm hy vọng giúp ông không rơi vào vòng xoáy ngờ vực bản thân: “Chúa ơi, hy vọng duy nhất, niềm tin duy nhất, lời hứa duy nhất của chúng con là lòng thương xót Ngài. Đó là nền tảng để con đứng vững”. Sau đó, ông cầu nguyện: “Hy vọng duy nhất của con chính là lòng nhân từ quá lớn lao của Ngài”.

Con người sa ngã thường có xu hướng tự bảo vệ bản thân, tin rằng tự mình có thể hiểu rõ bản thân mình. Tuy nhiên, Đức Thánh Linh kêu gọi chúng ta khiêm nhường than khóc về sự mù quáng mình. Khi được Thánh Linh dẫn dắt, chúng ta không còn chìm trong bóng tối ngờ vực, hay lạc trong mê cung của chính tâm hồn mình. Chúng ta chạy đến với Đấng biết rõ tấm lòng mình, sâu thẳm hơn những gì chúng ta biết về chính bản thân. Cuối cùng, lòng thương xót Ngài chính là hy vọng duy nhất của chúng ta.

Bài: TIMOTHY PAUL; dịch: Nhạn Võ
(Nguồn: https://www.thegospelcoalition.org/article/sins-dont-see/)

RELATED ARTICLES
Theo dõi trangspot_img

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN