Thứ sáu, Tháng mười hai 27, 2024
No menu items!
Homec/Tài LiệuTĩnh Nguyện Hàng NgàyNgày 23/02 – Niềm Sung Sướng Của Sự Hy Sinh

Ngày 23/02 – Niềm Sung Sướng Của Sự Hy Sinh

“Tôi rất vui lòng phí của và phí trọn cả mình tôi vì linh hồn anh em…” (2 Cô-rinh-tô 12:15)

Khi “sự yêu thương của Đức Chúa Trời rải khắp trong lòng chúng ta bởi Đức Thánh Linh,” thì bằng sự thận trọng chúng ta sẽ bắt đầu nhận biết được mối quan tâm và mục đích giống nhau giữa chúng ta và Cưú Chúa Giê-su Christ đối với đời sống người khác (Rô-ma 5:5). Và Chúa Giê-su có mối quan tâm đối với từng cá nhân mỗi người. Trong công tác phục vụ của một Cơ Đốc nhân, chúng ta không có quyền hạn làm theo sự ưa thích và ước muốn của cá nhân chúng ta. Thực ra, đây là một trong những thử nghiệm khó khăn nhất đối với sự tương giao giữa chúng ta với Chúa Giê-su Christ. Niềm sung sướng của sự hy sinh là khi tôi phó sự sống tôi cho Bạn tôi là Giê-su (xem Giăng 15:13). Tôi không vất bỏ đời sống của chính tôi, nhưng tôi sẵn sàng và thận trọng đặt nó xuống cho Ngài và cho lòng quan tâm của Ngài đối với người khác. Và tôi làm điều nầy hoàn toàn không vì một nguyên nhân hay mục đích riêng nào của tôi. Phao-lô đã dùng thì giờ của đời sống ông cho một mục đích duy nhất – chinh phục người khác về với Đấng Christ. Phao-lô luôn luôn thu phục người khác về cho Cưú Chúa, chứ không hề cho chính ông. Ông đã nói, “Tôi đã trở nên mọi cách cho mọi người, để cưú chuộc được một vài người” (1 Cô-rinh-tô 9:22).

Khi một người nghĩ rằng, để phát triển một đời sống thiêng liêng tôi phải luôn luôn ở riêng một mình với Đức Chúa Trời, người đó không còn có ích lợi gì cho người khác. Suy nghĩ như vậy cũng giống như tự đặt mình trên một bục cao, tự cô lập mình với mọi người trong xã hội. Phao-lô là một người thánh khiết, nhưng bất cứ nơi nào ông đi đến ông luôn luôn để cho Chúa Giê-su Christ có thể làm công việc Ngài xuyên qua đời sống ông. Nhiều người trong chúng ta chỉ thích thú trong mục đích riêng của mình, và Chúa Giê-su không thể thi hành công tác của Ngài xuyên qua chúng ta được. Nhưng nếu chúng ta hoàn toàn đầu phục Ngài, chúng ta sẽ không có mục tiêu riêng của chúng ta để theo đuổi. Phao-lô đã nói ông biết thể nào là làm một “tấm thảm chùi chân” mà không thấy bị xúc phạm về điều đó, vì lý do của đời sống ông chính là sự hy sinh cho Chúa Giê-su. Chúng ta có khuynh hướng tận hiến trong các sự việc mà chúng ta biết sẽ đem lại sự tự do cho nếp sống thiêng liêng của chúng ta hơn là các sự việc khác nếu chúng ta hoàn toàn đầu phục Ngài. Sự tự do không hề là lý do của đời sống Phao-lô. Thực ra ông đã bày tỏ, “Tôi ước ao có thể chính mình bị dứt bỏ, lìa khỏi Đấng Christ, vì anh em bà con tôi…” (Rô-ma 9:3). Có phải Phao-lô đã bị mất khả năng lý luận? Tuyệt đối không phải như vậy! Đối với một người đang say mê trong tình yêu thì đây không phải là một lời phát biểu quá đáng. Và thật Phao-lô đã say mê Cưú Chúa Giê-su Christ và tình yêu Ngài.

-Nguồn: Trích sách “Tất Cả Của Tôi Cho Sự Cao Cả Của Ngài”- Oswald Chambers-

RELATED ARTICLES
Theo dõi trangspot_img

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN