“Các ngươi gọi ta bằng Thầy bằng Chúa; các ngươi nói phải, vì ta thật vậy ta nói cùng các ngươi, đầy tớ chẳng lớn hơn chủ mình” (Giăng 13:13,16)
Có một người chủ và một người thầy không giống như có một sự làm chủ và một sự chỉ giáo. Có một người chủ và một người thầy có nghĩa tôi có được một người biết rõ tôi hơn tôi biết về chính tôi, một người gần gũi tôi hơn một người bạn, và một người hiểu thấu được chiều sâu thẳm của tâm hồn tôi và có thể làm cho tôi được thoả mãn cách trọn vẹn. Có nghĩa tôi có được một người làm cho tôi được bình an trong sự hiểu biết rằng người đó biết rõ và giải quyết mọi nghi ngờ, mọi sự không chắc chắn, và mọi nan đề trong tâm trí tôi. Có một người chủ và một người thầy chính là có ý nghĩa như vậy, không hơn không kém – “vì các ngươi chỉ có một Chủ, là Đấng Christ” (Ma-thi-ơ 23:8) (*).
Cứu Chúa chúng ta không bao giờ dùng sự đo lường để khiến chúng ta phải làm các công việc Ngài muốn. Thỉnh thoảng tôi ước được Đức Chúa Trời làm chủ tôi, kiểm soát tôi và khiến tôi làm các công việc Ngài muốn, nhưng Ngài lại không làm như vậy. Và vào những thì giờ khác tôi ước Ngài cứ để tôi một mình, nhưng Ngài lại không.
“Các ngươi gọi ta bằng Thầy bằng Chúa” – nhưng có phải Ngài đúng là như vậy không? Thầy, Chủ, và Chúa có một chỗ rất nhỏ trong số vốn từ ngữ riêng của chúng ta. Chúng ta ưa thích những chữ như Đấng Cứu rỗi, Đấng Nên thánh, và Đấng Chữa lành. Từ ngữ duy nhất và chân thật để diễn tả kinh nghiệm được sự làm chủ là yêu thương, và chúng ta thật biết rất ít về tình yêu thương đúng như Đức Chúa Trời đã bày tỏ qua lời của Ngài. Cách mà chúng ta dùng chữ vâng lời chứng minh cho điều nầy. Trong Kinh thánh, sự vâng lời được căn cứ trên một tình liên hệ bình đẳng giữa nhau; thí dụ, giữa cha và con. Cưú Chúa chúng ta không chỉ đơn giản là đầy tớ của Đức Chúa Trời – Ngài là Con của Đức Chúa Trời. “dầu Ngài là Con, cũng đã học tập vâng lờ” (Hê-bơ-rơ 5:8). Nếu chúng ta luôn luôn cảnh giác trong tâm trí chúng ta có một người chủ, thì chính điều nầy chứng minh rằng chúng ta không có được một sự làm chủ nào cả. Nếu đây chính là thái độ của chúng ta đối với Chúa Giê-su, thì chúng ta còn cách rất xa với tình tương giao mà Ngài thật muốn có được với chúng ta. Ngài muốn chúng ta ở trong một tình tương giao mang lại sự dễ dàng cho Ngài làm Chủ và Thầy chúng ta mà chúng ta không cần phải có chút cảnh giác gì cả về sự kiện nầy – một tình tương giao mà tất cả trong đó chỉ là sự kiện chúng ta biết chúng ta là của Ngài để [sẵn sàng] vâng lời.
-Nguồn: Trích sách “Tất Cả Của Tôi Cho Sự Cao Cả Của Ngài”- Oswald Chambers-