Thứ ba, Tháng mười 8, 2024
No menu items!
spot_imgspot_imgspot_imgspot_img
Homec/Tài LiệuTĩnh Nguyện Hàng NgàyNgày 17/09 – Sự Cám Dỗ Của Ngài Và Của Chúng Ta

Ngày 17/09 – Sự Cám Dỗ Của Ngài Và Của Chúng Ta

“Vì chúng ta không có thầy tế lể thượng phẩm chẳng có thể cảm thương sự yếu đuối của chúng ta, bèn có một thầy tế lễ bị thử thách trong mọi việc cũng như chúng ta, song chẳng phạm tội” (Hê-bơ-rơ 4:15)

Cho đến khi chúng ta được sinh lại, sự cám dỗ duy nhất mà chúng ta hiểu được là sự cám dỗ được đề cập trong Gia-cơ 1:14, “Mỗi người bị cám dỗ khi mắc tư dục xui giục mình.” Nhưng qua sự được sinh lại chúng ta được nâng lên một lĩnh vực khác với các cám dỗ khác mà chúng ta phải đối diện, đó là các sự cám dỗ mà Cưú Chúa chúng ta đã trải qua. Các sự cám dỗ của Chúa Giê-su không gợi nên xúc động gì cho chúng ta là người không tin bởi vì chúng không quen thuộc đối với bản chất loài người chúng ta. Các cám dỗ của Cưú Chúa và của chúng ta nằm trong các lĩnh vực khác nhau cho đến khi chúng ta được sinh lại và trở nên anh em của Ngài. Các cám dỗ của Chúa Giê-su hoàn toàn không thuộc về của một người, nhưng là các cám dỗ của Đức Chúa Trời trong địa vị làm Con Người. Qua sự sinh lại, Con của Đức Chúa Trời được hình thành trong chúng ta (xem Ga-la-ti 4:19), và bên trong đời sống thể xác của chúng ta Ngài có cùng một sự xếp đặt y như Ngài đã từng có khi còn ở trên đất nầy. Sa-tan không cám dỗ chúng ta chỉ để khiến chúng ta làm điều sai quấy – nó cám dỗ chúng ta để chúng ta mất đi tất cả những gì Ngài đã đặt bên trong chúng ta qua sự kiện được sinh lại, đó là cơ hội để có thể trở nên có giá trị cho Đức Chúa Trời. Nó không đến với chúng ta trên cơ sở là cám dỗ để cho chúng ta phạm tội, nhưng trên cơ sở là chuyển hướng lập trường của chúng ta, và chỉ có Thánh Linh của Đức Chúa Trời mới có thể dò ra nguồn gốc của các cám dỗ nầy là từ ma quỉ.

Sự cám dỗ có nghĩa một sự thử nghiệm về sự giữ chặt các sở hưũ bên trong nội tâm con người chúng ta do một quyền lực từ bên ngoài và xa lạ đối với chúng ta. Điều nầy nầy làm cho sự cám dỗ của Cưú Chúa có thể giải thích được. Sau khi Chúa Giê-su chịu báp-têm, được công nhận sứ mệnh của Ngài là Đấng “cất tội lỗi thế gian đi” (Giăng 1:29) Ngài “được Đức Thánh Linh đưa đến nơi đồng vắng” (Ma-thi-ơ 4:1) và vào trong các mưu kế cám dỗ của ma quỉ. Tuy nhiên Ngài không mệt mỏi hay kiệt sức. Ngài trải qua suốt sự cám dỗ mà “không phạm tội,” và Ngài gìn giữ mọi sự thuộc sở hưũ của bản chất thiêng liêng của Ngài hoàn toàn nguyên vẹn, không chút tổn hại.

-Nguồn: Trích sách “Tất Cả Của Tôi Cho Sự Cao Cả Của Ngài” – Oswald Chambers-

RELATED ARTICLES
Theo dõi trangspot_img

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN