Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024
No menu items!
spot_imgspot_imgspot_imgspot_img
HomeTin TứcTin Các Hội ThánhLược Sử Hội Thánh Tin Lành Thành Phố Thanh Hóa

Lược Sử Hội Thánh Tin Lành Thành Phố Thanh Hóa

Đôi nét về lịch sử HTTL Thành Phố Thanh Hóa thông qua lời kể của ông Nguyễn Sỹ Nhân con trai ông Nguyễn Cơ người có công đặt viên gạch Tin Lành đầu tiên tại Thanh Hóa

Tôi Nguyễn Sỹ Nhân sinh năm 1940 tại Thanh Hóa
Bố tôi: Nguyễn Cơ sinh năm 1904 mất năm 1952 tại Yên Sơn, Đô Lương, Nghệ An
Mẹ tôi: Hoàng Thị Liễu sinh năm 1909 mất 2012 tại Thanh Chương, Nam Đàn, Nghệ An

Cụ Nguyễn Sỹ Nhân

Lời mẹ tôi kể cho tôi nhiều lần về Hội Thánh Tin Lành Thanh Hóa. Tôi được Hội Thánh Thanh Hóa làm lễ dâng con trẻ vào năm mới sinh 1940. Khi đó gia đình tôi có 5 anh chị em và bố mẹ là 7. 

Bố tôi Nguyễn Cơ, học hết phổ thông tại Nghệ An. Thi đỗ vào trường Bách Nghệ Đông Dương năm 1925 (như ngày nay gọi là Đại học Bách khoa) địa điểm trường tại Huế. Hằng tuần bố tôi đến nhóm họp tại Nhà Thờ. Các Mục sư và Truyền đạo rất quan tâm cho suốt đến năm bố tôi tốt nghiệp là năm 1929. Sau đó chính quyền Pháp bổ nhiệm bố tôi về Thanh Hóa phụ trách công việc xây dựng cầu đường trong tỉnh. Ổn định công tác bố tôi báo tin cho Hội Tin Lành biết địa chỉ gia đình để liên hệ.

Năm 1993 Đoàn truyền giáo tại Nhà thờ Huế về Thanh Hóa ở tại nhà tôi ở phố Cao Thắng nay (Nhà số 16) để tổ chức truyền đạo. Trong 2 năm hoạt động truyền đạo thu thập được một số tín đồ. Tiêu biểu và mẫu mực là Mục sư Dương Tự Ấp (xã Đông Hòa).

Năm 1935 ông bà người Pháp (Mục sư) dâng cấp tài chính để mua tậu đất và xây dựng Nhà thờ Thanh Hóa (nay thuộc địa chỉ 108 đường Quang Trung). Nhà thờ xây cất xong năm 1936 gồm: Đào ao lấy đất tôn nền Nhà nguyện, Nhà tư thất Mục sư ở, Nhà bếp, giếng nước, vệ sinh, trồng dừa theo biên 3 mặt, phía sau khu đất có bờ rào là cây chè mạn. Nhà thờ hoàn tất khuôn viên và trang bị cho nội thất bàn ghế, tư thất Mục sư ở và điện chiếu sáng vào năm 1937.

Những hình ảnh về Hội thánh Thanh Hoá

Từ đó, chính thức Hội Tin Lành đã có địa điểm nhóm họp thờ phượng. Khởi sự từ các Mục sư ở Hội Tin Lành Huế ra Thanh Hóa là: Mục sư Tuyền, Mục sư Nhật, Mục sư người Pháp. Nối tay là bố tôi Nguyễn Cơ, Mục sư Dương Tự ẤP, các tín đồ chăm chỉ là ông Liên ông Lan, tiếp theo là Mục sư Hoàng Kim Phúc ở Nam Định vào, Mục sư Đoàn Xuân Minh ở Quảng Xương Thanh Hóa. Hội Thánh được phát triển nhanh, thu nhận tín đồ từ trong mỗi gia đình của các Mục sư loang ra ngoài xã hội đến mỗi gia đình. Số lượng nhóm họp khoảng 60 đến 70 người.

Cho đến năm 1942 đất nước không được yên bình vì từ Nam ra đến ngoài Bắc: Phát xít Nhật đánh đuổi Thực dân Pháp. Thị xã Thanh Hóa có lệnh bắt buộc dân phải sơ tán-lệnh Tiêu thổ kháng chiến tức là Tổ chức chính quyền thực hiện lấy lực lượng Dân quân du kích đến phá hết Nhà để Phát xít không có nới trú. Vì vậy Hội thánh ngưng nhóm lại tại địa điểm chính là 108 đường Quang Trung, phường Ngọc Trạo, TP Thanh Hóa nay.

Hội Thánh lui về tổ chức điểm nhóm tại các huyện:

  1. Điểm nhóm tại huyện Quảng Xương do Mục sư Đào Xuân Minh chăm sóc
  2. Điểm nhóm tại huyện Đông Sơn do Mục sư Dương Tự ẤP chăm sóc
  3. Điểm nhóm Bãi Thượng (huyện Thọ Xuân) do truyền đạo Nguyễn Cơ phụ trách.

Hơn 10 năm tổ quốc kiên cường trong cuộc kháng chiến đánh đuổi Thực dân Pháp giành thắng lợi giải phóng Điện Phủ-Thủ đô Hà Nội và các thành phố được trở lại năm 1954. Hội Tin Lành Thanh Hóa được mở cửa đón nhận các tín đồ đến nhóm họp.

Nhịp với niềm vui chung đất nước, Hội Thánh của Chúa tín đồ đông và vui hơn bởi những con trẻ trước kia, nay trưởng thành và thêm hơn là đã có thêm con cháu, số lượng trên 100, niềm vui- tình yêu thương nhân từ vượt trội. Nhịp đổ về tổ chức và sinh hoạt của Hội Thánh được đều đặn, duy trì cho đến năm 1963.

Các Tín hữu Hội Thánh Thanh Hoá

Đế quốc Mỹ thể thực dân Pháp đánh ra Bắc bằng lực lượng không quân-Thị xã Thanh Hóa bị oanh tạc dữ dội, bị phá hoại bằng bom đạn, lệnh sơ tán bắt buộc. Tiếp theo một lần nữa Hội Thánh đóng cửa không nhóm họp. Thời gian đó Mục sư Nguyễn Văn Quảng cùng vợ là bà Nguyễn Thị Ước và hai con trai Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Văn Hàn chịu trách nhiệm bảo từ khuôn viên Nhà thờ.

Thắng giặc đất nước được thống nhất Bắc Nam vào năm 1974. Qua 40 năm từ năm 1936 đến 1975 Nhà thờ xây dựng nhà cấp 4: Tường nhà được xây bằng gạch nung, mái lợp ngói nung. Với một thời gian dài sau khi xây dựng kèo và dàn mái bằng gỗ đã bị mục mại, mái sụt võng xuống chực sập đổ. Hội Thánh không thể sử dụng để tổ chức nhóm họp được.

Nhà thờ bị xuống cấp và hư hỏng

Cho đến năm 2002, Tổng hội HTTLVN MB kêu gọi sự giúp đỡ cho Hội thánh TL Thanh Hóa. Ông Vũ Văn Chín Chín ở Hội thánh Hải Phòng đã giúp tài chính xây dựng lại Nhà nguyện theo khuôn khổ cũ là tường gạch nung, kèo thép, lợp tôn múi và đóng bàn ghế gỗ.

Tổng hội HTTLVN MB điều phối Mục sư Hoa Xuân Trực từ Nghệ An ra Thanh Hóa năm 2005 cho đến nay tháng 5 năm 2022. Mục sư Đỗ Chí Thành phụ giúp công việc Chúa năm 2011 cho đến nay tháng 5 năm 2022.

Tín hữu Tin Lành Hội Thánh Thanh Hóa ngày càng phát triển, nhu cầu thờ phượng Chúa và các sinh hoạt của Hội Thánh cần phải xây dựng mới một Nhà thờ trang nghiêm, rộng rãi và an toàn. Sau khi làm việc với các ngành hữu quan của thành phố và tỉnh Thanh Hóa về việc điều chỉnh không gian quy hoạch đường vành đai Đại lộ Đông Tây, thường trực Ban trị sự Tổng Hội quyết định lập dự án đầu tư xây dựng nhà thờ Thanh Hóa.

Ảnh nhà thờ Tin lành Thanh Hoá trong tương lai

Giáo Hội đã hợp đồng với công ty cổ phần kiến trúc An Pha lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công và các văn bản pháp lý khác trình UBND thành phố Thanh Hóa xin cấp phép xây dựng. Ngày 6/7/2021 UBND thành phố Thanh Hóa đã ban hành văn bản cấp phép xây dựng Nhà thờ Tin Lành Thanh Hóa.

Nội dung: Cụ Nguyễn Sỹ Nhân

RELATED ARTICLES
Theo dõi trangspot_img

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN