Thứ Ba, Tháng Tư 23, 2024
No menu items!
spot_imgspot_imgspot_imgspot_img

Bài 84: Hy Vọng

Bài 84: Hy Vọng

Đọc Rô-ma 8:19-25

19Vì muôn vật nhiệt thành, thiết tha trông mong sự hiện ra của con cái Đức Chúa Trời.
20Muôn vật đã bị lệ thuộc sự hư không, chẳng phải tự ý, nhưng bởi Đấng muốn chúng lệ thuộc, với hi vọng rằng
21chính muôn vật rồi đây cũng sẽ được giải phóng khỏi thân phận nô lệ cho sự hư nát, để chung hưởng sự tự do trong vinh quang của con cái Đức Chúa Trời.
22Vì chúng ta biết rằng tất cả tạo vật đều than thở và quặn thắt cho đến ngày nay;
23không những muôn vật mà cả chúng ta là những người có Thánh Linh là trái đầu mùa, cũng than thở trong lòng đang khi mong đợi được làm con nuôi, là sự cứu chuộc thân thể chúng ta.
24Trong niềm hi vọng đó, chúng ta được cứu. Nhưng khi đã thấy được điều mình hi vọng rồi thì không còn là hi vọng nữa. Vì ai lại hi vọng vào điều mình đã thấy?
25Nhưng nếu đặt hi vọng vào điều mình không thấy thì chúng ta cứ kiên nhẫn chờ mong điều đó.

Câu căn bản: Chính muôn vật rồi đây cũng sẽ được giải phóng khỏi thân phận nô lệ cho sự hư nát, để chung hưởng sự tự do trong vinh quang của con cái Đức Chúa Trời. (Câu 21).

Suy niệm: Sáng thế ký 3:17 ghi rằng: Chúa phán với A-đam: Vì con đã nghe theo lời vợ, ăn trái cây mà Ta đã ra lệnh cấm ăn, nên đất đai sẽ vì con mà bị nguyền rủa; con phải khó nhọc suốt đời mới có miếng ăn từ đất sinh ra. Trong các câu Kinh Thánh chúng ta đọc hôm nay, Sứ đồ Phao-lô cho biết rõ hơn về chữ nguyền rủa đó, ông bảo:

  1. Muôn vật bị lệ thuộc vào sự hư không, vì đã bị Chúa nguyền rủa. (Câu 20)
  2. Muôn vật sẽ được giải phóng khỏi sự hư hoại. (Câu 21)
  3. Muôn vật than thở và quặn thắt trông mong được giải cứu. (Câu 22)

Rô-ma 8:19-25 chứa những chữ chìa khoá của chúng là ước ao nóng nảy (19,23,25) và sự trông cậy (20,24-25), cho thấy Cơ Đốc nhân, cùng với toàn thể công trình sáng tạo, phải chờ đợi công việc của Đức Chúa Trời hoàn tất. Phao-lô dùng những điều Cựu Ước đã chép trong việc nhân cách hoá toàn thể muôn vật: rên siết trong sự thất bại (câu 20, 22) và nóng lòng trông chờ ngày mà tư cách làm con Đức Chúa Trời của chúng ta được hoàn thành và được tỏ ra (c.19,21).

Điều cho thấy rõ rằng Phao-lô không kể đến thiên sứ và con người trong tầm nhìn của ông đó là tình trạng băng hoại mà hiện nay muôn vật đang trải qua không phải đến “bởi ý mình”(c.20). Trái lại tình trạng này tồn tại bởi cớ Đấng bắt phục nó (c.20), tức là Đức Chúa Trời, Đấng đã khiến trái đất phải nhận sự nguyền rủa như hậu quả của tội lỗi A-đam (Sa 3:17-18). Nhưng bản án phải khuất phục này luôn đi kèm với một hy vọng rằng một ngày nào đó Đức Chúa Trời sẽ khôi phục lại cho tạo vật Ngài tình trạng mà Ngài đã định từ lúc ban đầu, một nơi mà “muông sói sẽ ở với chiên con” (Es 11:6).

Cơ Đốc nhân chúng ta cũng chia xẻ sự rên siết và hy vọng của muôn vật (c.23), vì chúng ta như những trái đầu mùa có Đức Thánh Linh, sự thanh toán và sự thế chấp hầu chúng ta được sự chuộc tội nơi ngày sau rốt, và điều này khiến chúng ta càng trông mong hơn nữa sự hoàn tất của công việc Đức Chúa Trời trong chúng ta.

Vì “tư cách làm con” mà Ro 8:14-17 cho biết là chúng ta có được gắn liền với sự cứu chuộc thân thể chúng ta trong câu 23 này, và là mục tiêu của hy vọng và sự trông mong của chúng ta. Hy vọng ấy rất cần thiết cho sự cứu rỗi chúng ta. Vì vậy, chúng ta phải kiên nhẫn chờ đợi điều Đức Chúa Trời đã hứa (c.24-25).

Bài học Kinh thánh

RELATED ARTICLES
Theo dõi trangspot_img

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN