Thứ năm, Tháng mười hai 26, 2024
No menu items!
Homec/Tài LiệuNghiên Cứu Kinh ThánhBạn đang lãng phí cuộc đời mà không hề hay biết!

Bạn đang lãng phí cuộc đời mà không hề hay biết!

Nếu bạn biết mình chỉ còn sống được 5 năm, thì liệu trong 5 năm đó bạn có “sống nhiều hơn” tất cả những thập kỷ mà bạn đã lãng phí không?

Khi nói “sống”, tôi không đề cập đến “tuổi thọ”. Ý tôi là sống tỉnh táo, sống có mục đích, sống không sao lãng bởi những thú vui trống rỗng. Bạn có thấy rằng chất lượng sống của 5 năm đó sẽ tốt hơn nhiều không? Liệu 5 năm sống cho Chúa và cho mọi người có ý nghĩa hơn vài thập kỷ đâm đầu vào công việc với những thành tựu nho nhỏ?

Bạn có cảm nhận được thời gian quý giá đến mức nào? Bạn có thật sự đang sống? Một hành động nhỏ bé cũng có thể mang ý nghĩa to lớn, khi chúng ta biết rằng cuộc sống này chỉ vụt qua như sao băng. 

Những điều tốt đẹp lẽ ra tôi nên làm

Tôi xét lại xem mình đã lãng phí bao nhiêu thời gian để đổi lấy những điều vô nghĩa. Khi thức tỉnh và nhận ra giá trị của thời gian, về những việc lẽ ra tôi đã phải làm, tôi cầu xin Chúa thương xót giúp tôi quản lý tốt hơn quỹ thời gian còn lại của mình.

Điều này đặc biệt hữu ích khi tôi xét lại khoảng thời gian mình đã lãng phí khi làm việc – tôi đã bỏ qua bao nhiêu việc tốt bởi sự sao lãng và thiếu tập trung của mình?

Tôi chưa bao giờ nghĩ mình là người lười biếng. Tôi luôn hoàn thành công việc. Đôi khi tôi còn làm việc rất chăm chỉ. Chưa từng có ai nói rằng tôi ngủ quá nhiều, hoặc thiếu tinh thần học hỏi, hoặc lãng tránh những việc khó. Nhưng khi nhìn lại, tôi nhận ra mình thường xuyên lười biếng trong công việc. 

  1. Trì hoãn, không chịu bắt tay vào việc

Kẻ lười biếng thường sẽ tìm cớ không chịu bắt tay vào việc. Nằm trên giường, anh ta kêu lên: “Có con sư tử ở ngoài đó; Tôi sẽ bị giết tại giữa đường” (Châm-ngôn 22:13; 26:13). Anh ta đảm bảo rằng mình sẽ đi làm, với điều kiện không có con sư tử đang chực chờ ngoài kia. 

Mặc dù tôi không ngụy biện ngớ ngẩn như vậy, nhưng tôi vẫn thường lười biếng một cách tinh vi. “Con sư tử” không khiến tôi trốn mãi trong nhà, nhưng nó làm tôi chậm trễ. Khi thấy cả núi công việc đang chờ đợi phía trước, tôi quyết định mình cần thư giãn trước khi bắt đầu – có thể là lướt mạng xã hội, hoặc ăn uống. Tôi đã lãng phí bao nhiêu thời gian để “có hứng” bắt tay vào một công việc khó khăn?

  1. Nhanh chóng nghỉ ngơi  

“Kẻ biếng nhác thò tay mình trong dĩa, rồi không thèm đem nó lên miệng mình nữa” (Châm ngôn 19:24). Đây là hình ảnh điển hình của kẻ lười biếng.

Tạ ơn Chúa, tôi không phải là một người như vậy. Tôi vẫn quay trở lại làm việc sau thời gian nghỉ ngơi. Tôi tận hưởng thời gian nghỉ ngơi, xem nó như phần thưởng sau khi đã làm việc chăm chỉ. Việc đó ổn, nhưng chúng ta không nên lạm dụng. Một người chăm chỉ hơn có thể hoàn thành công việc tương tự mà không nghỉ ngơi chút nào. Một người chăm chỉ hơn nữa có thể hoàn thành công việc mà người khác phải làm cả đời chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.

  1. Tạo cơ hội cho sự sao lãng

Tôi đã đóng góp sự chú ý của mình vào busine đáng chú ý sses lợi nhuận vào sự phân tâm. Mọi tin nhắn và video trên Youtube dường như thú vị hơn rất nhiều khi tôi đang trong giai đoạn chuyển dạ. Con đường của mỗi ngày làm việc đã cho tôi nhiều điểm dừng.

“Ngủ một chút, chợp mắt một chút, khoanh tay ngủ một chút,… thì sự nghèo của con sẽ đến như một kẻ đi dạo, và sự thiếu thốn của con áp tới như một kẻ cầm binh khí” (Châm-ngôn 24:33–34)

Đây là một kẻ trộm thời gian cực kỳ tinh vi. Hắn trộm tuwfg chút một. Chỉ cần chợp mắt một chút – lên mạng một chút, nhắn tin một chút, lướt Facebook một chút.

Kẻ trộm mang đến cho bạn vô vàn thứ gây mất tập trung trong giờ làm việc. Hắn thích tích tiểu thành đại: mười phút, mười lăm phút, hai mươi phút – bạn tưởng chừng những khoảng nghỉ ấy là vô hại. Nhưng khi cộng dồn lại, bạn đã mất một khoảng thời gian khổng lồ!

  1. Tránh né những việc khó

Đây là mánh khóe khôn ngoan nhất của kẻ lười biếng tinh vi: Chăm chỉ làm việc để tránh phải làm những việc nặng nhọc hơn. Khi thấy người khác làm việc gì đó khó khăn, chúng ta thường lảng đi bằng cách tỏ ra bận rộn với một công việc khác. Người lười biếng chỉ làm những việc buộc phải làm để tránh những công việc khó khăn hơn sau này.

“Ta có đi ngang qua gần ruộng kẻ biếng nhác, và gần vườn nho của kẻ ngu muội, thấy cây tật lê mọc khắp cùng, gai góc che khuất mặt đất, và tường đá của nó đã phá hư rồi” (Châm ngôn 24:30–31)

Tuy Kinh Thánh không chép, nhưng chúng ta có thể tưởng tượng: bên trong nhà của người này là bàn ăn thịnh soạn, quần áo sạch sẽ và chăn bông êm ái gọn gàng. Tôi cũng thường làm công việc dễ dàng hơn trong nhà và bỏ mặc công việc khó khăn bên ngoài!

Người đầy tớ mang về hai ta-lâng

Thời gian quá quý giá để trôi qua vô nghĩa. Những ai đang chống chọi với cái chết sẽ hiểu rõ ý nghĩa của thời gian; thật may mắn nếu chúng ta tỉnh thức trước khi tiến quá gần đến “ngôi mộ” của mình. Chúa Jêsus dạy chúng ta tỉnh thức để quản lý cuộc sống qua dụ ngôn về các ta-lâng.

Người đầy tớ chăm chỉ tin cậy, yêu thương Chủ mình và nhận biết đặc ân Chủ ban cho, nên anh ta đầu tư và làm lợi ra thêm 5 ta-lâng. Chủ nói với anh ta:

“Chủ nói với người rằng: Hỡi đầy tớ ngay lành trung tín kia, được lắm; ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ lập ngươi coi sóc nhiều; hãy đến hưởng sự vui mừng của chúa ngươi” (Ma-thi-ơ 25:21)

Vì sợ hãi và nghi ngờ động cơ của Chủ mình, người đầy tớ lười biếng đã chôn ta-lâng xuống đất. Ông không đánh mất; nhưng cũng không làm lợi ra. Chủ nói với người này:

“Hỡi đầy tớ dữ và biếng nhác kia, ngươi biết ta gặt trong chỗ ta không gieo, và lượm lặt trong chỗ ta không rải ra; vậy thì ngươi phải đưa bạc của ta lại cho người buôn bạc, rồi khi ta trở về, sẽ lấy vốn và lời… Còn tên đầy tớ vô ích đó, hãy quăng nó ra ngoài là chỗ tối tăm, ở đó sẽ có khóc lóc và nghiến răng” (Ma-thi-ơ 25:26–27,30)

Tuy nhiên, tôi muốn nói đến người đầy tớ thứ hai. Ông được Chủ ban cho năm ta-lâng, nhưng lại chỉ mang về thêm 2 ta-lâng thay vì đủ 5. Lẽ ra người này có thể mang nhiều hơn – nhưng có lẽ ông đã lãng phí quá nhiều thời gian cho những thứ kém quan trọng.

Cho dù chúng ta còn 5 năm hay 50 năm, đừng lãng phí một giây nào trong cuộc sống. Hãy ngắm xem vinh quang dành cho người đầy tớ trung thành của Đấng Christ: “Hỡi đầy tớ ngay lành trung tín kia, được lắm” – lời khen ngợi đời đời – “ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ lập ngươi coi sóc nhiều” – quyền quản trị đời đời – “hãy đến hưởng sự vui mừng của chúa ngươi” – niềm hạnh phúc đời đời khi được sống với Chúa trên thiên đàng. 

Với vinh quang ngần ấy đang chờ đợi, làm sao chúng ta có thể từ chối nếp sống trung thành, hoàn toàn trông cậy vào Đấng Cứu Rỗi?

Bài: Greg Morse; dịch: Nhạn Võ
(Nguồn: https://www.desiringgod.org/articles/the-subtle-way-to-waste-your-life)

RELATED ARTICLES
Theo dõi trangspot_img

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN