Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024
No menu items!
spot_imgspot_imgspot_imgspot_img
Homec/Tài LiệuNghiên Cứu Kinh Thánh4 Lầm Tưởng Về “Thỏa Lòng”

4 Lầm Tưởng Về “Thỏa Lòng”

Lang thang trong sự vô tín

Một trong những lý do chúng ta khó thỏa lòng là vì chưa hình dung đúng ý nghĩa của sự thỏa lòng. Để hiểu rõ hơn điều gì đó, chúng ta có thể áp dụng phương pháp “suy nghĩ phản chiếu”. Từ kinh nghiệm về sự thỏa lòng của Phao-lô, chúng ta có thể nhìn rõ thế nào là thỏa lòng qua cách ông sống với Hội Thánh. 

Từ những lá thư của Phao-lô, đây là 4 lầm tưởng về sự thỏa lòng.

  1. Thoải lòng không phải là vô tư lự

Thỏa lòng không phải là khi cuộc sống trong vòng kiểm soát và cân bằng, cũng không phải là khoảnh khắc bình dị đung đưa trên võng, nhâm nhi nước chanh và đọc sách vào buổi chiều thu mát mẻ khi thế giới xung quanh dường như sụp đổ. 

Những lời kể của Phao-lô về khoảng thời gian ông ở Châu Á hẳn không ai muốn chia sẻ lên Facebook đâu:

Chúng tôi không muốn để anh em chẳng biết sự khốn nạn đã xảy đến cho chúng tôi trong xứ A-si, và chúng tôi đã bị đè nén quá chừng, quá sức mình, đến nỗi mất lòng trông cậy giữ sự sống” (2 Cô 1: 8).

Gánh nặng, khổ đau, tuyệt vọng — những từ ngữ này không đối lập với sự thỏa lòng thật vì một khi còn trên đất, chúng ta không thể tránh khỏi thử thách. Thỏa lòng thật sự là  luôn tin cậy Chúa cả trong nguy khốn. Niềm vui và nỗi buồn có thể song hành mà không phủ định nhau.

  1. Thỏa lòng không phải là không có mâu thuẫn hay thống khổ

Phao-lô cũng gặp mâu thuẫn, thậm chí chia rẻ với Ba-na-ba trên hành trình công tác khi có bất đồng liên quan đến Mác (Công vụ 15:39). Cả trong những mối quan hệ mật thiết nhất cũng tồn tại tổn thương:

Ấy là đương trong cơn khốn-nạn lớn, tấm lòng quặn-thắt, nước mắt dầm-dề, mà tôi đã viết thơ cho anh em, nào phải để cho anh em âu-sầu, nhưng để làm cho anh em biết tình yêu-dấu riêng của tôi đối với anh em vậy (2 Cô 2: 4).

Yêu thương là khi bạn dành tâm tư, tình cảm cho ai đó. Còn thỏa lòng không có nghĩa hờ hững, dửng dưng với người khác. Thay vào đó tình yêu thương, quan tâm thật lòng sẽ gồm cả những đau thương. Chúng ta vui khi người đó cười và cảm thấy đau xót trước nỗi đau của họ. Thỏa lòng không hề phủ định những khao khát về một ngày không còn nước mắt, khổ đau.

  1. Thỏa lòng không phải là sống mà không ước vọng hay than thở

Khi lầm tưởng thỏa lòng là luôn luôn tích cực, chúng ta bỏ lỡ cơ hội xây dựng mối tâm giao mật thiết với Chúa Jêsus. 

Trong đêm trước ngày chịu khổ nạn, Chúa Jêsus với nỗi đau tột cùng đã cầu nguyện thống khổ không thôi với Cha để xin giải cứu (Lu-ca 22:44). Phao-lô chia sẻ kinh nghiệm khi ông cũng từng trải qua nỗi đau tương tự: “Vì chúng ta thật than thở trong nhà tạm nầy, mà hết sức mong được mặc lấy nhà chúng ta từ trên trời” (2 Cô 5: 2).

Thỏa lòng không phải là không có ước muốn, nguyện vọng hay hoàn toàn không gặp nghịch cảnh. Nếu bạn đang chịu tổn thương hoặc người bạn yêu thương đang cần được chữa lành, hãy kêu cầu cùng Chúa. Thỏa lòng không phải là vô cảm hay “miệng cười nhưng lòng đau gấp trăm lần”. Chúng ta có thể tìm kiếm giải pháp và sự trợ giúp khi gặp hoạn nạn, thử thách. Chúng ta có thể để người khác biết những nan đề của mình. Kêu cầu cùng Chúa, xin Ngài giải cứu không có nghĩa chúng ta không thỏa lòng.

  1. Thỏa lòng không phải không sợ hãi và không lo âu

Phao-lô trần tình về hoàn cảnh và nội tâm của ông một cách chi tiết:

Vả, khi chúng tôi đến trong xứ Ma-xê-đoan, xác-thịt chẳng được yên-nghỉ chút nào. Chúng tôi khốn-đốn đủ mọi cách: Ngoài thì có sự chiến-trận, trong thì có sự lo-sợ (2 Cô 7: 5). 

Phao-lô đối mặt với nguy hiểm bên ngoài và cả nỗi sợ hãi bên trong. Ông chịu áp lực và lo âu hàng ngày từ các Hội Thánh ông chăm sóc (2 Cô 11:28). Nhưng Phao-lô không che giấu những chật vật của mình, cả về thể xác lẫn tinh thần. Ông đã trình dâng mọi lo toan lên Chúa và được  kinh nghiệm sự bình an giữa giông bão. Phao-lô đã hướng dẫn tín hữu Phi-líp rằng:

Chớ lo-phiền chi hết, nhưng trong mọi sự hãy dùng lời cầu-nguyện, nài-xin, và sự tạ ơn mà trình các sự cầu-xin của mình cho Đức Chúa Trời. Sự bình-an của Đức Chúa Trời vượt-quá mọi sự hiểu-biết, sẽ giữ-gìn lòng và ý-tưởng anh em trong Đức Chúa Jêsus-Christ (Phi-líp 4: 6–7).

Bí quyết của sự thỏa lòng mà Phao-lô học được chính là chúng ta không cần cố gắng thoát khỏi những tranh đấu hay gánh nặng trên đất. Thay vào đó chúng ta cần kinh nghiệm sự hiện diện của Đấng Christ trong mọi thăng trầm. Phao-lô đã được phước từ nơi Chúa giữa những vùng trũng tăm tối nhất. Cuộc đời ông đã chứng minh: Có Chúa là đủ. “Linh hồn ôi, ta yên ninh, thật yên ninh”.

Bài: Melissa Kruger; dịch: Vĩnh An
(Nguồn: https://www.crossway.org/articles/4-misconceptions-about-contentment/)

RELATED ARTICLES
Theo dõi trangspot_img

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN