Thứ hai, Tháng mười hai 2, 2024
No menu items!
spot_imgspot_imgspot_imgspot_img
Homec/Tài LiệuTĩnh Nguyện Hàng NgàyKhúc Kinh Thánh Yêu Thích Của Tôi

Khúc Kinh Thánh Yêu Thích Của Tôi

Khúc Kinh Thánh Giáng sinh yêu thích của tôi đặt sự khiêm nhường là trọng tâm của Giáng sinh. Vì vậy Giáng sinh này tôi đang chiêm nghiệm sự khiêm nhường của Chúa Jêsus và mong muốn có nó nhiều hơn cho chính mình. Tôi sẽ trích lại khúc Kinh Thánh đó lát nữa.

Nhưng trước hết có hai vấn đề. Tim Keller giúp chúng ta nhìn thấy một trong hai vấn đề này khi ông nói: “Sự khiêm nhường rất là e thẹn. Khi bạn bắt đầu nói về nó, nó lại trốn đi.” Vì thế một sự suy niệm về khiêm nhường (như bài này) thì dường như đang tự bị đánh bại. Nhưng ngay cả những người nhút nhát đôi khi cũng lộ diện nếu họ được đối xử đúng cách.

Vấn đề khác nữa đó là Chúa Jêsus không khiêm nhường vì cùng một lý do với chúng ta (hoặc chúng ta nên có cùng lý do đó). Vì vậy làm sao việc nhìn xem sự khiêm nhường trong sự Giáng sinh của Chúa Jêsus có thể giúp chúng ta? Sự khiêm nhường của chúng ta, nếu có, thì lại dựa trên sự hữu hạn của chúng ta, sự bất toàn của chúng ta, và bản chất tội lỗi của chúng ta. Nhưng Con đời đời của Đức Chúa Trời thì không phải hữu hạn. Ngài không hề sai lầm. Và Ngài không có tội lỗi. Vì vậy, không giống như sự khiêm nhường của chúng ta, sự khiêm nhường của Chúa Jêsus khởi đầu bằng cách khác.

Sau đây là khúc Kinh Thánh Giáng sinh yêu thích của tôi. Hãy tìm kiếm sự khiêm nhường của Chúa Jêsus trong đó: Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự. (Phi-líp 2:6-8)

Điều mà định nghĩa sự khiêm nhường của Chúa Jêsus đó là sự thật về một hành động cố ý tự đặt mình vào vài trò của một đầy tớ thấp hèn vì cớ lợi ích của người khác. Sự khiêm nhường của Ngài được định nghĩa bởi những cụm từ như sau: “chính Ngài đã tự bỏ mình đi (từ bỏ những quyền lợi thiêng liêng được tự do khỏi sự lạm dụng và đau khổ)” “lấy hình tôi tớ.” “vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự.”

Vì thế sự khiêm nhường của Chúa Jêsus không phải là một chủ tâm của bản chất hữu hạn, bất toàn và tội lỗi. Đó là một tấm lòng của sự toàn hảo vô hạn, tính chân thật không sai lầm, và sự tự do khỏi mọi tội lỗi. Vì cớ đó không cần phải có lý do để Ngài khiêm nhường. Ngài được tự do và trọn vẹn để tuôn tràn trong sự phục vụ.

Một khúc Kinh Thánh Giáng sinh khác nói về điều này trong Mác 10:45: “Vì Con người đã đến không phải để người ta hầu việc mình, song để hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người.” Sự khiêm nhường của Chúa Jêsus không phải mang ý nghĩa về sự khiếm khuyết trong chính Ngài, nhưng là ý nghĩa về một sự trọn vẹn trong chính Ngài đặt mình vào chỗ của người khác vì ích lợi của họ. Đó là một sự tình nguyện hạ mình để khiến cho sự vinh
hiển cao cả của Ngài sẵn có cho tội nhân vui hưởng.

Chúa Jêsus tạo ra mối liên kết giữa sự hạ mình Giáng sinh của mình và Phúc âm dành cho chúng ta: “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ. Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ. Vì ách ta dễ chịu và gánh ta nhẹ nhàng” (Mathi-ơ 11:28-30).

Lòng nhu mì của Ngài khiến cho sự nhẹ nhàng của chúng ta khỏi những gánh nặng là khả thi. Nếu Ngài không hạ mình, Ngài sẽ không “vâng phục cho đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự.” Và nếu Ngài không vâng phục cho đến chết vì cớ chúng ta, chúng ta sẽ bị chà nát dưới sức nặng của tội lỗi. Ngài tự hạ mình xuống để mang lấy sự đoán phạt dành cho chúng ta (Rô-ma 8:3).

Giờ đây chúng ta có nhiều lý do hơn trước đây để khiêm nhường. Chúng ta hữu hạn, bất toàn, và tội lỗi, và do đó không có cớ gì để khoe khoang. Nhưng bây giờ chúng ta nhìn thấy những sự khiêm nhường khác: sự cứu rỗi của chúng ta không phải bởi việc làm, nhưng là bởi ân điển. Vì vậy sự khoe mình bị loại bỏ (Ê-phê-sô 2:8-9). Và cách mà Ngài hoàn thành sự cứu rỗi bởi ân điển đó là qua sự tình nguyện, chủ tâm hạ mình trong sự vâng phục như một nô lệ cho đến chết.

Do đó, ngoài sự hữu hạn, bất toàn, và bản chất tội lỗi, giờ đây chúng ta có hai sự thúc đẩy lớn lao khác để khiến chúng ta khiêm nhường, đó là: tự do và ân sủng không đáng nhận lãnh nằm bên dưới mọi phước hạnh của chúng ta và một kiểu mẫu của sự tự bỏ mình, tinh thần tôi tớ chấp nhận hy sinh để sẵn lòng mang lấy hình nô lệ.

Vì vậy chúng ta được kêu gọi để cùng tham gia với Chúa Giê-su trong tinh thần tự hạ mình và vai trò đầy tớ. “Kẻ nào tôn mình lên thì sẽ bị hạ xuống, còn kẻ nào hạ mình xuống thì sẽ được tôn lên” (Ma-thi-ơ 23:12). “Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có” (Phi-líp 2:5).

Chúng ta hãy cầu nguyện cho “phẩm chất nhút nhát” này—nền tảng lớn lao cho sự cứu rỗi chúng ta và tinh thần đầy tớ của chúng ta—sẽ làm lộ diện phẩm tính này từ chỗ lặng lẽ và mặc lấy cho chúng ta áo xống của sự nhu mì trong Mùa Vọng này. “Hết thảy đối đãi với nhau phải trang sức bằng khiêm nhường; vì Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo, mà ban ơn cho kẻ khiêm nhường” (1 Phi-e-rơ 5:5)

 TIN VUI MỪNG LỚN
25 Bài Đọc Tĩnh Nguyện Dành Cho Mùa Vọng

https://vietnamesetheologicalreview.org/vi/desiringgod/john-piper/john-piper-tin-vui-mung-lon-2/

RELATED ARTICLES
Theo dõi trangspot_img

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN