Thứ hai, Tháng mười hai 16, 2024
No menu items!
Homec/Tài LiệuBài Học Kinh ThánhTìm Hiểu Kinh Thánh - Án Tử Hình

Tìm Hiểu Kinh Thánh – Án Tử Hình

Trên thế giới ngày nay có nhiều nơi người ta đang tranh đấu để bãi bỏ hẳn án tử hình.  Tuy nhiên có người lý luận rằng án tử hình được hình thành ngay từ lúc ban đầu, lúc Chúa phán bảo A-đam:

Các ngươi không được ăn trái của cây tri thức thiện ác.  Nếu các ngươi ăn quả trái ấy, các ngươi sẽ chết. (Sáng Thế Ký 2:17).

Chúa đã đặt ra án phạt này để cho A-đam thấy việc tuân hành luật Chúa là quan trọng như thế nào.  Ngay sau khi A-đam bất tuân lệnh Chúa thì đứa con đầu lòng là Ca-in đã sát hại A-bên là em ruột.  Bạo hành từ đó lan tràn trên khắp đất đến nỗi Chúa phải ban hành lệnh tử hình cho toàn thế giới, ngoại trừ gia đình Nô-ê, đó là lúc Chúa làm nước lụt tuyệt diệt nhân loại.  Kinh Thánh còn ghi lại nhiều lần Chúa trực tiếp thi hành án tử hình đối với loài người.  Sáng Thế Ký 18 ghi lại chuyện Chúa thiêu hủy hai thành phố là Sô-đôm và Gô-mô-rơ và các cá nhân không tuân phục Ngài.

Ngay sau cơn đại hồng thủy Chúa đã ban lệnh về án tử hình.  Kể từ khi đó con người là công cụ của Chúa để bảo vệ đời sống bằng cách trừng phạt những kẻ nào sát hại mạng sống người khác.

Sáng Thế Ký 9:5-6 ghi:

“5 Quả thật, ta sẽ đòi máu của sự sống ngươi lại, hoặc nơi các loài thú vật, hoặc nơi tay người, hoặc nơi tay của anh em người.
6 Hễ kẻ nào làm đổ máu người, thì sẽ bị người khác làm đổ máu lại; vì Đức Chúa Trời làm nên người như hình của Ngài.”

Kinh Cựu Ước còn ghi lại nhiều tội phạm khác phải chịu án tử hình.

Sáng Thế Ký 9:6 là chỗ đầu tiên trong Kinh Thánh Chúa ấn định luật cho con người thi hành án tử hình trên kẻ phạm pháp.

Trong các luật lệ Chúa ban được ghi lại ở Xuất 21:15-17; 22:18-19 và 35:2, cho thấy rằng án tử hình dành cho những kẻ nào đánh cha mẹ, bắt cóc người, dâng tế lễ cho giả thần và vi phạm luật ngày Sa-bát.

Lê-vi-ký 20:2-16; 21:9 và 24:11-23 định án tử hình cho kẻ nào gian dâm, dâm loạn, thú dâm, đồng tính, tà dâm, phỉ báng và dâng người làm tế lễ.

Dân-số-ký 15:32-36 và 35:29-34 truyền án tử hình cho kẻ sát nhân là làm uế tục ngày Sa-bát.  Dân-số-ký 35:31 cho hay là án tử hình khi đã ấn định, không thể bãi bỏ.

Phục Truyền 13:1-10; 17:6-12; 21:18-21 và 22:21-25 ra án tử hình cho các tội hiếp dâm và dạy điều giả trá.

Ta nên nhớ, Chúa là Đấng toàn thánh toàn thiện, vì vậy Ngài không thể nào ngó nhìn vào tội lỗi.  Ngài muốn trừ diệt tội ác càng nhanh chóng và đầy đủ càng tốt.  Ngài làm như thế là vì lợi ích bảo vệ đời sống.

Xuất Ê-díp-tô ký 20:1-6 dạy rằng Chúa sở dĩ đòi hỏi trừng phạt nghiêm khắc đối với tội phạm là vì  Ngài đã giải phóng Israel ra khỏi ách nô lệ tại Ai-cập.  Người Israel không được phép phạm tội ác như người Ai-cập là loại người làm hại họ.  Ngược lại Israel phải thánh khiết như chính Chúa của họ là Đấng toàn thánh.

Phục Truyền Luật Lệ ký có giải thích rõ một số tội phạm phải chịu án tử hình.

21:21 dạy rằng, bằng cách sử dụng án tử hình, dân Chúa loại trừ được kẻ tội ác trong cộng đồng của họ.  Chúa cũng dạy rằng dân Chúa phải nghe rõ như thế để kinh sợ và không dám phạm tội.  Chúa muốn chấm dứt các hành vi tội ác, đồng thời ngăn ngừa những kẻ khác không dám phạm tội.

Phục Truyền Luật Lệ ký 20:16-18 dạy rằng Israel phải xử tử một số người ngoại lai để dân chúng không bắt chước họ thực hành các thói tục tội ác xấu xa.  Trong một vài trường hợp như ghi ở Phục 7:10 và 25:17-19 Chúa ban lệnh tử hình đối với một số người trong các dân tộc, vì một số hành vi họ làm chống nghịch Chúa hay dân Chúa.  Dân số ký 35:33 nói rằng, Chúa lập án tử hình để bảo vệ đất nước cho được thanh sạch.

Ta cần hiểu rõ nguyên nhân và mục đích của án tử hình.  Nhưng cũng cần biêt những giới hạn Chúa đã đặt ra để làm cho án này hữu hiệu hơn.

Dân Số Ký 35:30 cảnh cáo rằng không ai bị lên án tử hình nếu chỉ có một nhân chứng.

Rô-ma 13:1-7 giới hạn quyền lên án tử hình cho tòa án dân sự, vì ghi rằng:

“1 Mọi người phải vâng phục các đấng cầm quyền trên mình; vì chẳng có quyền nào mà chẳng đến bởi Đức Chúa Trời, các quyền đều bởi Đức Chúa Trời chỉ định.
 2 Cho nên ai chống cự quyền phép, tức là đối địch với mạng lịnh Đức Chúa Trời đã lập; và những kẻ đối địch thì chuốc lấy sự phán xét vào mình.
 3 Vả, các quan quyền không phải để cho người làm lành sợ, mà để cho người làm dữ sợ. Ngươi muốn không sợ quyền phép chăng? Hãy làm điều lành, sẽ được khen thưởng;
 4 vì quan quyền là chức việc của Đức Chúa Trời để làm ích cho ngươi. Song nếu ngươi làm ác, thì hãy sợ, vì người cầm gươm chẳng phải là vô cớ; người là chức việc của Đức Chúa Trời để làm ra sự công bình và phạt kẻ làm dữ.
 5 Vậy nên cần phải vâng phục, chẳng những vì sợ hình phạt thôi, nhưng cũng vì cớ lương tâm.
 6 Ấy cũng bởi lẽ đó mà anh em nộp thuế, vì các quan quyền là đầy tớ của Đức Chúa Trời, hằng giữ việc ấy.
7 Phải trả cho mọi người điều mình đã mắc: nộp thuế cho kẻ mình phải nộp thuế; đóng góp cho kẻ mình phải đóng góp; sợ kẻ mình đáng sợ; kính kẻ mình đáng kính.”

Dân Số Ký 35:9-15 cho biết cách phân định giữa sát nhân và ngộ sát.  Trường hợp sát nhân vì vô tình, kẻ sát nhân được phép vào trong thành ẩn náu để sinh sống cho khỏi bị gia đình nạn nhân báo thù.

Quan trọng hơn cả, ta cần biết rằng án tử hình không được ấn định do thái độ trả thù cá nhân.

Ma-thi-ơ 5:38-42 ghi:

“38 Các ngươi có nghe lời phán rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng.
 39 Song ta bảo các ngươi, đừng chống cự kẻ dữ. Trái lại, nếu ai vả má bên hữu ngươi, hãy đưa má bên kia cho họ luôn;
 40 nếu ai muốn kiện ngươi đặng lột cái áo vắn, hãy để họ lấy luôn cái áo dài nữa;
 41 nếu ai muốn bắt ngươi đi một dặm đường, hãy đi hai dặm với họ.
42 Ai xin của ngươi hãy cho, ai muốn mượn của ngươi, thì đừng trớ.

Xuất Ê-díp-Tô ký 21:22-25 nói về luật:  Măt đền mắt, răng đền răng,  nhưng quyết định đó không phải của cá nhân  mà phải do quan toà ấn định.

Nguyễn Sinh

RELATED ARTICLES
Theo dõi trangspot_img

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN